Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Tĩnh , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 14
Điểm GP 1
Điểm SP 15

Người theo dõi (4)

Minion-M
Phan Huy Hưng
Tú Anh Phan

Đang theo dõi (2)

Đạt Trần
Tú Anh Phan

Câu trả lời:

Khung xương của ngực gồm 12 đôi xương sườn nối xương ức với các đốt sống ngực. Khung xương của ngực quây lấy 1 khoang gọi là lồng ngực.

Lỗ trên lồng ngực được giới hạn bởi đốt sống ngực thứ nhất , xương sườn thứ nhất và bờ trên cán ức.

Lỗ dưới lồng ngực được giới hạn bởi đốt sống ngực thứ 12, xương sườn 12 phía sau và sụn sườn 7 nối với xương ức ở phía trước.

+ Xương sườn: Là phần chủ yếu của lồng ngực, là các xương dài, dẹt và cong, nằm 2 bên lồng ngực, chạy chếch xướng dưới và ra trước.

Có 12 đôi trong đó:

Sườn thật: gồm 7 đôi trên, nối với xương ức bằng các sụn sường riêng. Sườn giả: có 5 đôi xương sườn giả: có đôi thứ 8,9,10 nối với xương ức thông qua sụn sườn thứ 7, đôi thứ 11, 12 không nối mà nằm tự do trong cơ thành bụng.

+ Xương ức: Là một xương dẹt, nằm ở phía trước, giữa lồng ngực.

Xương ức gồm 3 phần: cán ức, thân ức và mỏm mũi kiếm.

Cán ức: Cán xương ức là phần rộng và dày nhất của xương ức, có hõm khớp để khớp với xương đòn, sụn sườn 1 và một phần sụn sườn 2. Các sụn sườn khác khớp với thân xương ức. Thân ức: Thân xương ức hai bên có diện khớp để khớp với các sụn sườn. Mỏm kiếm: Mỏm kiếm là phần cuối của xương ức, dẹt, mảnh, nhọn, thường cấu tạo bằng sụn.

Xương ức nam thường dài hơn xương ức nữ khoảng 2 cm.

Câu trả lời:

\(\Rightarrow\)Tiếp

Không nên ăn kẹo trước khi ngủ vì trước khi ngủ mà ăn vặt, đặc biệt là một số loại thức ăn như kẹo, bánh v.v... dễ gây sâu răng. Trong khoang miệng của chúng ta có chứa nhiều vi khuẩn. Vi khuẩn lợi dụng chất đường trong thức ăn để tạo ra một loại đốm khuẩn nằm ở vị trí giữa khe răng và răng. Những đốm khuẩn này trở thành nơi trú ngụ của vi khuẩn. Chúng tồn tại trong các đốm khuẩn sinh sôi và nảy nở. Cứ thế, vi khuẩn tạo ra nhiều đốm khuẩn. Ngoài ra, thức ăn còn tạo ra một chất có tính axit. Đừng.cho rằng răng của chúng ta là cứng. Răng là thứ sợ axit nhất. Bởi vì, axit sẽ bào mòn canxi của răng, khiến cho răng bị đi.Ban ngày, miệng của chúng ta hoạt động rất nhiều, có thể tiết ra lượng lớn dịch nước bọt khiến cho đường có thể hoà tan. Ngoài ra, sự ma sát khi mồm hoạt động còn có thể làm giảm cơ hội hình thành đốm khuẩn. Vì vậy, ban ngày những phần tử xấu không có cơ hội hoạt động. Nhưng, khi chúng ta ngủ, sự hoạt động của miệng ít đi, những phần tử xấu thừa cơ nổi loạn.Sau khi ngủ, các cơ quan của cơ thể cũng ở vào trạng thái nghỉ ngơi. Những thứ mà chúng ta ăn vào sẽ lưu lại ở trong dạ dày, không thể kịp thời tiêu hoá. Lúc này, có khả năng ánh hưởng tới việc tiêu hoá của cơ thể.

Lúc ăn không nên cười vì ở phần dưới họng của con người có hai đường ống, đó là khí quản và thực quản. Có một chiếc xương sụn được gọi là nắp thanh quản có tác dụng như nắp đậy, sẽ đậy khí quản để thức ăn không lọt vào đường hô hấp. Khi chúng ta vừa ăn vừa cười, sẽ khiến nắp thanh quản không kịp phản ứng, khi nắp thanh quản đang đậy khí quản để nuốt thức ăn, thì bộ não lại ra lệnh: mở cửa khí quản để không khí đi ra, lúc này thức ăn có thể sẽ rơi vào đường khí quản, khiến chúng ta sẽ bị sặc.

Câu trả lời:

Không nên chạy nhảy sau khi ăn xong Bởi vì vừa ăn xong, lượng thức ăn lớn đang còn nằm trong dạ dày chờ tiêu hoá. Lúc này, phó thần kinh giao cảm chỉ huy công việc tiêu hoá trong cơ thể bắt đầu hưng phấn. Đồng thời lần lượt ra mệnh lệnh cho mạch máu dạ dày ngay lập tức gia tăng lượng máu vào dạ dày. Như vậy mới đủ dùng. Sau khi mệnh lệnh được truyền đạt, vận động của dạ dày bắt đầu được đẩy mạnh. Dịch tiêu hoá thức ăn được tiết ra với số lượng lớn, tham ra vào hoạt động tiêu hoá. Nếu như lúc này bạn vận động mạnh, thần kinh giao cảm phụ trách cơ quan vận động cũng sẽ hưng phấn, truyền máu đến cơ bắp co dãn. Mà máu trong cơ thể có một lượng nhất định. Lượng máu vốn dĩ dùng cho hoạt động tiêu hoá của cơ thể khi ăn xong, nhưng do cơ bắp cần gấp khi O2 và chất dinh dưỡng, một số cơ quan tiêu hoá như dạ dày, ruột đành phải tạm thời trích một phần lượng máu cung cấp cho nó. Lúc này, do dạ dày thiếu năng lượng cần thiết, vận động co bóp chậm dần. Các cơ quan tiêu hoá khác cũng không thể hoạt động bình thường như trước. Thức ăn sẽ bị tích tụ lại trong dạ dày. Ở lại dạ dày trong thời gian dài nó sẽ lên men, tạo ra axit. Nếu như bạn thường xuyên như vậy sẽ gây ra chứng bệnh ăn uống không tiêu.

Người lái xe đường dài hay bị đau dạ dày vì dạ dày là cơ quan chịu stress rất kém, những người lái xe đường dài thường phải chịu áp lực cao trong công việc. Lúc nào cũng phải tập trung cao độ cho việc lái xe. Lái xe đường dài thì càng mệt hơn, thời gian tập trung vào lái xe dài hơn, độ căng thẳng cao hơn\(\rightarrow\) stress nhiều hơn, trong khi sức chịu đựng của con người thì có hạn.Những người lái xe đường dài không có thời gian để ăn đúng giờ, khi ăn thường là ăn các món ăn nhanh, không những không ăn đúng giờ lại còn phải ăn nhanh. Ăn xong làm việc luôn.Khi ăn và sau khi ăn, thần kinh phải điều khiển sự co bóp của dạ dày. Khi không tập trung vào tiêu hóa(tức là khi ăn xong không nghỉ ngơi thì thần kinh không điều khiển được. Co bóp dạ dày rối loạn, không tiêu hóa đc thức ăn, tiết axit tiêu hóa quá nhiều \(\rightarrow\) đau dạ dày.