Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ An Giang , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 1
Số lượng câu trả lời 6
Điểm GP 1
Điểm SP 4

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (1)


Câu trả lời:

câu 1

Câu 1.

Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật, muon loài.

=>Cốt yếu : lòng yêu thương.

Câu 2.

Giải thích ý : 2 câu được trích dẫn nói về nhiệm vụ của văn chương, đó là :

-Văn chương phản ánh cuộc sống đa dạng và phong phú :

+Cuộc sống đa dạng => hình ảnh phản ánh trong văn chương cũng đa dạng.

+Thể hiện qua nhiều tác phẩm : Vượt thác, sông nước cà mau, ca dao – dân ca, tục ngữ…

+Qua văn chương : biết được cuộc sống, mơ ước của con người Việt Nam, và những người khác trên thế giới.

-Văn chương sáng tạo ra sự sống:

+Văn chương có khả năng dựng lên những hình ảnh, đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện tại chưa có => để mọi người phấn đấu và xây dựng.

+Thể hiện cuộc sống trong mơ ước của mọi người : đó là mơ ước có sức mạnh, lớn nhanh như Thánh Gióng để đánh giặc, có sức mạnh để chống thiên tai, lũ lụt như Sơn Tinh,tấm thảm bay trong thần thoại => ước mơ con người muốn bay vào không gian…

Câu 3.

Công dụng của văn chương : giúp con người có tình cảm và gợi lòng vị tha.

Thể hiện :

+Khả năng lay động tâm hồn người đọc

+Bồi đắp, làm giàu những tình cảm, ý nghĩ của con người.

+Làm hay, làm đẹp những thứ bình dị trong cuộc sống.

Câu 4.

a.Văn bản thuộc thể loại : Nghị luận văn chương => vì nội dung chính bàn về ý nghĩa, chức năng, công dụng của văn chương.

b.Đặc sắc : vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh.

-Đoạn văn chứng minh :

+Đoạn mở đầu : “ người ta kể chuyện…của thi ca”

+Đoạn nói về mãnh lực của văn chương : “một người hằng ngày….văn chương hay sao ?”