HOC24
Lớp học
Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
*Sơ đồ 20-1 cho ta biết:
-Hô hấp gồm 3 giai đoạn: +Sự thở: Trao đổi khí ở phổi với môi trường. +Trao đổi khí ở phổi: CO2 từ máu vào tế bào phổi, O2 từ phổi vào máu. +Trao đổi khí ở tế bào: O2 từ máu vào tế bào, CO2 từ tế bào vào máu.
*Cách sơ cứu khi bị chảy máu ở:
-Tĩnh mạch và mao mạch: +Bước 1: Dùng ngón tay cái bịt chặt miệng vết thương đến khi máu không còn chảy ra. +Bước 2: Sát trùng vết thương bằng cồn iốt. +Bước 3: Dùng băng dán vết thương lại.
-Động mạch: +Bước 1: Dùng ngón tay cái dò tìm vị trí động mạch, khi thấy dấu hiệu mạch đập rõ thì bóp mạnh để máu ngừng chảy ở vết thương vài ba phút. +Bước 2: Dùng dây cao su hoặc dây vải mềm buộc chặt ở vị trí gần sát nhưng cao hơn vết thương (về phía tim), với lực ép đủ cầm máu. +Bước 3: Sát trùng vết thương (nếu có điều kiện) đặt gạc và bông lên miệng vết thương rồi băng lại. +Bước 4: Đưa nạn nhân đến bệnh viện cấp cứu ngay.
*Khi bị mất nhiều máu thì ta cần tiến hành sơ cứu rồi đưa nạn nhân đến bệnh viện cấp cứu truyền máu ngay.
-Vì: +Tâm nhĩ phải chỉ có 1 nhiệm vụ là co bóp đẩy máu xuống tâm thất phải=>Cấu tạo mỏng nhất. +Tâm thất trái phải co bóp để đẩy máu đi đến toàn bộ cơ thể và để thắng được áp lực của động mạch chủ=>Cấu tạo dày nhất.
-Kiến thuộc ngành động vật chân khớp.
-Cơ thể có 2 vòng tuần hoàn: +Vòng tuần hoàn nhỏ: Dẫn máu qua phổi, giúp máu trao đổi O2 và CO2. +Vòng tuần hoàn lớn: Dẫn máu qua tất cả các tế bào của cơ thể để thực hiện sự trao đổi chất.
-Cần truyền nhóm máu O. Vì hồng cầu của nhóm máu O sẽ không kết dính với hồng cầu của nhóm máu A.
-Tham gia vào quá trình đông máu có: +Tiểu cầu (đây là thành phần chủ yếu và rất quan trọng trong việc giải phóng enzim). +Chất sinh tơ máu (có trong huyết tương). +Ion canxi (Ca2+).
-Tim sẽ đập mãi đến suốt đời, tim sẽ ngừng đập khi tuổi thọ của ta đã hết (chết). Ngoài ra, có một số tai nạn gây chết đột ngột (như tai nạn giao thông,...) cũng làm tim ngừng đập do rất nhiều nguyên nhân (như đứt các mao mạch, động mạch, tĩnh mạch hay thậm chí là vở tim).
-Nguyên nhân sự mỏi cơ do làm việc quá sức và kéo dài, lượng oxi cung cấp thiếu=>Tích tụ axit latic đầu độc và làm mỏi cơ.
-Để lao động có năng suất cao cần: +Làm việc nhịp nhàng, vừa sức. +Đảm bảo khối lượng và nhịp co cơ thích hợp. +Tinh thần thoải mái vui vẻ.
-Việc rèn luyện thân thể thường xuyên thông qua lao động, thể dục thể thao sẽ làm tăng dần khả năng co cơ và sức chịu đựng của cơ, đây cũng là biện pháp nâng cao năng suất lao động.
-Biện pháp chống mỏi cơ: +Nghỉ ngơi. +Hít thở sâu. +Uống nước đường. +Xoa bóp vùng cơ bị mỏi. +Đi bộ từ từ đến khi hô hấp trở lại bình thường mới nghỉ ngơi và xoa bóp.