Trong đoạn hội thoại sau
Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại:
- Thì má cứ kêu đi.
Mẹ nó đâm nổi giận, quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:
- Vô ăn cơm!
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi "ba vô ăn cơm". Con bé
cứ đứng trong bếp nói vọng ra:
- Cơm chín rồi! - Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và
bảo:
- Con kêu rồi mà người ta không nghe.
a) nhân vật "con bé" đã vi phạm phương châm hội thoại nào ?
b) làm sao lại có sự vi phạm đó ?
trong đoạn thơ :
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”
Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...
a) so sánh sự việc xảy ra với lời bà dặn cháu , ta thấy phương châm hội thoại nào đã vi phạm?
sự ko tuân thủ phương châm hội thoại ấy có ý nghĩa gì ?
TÌm điệp ngữ và nêu tác dụng cuả điệp ngữ đó trong các trường hợp sau
a) Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ
b) Người ta đi cấy lấy công,
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời trông đất, trông mây,
Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.
Trông cho chăn cứng đá mềm,
Trời êm bể lặng mới yên tấm lòng.
c)Năm qua đi, tháng qua đi
Tre già măng mọc có gì lạ đâu
Mai sau,
Mai sau,
Mai sau…
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh
d) Mùa xuân của tôi –Mùa xuân Bắc Việt. Mùa xuân của Hà nội là mùa xuân có mưa diu diu , gió lành lạnh có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh ,có tiếng trống chèo vọng lại từ thôn xóm xa xa có câu hát quê tình của cô gái đẹp như thơ mộng