Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Quảng Bình , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 12
Số lượng câu trả lời 203
Điểm GP 9
Điểm SP 69

Người theo dõi (3)

@@@ Minh Trí
Hoàng Văn Giang

Đang theo dõi (4)

Giang Hoàng Văn
Hoàng Văn Giang
Học 24h

Câu trả lời:

Lê Thánh Tông tên khai sinh là Tư Thành, hiệu là Thiên Nam động chủ, con thứ tư của Lê Thái Tông, mẹ là Ngô Thị Ngọc Dao. Sống giữa chốn dân gian từ nhỏ đến năm 4 tuổi. Mẹ của ông lúc đấy đang buông rèm để nghe chính sự, bà cho đón Tư Thành vào cung và phong làm Bình Nguyên vương hàng ngày cùng vua Nhân Tông và các vương hầu khác học tập. Tư Thành chăm chỉ học tập, dáng dấp đoan chính, thông tuệ hơn người, được vua Nhân Tông rất yêu mến.
Ngày 6 tháng 6 năm 1460, các quan đại thần phế bỏ Nghi Dân, rước Tư Thành khi đó mới 18 tuổi lên ngôi vua. Hai lần đổi niên hiệu, từ năm 1460 đến 1469 ông lấy hiệu là Quang Thuận, từ năm 1470 đến năm 1497 ông đổi thành Hồng Đức. Trong gần 40 năm làm vua, ông đã đưa triều đình Lê phát triển tới đỉnh cao về mọi mặt: chính trị, xã hội, kinh tế, quốc phòng, văn hóa.
Lê Thánh Tông hết lòng chăm lo việc nước như mở khoa thi, kén chọn người tài, khuyến khích nhân dân sản xuất nông nghiệp, mở mang nghề nghiệp, mở rộng giao lưu, buôn bán, ban hành nhiều chế độ quân điền, coi trọng việc bảo vệ biên giới quốc gia. Dưới thời vua Lê Thánh Tông, bản đồ biên giới quốc gia Đại Việt được hoàn thành.
Bộ luật Hồng Đức mang hiệu vua Lê Thánh Tông là một trong những bộ luật hoàn chỉnh và có nhiều điểm tiến bộ nhất dưới thời phong kiến nước ta.
Năm 1479 dưới sự chỉ đạo của vua Lê Thánh Tông, sử quan Ngô Sĩ Liên đã soạn thảo nên bộ Đại việt sử ký toàn thư.
Năm 1497, Vua Lê Thánh Tông băng hà, ở ngôi 37, hưởng thọ 56 tuổi an táng tại Chiêu Lăng