Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Bình Định , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 4
Số lượng câu trả lời 13
Điểm GP 0
Điểm SP 3

Người theo dõi (13)

Đang theo dõi (16)


Chủ đề:

Soạn văn lớp 7

Câu hỏi:

1)Mai Xuân Thưởng (1860-1887), lúc nhỏ tên là Mai Văn Siêu người thôn Phú Lạc, nay thuộc xã Bình Thành, huyện Tây Sơn - quê ngoại của ba anh em Tây Sơn. Cha là Mai Xuân Tín (1819-1866) trước có tên là Mai Văn Phẩm, đậu cử nhân khoa thi hương năm Đinh Mùi, Thiệu Trị 7 (1847) tại trường thi Thừa Thiên, làm quan đến chức Bố chính tỉnh Cao Bằng. Mẹ là Huỳnh Thị Nguyệt, con một vọng tộc trong làng.

2) Ngày 13-7-1885 từ Sơn Phòng, Quảng Trị, vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương kêu gọi sĩ phu cùng nhân dân đứng dậy phò vua giúp nước, đánh đuổi thực dân Pháp. Tại tỉnh Bình Định đã dấy lên một phong trào hưởng ứng rầm rộ của các sĩ phu yêu nước mà người đứng đầu là Đào Doãn Địch, một hưu quan của nhà Nguyễn. Phong trào kháng chiến chống Pháp của nghĩa quân Đào Doãn Địch bao gồm khoảng 600 người, trang bị chỉ có giáo mác thô sơ nhưng tinh thần chiến đấu lại rất cao. Nghĩa quân đã đánh chiếm thành Bình Định nhưng đến tháng 9-1885 lại bị Pháp tái chiếm. Nghĩa quân rút lên vùng núi hiểm trở thuộc tổng Phú Phong (nay thuộc thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn) tiếp tục xây dựng lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài.

Mai Xuân Thưởng đã đem toàn bộ lực lượng của mình gia nhập nghĩa quân, được phong chức Tán lương quân vụ, phụ trách vấn đề hậu cần. Ngày 20-9-1885 Đào Doãn Địch đột ngột qua đời. Trước khi mất, ông giao lại toàn bộ lực lượng cho Mai Xuân Thưởng chỉ huy, lúc này mới 25 tuổi.

3) Nắm quyền chỉ huy, Mai Xuân Thưởng chọn vùng núi Lộc Đổng (phía Tây tổng Phú Phong, nay thuộc thôn Phú Hiệp, thị trấn Phú Phong) làm đại bản doanh. Tại đây ông làm lễ tế cờ và truyền hịch kêu gọi sĩ phu văn thân cùng nhân dân đứng lên chống Pháp. Các lực lượng kháng chiến chống Pháp khắp nơi trên đất Bình Định đã quy tụ dưới ngọn cờ khởi nghĩa của ông. Khẩu hiệu hành động của nghĩa quân là "Tiền sát tả, hậu đả Tây", Mai Xuân Thưởng được suy tôn là nguyên soái.

Nhiều căn cứ kháng chiến được xây dựng như mật khu Linh Đổng (phía tây Lộc Đổng), mật khu Hầm Hô (thuộc xã Tây Phú, huyện Tây Sơn), căn cứ Nam Trại (nay thuộc thôn Thuận Ninh, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn), căn cứ Bắc Trại (nay thuộc thôn Thuận Ninh, xã Bình Hiệp, huyện Tây Sơn), căn cứ Thứ Hương Sơn - tức Gò Núi Thơm nằm giữa ba làng Kiên Thành, Trường Định, Vân Tường (nay là xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn), căn cứ núi Kỳ Đồng nằm giữa ba thôn Tân Đức, Đại An, Thiết Tràng (nay thuộc xã Nhơn Mỹ và Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, căn cứ Kho Lương hay Hòn Kho nằm giữa ba xóm Tiên An, Tiên Long, Tiên Hóa (nay thuộc xã Tây Giang, huyện Tây Sơn).

Lực lượng kháng chiến ngày một lớn mạnh, có lúc lên tới vài ngàn người. Nghĩa quân đã phối hợp với lực lượng kháng chiến ở Quảng Ngãi đánh trả cuộc đàn áp của tên đại việt gian Nguyễn Thân, phối hợp với các lực lượng kháng chiến ở Khánh Hòa, Bình Thuận đánh chiếm tỉnh thành Bình Thuận…

Đầu năm 1887, quân Pháp dưới sự chỉ huy của trung tá Cherreu phối hợp với quân triều đình do Trần Bá Lộc chỉ huy mở cuộc tấn công lớn nhằm tiêu diệt nghĩa quân. Những trận chiến đấu ác liệt đã diễn ra, cuối cùng do chênh lệch lực lượng, đặc biệt là trang bị vũ khí, đến giữa tháng 4-1887 hầu hết các căn cứ kháng chiến của nghĩa quân đã bị địch đánh chiếm. Mai Xuân Thưởng đem theo gia đình cùng những nghĩa binh còn lại định vượt đèo Phú Quý sang đất Phú Yên tiếp tục xây dựng lực lượng kháng chiến lâu dài nhưng đã bị quân Pháp và triều đình phục kích bắt sống.

4)5) Tự làm kkk :)))limdimleu