Khi tuổi bố gấp đôi tuổi con thì tổng ba người gấp đôi hiện nay và bằng:
60 x 2 = 120 (tuổi).
Khi đó tổng 3 người hơn tổng hiện nay là:
120 - 60 = 60 tuổi.
Vậy lúc đó là thời điểm sau thời điểm hiện tại là:
60 : 3 = 20 năm (chia 3 vì cả ba đều tăng số tuổi như nhau)
Vậy hiện nay tuổi bố gấp 6 tuổi con, sau đây 20 năm thì tuổi bố gấp 2 tuổi con.
Ta thấy hiệu tuổi bố và tuổi con luôn không thay đổi. (1)
Hiện nay: bố/con = 6/1 => Bố: 6 phần, con: 1 phần, hiệu: 5 phần
=> hiệu = 5 lần tuổi con hiện nay (2)
Sau 20 năm nữa: bố/con=2/1 => Bố: 2 phần; con: 1 phần, hiệu: 1 phần
=> hiệu = tuổi con sau 20 năm (3).
Từ (1), (2) và (3) suy ra: (tuổi con sau 20 năm) = 5 lần (tuổi con hiện nay).
Đến đây là bài toán tìm hai số biết hiệu và tỉ.
Gọi (Tuổi con hiện nay) là 1 phần, thì (Tuổi con sau 20 năm) sẽ là 5 phần.
Hiệu số phần là: 5 - 1 = 4 phần
4 phần này tương ứng với 20 năm => 1 phần là:
20 : 4 = 5 tuổi.
Vậy tuổi con hiện nay là 1 phần = 5 tuổi. Tuổi bố gấp 6 lần = 5 x 6 =30 tuổi.
Tuổi mẹ là: 60 - 30 - 5 = 25 tuổi.