Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Điện Biên , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 27
Điểm GP 0
Điểm SP 12

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Quý tộc mới, ở đây có 2 chữ cần phải phân biệt và lý giải tại sao lại gọi như thế
- Quý tộc: là những giàu có, có địa vị, quyền lực trong xã hội
- Mới: sự đổi mới, khác biệt so với cái cũ, có gì đó thay đổi mới hơn
=> Quý tộc mới: là giai cấp quý tộc nhưng khác biệt với những tầng quý tộc phong kiến . Khác ở chỗ gì ? đó là hình thức bốc lột giai cấp bị trị, khác ở hình thức sản xuất kinh tế
- quý tộc mới họ vẫn bốc lột nhân dân 1 cách cùng kiệt, họ vẫn tìm mọi cách để thu về 1 giá trị kinh tế cao nhất
- Bạn nhớ lại trong giai đoạn này của nước Anh, rất nhiều tư sản giàu có nhưng lại không có 1 thế lực kinh tế nào. Trong khi quý tộc, phong kiến thì chỉ có quyền mà chẳng có kinh tế , vì thế quý tộc muốn cả kinh tế lẫn quyền lợi, nên họ bắt đầu chuyển sang kinh doanh tư bản : chẳng hạn buôn, rào đất cướp ruộng, trồng trọt thu lợi nhuận.
- Nhưng quan niệm của xã hội phong kiến vốn bảo thủ, họ nhất quyết sẽ không để 1 mầm mống tư bản chủ nghĩa phát triển lớn mạnh, nên nhất thiết chế độ phong kiến chuyên quyền sẽ nhanh chóng xóa bỏ , cản trở giai cấp tư sản, và đương nhiên với quý tộc mới, tư sản là những người " đối tác" nên việc tư sản gặp khó khăn thì đương nhiên quý tộc mới cũng sẽ ít nhiều có khó khăn
- Trên cơ sở đó, quý tộc mới liên minh cùng tư sản, nổi dậy dành giành chính quyền, và kết quả như bạn biết là liên minh quý tộc, tư sản mới đã thắng
=> Quý tộc mới đóng vai trò quan trọng trong việc đem lại chiến thắng của cuôc cách mạng tư sản anh, nếu không có họ làm động lực hỗ trợ giai cấp tư sản, thì cuộc CMTS sẽ không hẵn sẽ thành công, mà có thể bị giai cấp phong kiến đè bẹp

Câu trả lời:

Elizabeth II (Elizabeth Alexandra Mary) hay Elizabeth Đệ Nhị, sinh vào ngày 21 tháng 4 năm 1926 là đương kim Nữ hoàng của 16 Vương quốc Thịnh vượng chung bao gồm: Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Canada, Úc, New Zealand, Jamaica, Barbados, Bahamas, Grenada, Papua New Guinea, Quần đảo Solomon, Tuvalu, Saint Lucia, Saint Vincent và Grenadies, Antigua và Barbuda, Belize và Saint Kitts và Nevis. Bà đứng đầu các triều đình riêng rẽ và ngang nhau, thực hiện các nhiệm vụ cho mỗi quốc gia mà bà là nữ nguyên thủ, cũng như đóng vai trò là Người đứng đầu Khối Thịnh vượng chung các Quốc gia, Lãnh đạo tối cao Giáo hội Anh, Công tước xứ Normandie, Lãnh chúa Đảo Mann. Về lý thuyết quyền lực của bà là rất lớn, tuy nhiên, trên thực tế theo quy ước, bà hiếm khi can dự vào các vấn đề chính trị.

Elizabeth trở thành Nữ hoàng của Anh Quốc, Canada, Úc, New Zealand, Nam Phi, Pakistan, và Ceylon sau khi cha của bà, vua George VI, qua đời vào ngày 6 tháng 2 năm 1952. Thời gian trị vì suốt 65 năm của bà chứng kiến nhiều sự thay đổi, trong đó có sự giải thể của Đế quốc Anh (một tiến trình bắt đầu từ trước khi bà lên ngôi) và sự phát triển tiếp đó của Khối Thịnh vượng chung các Quốc gia (Khối Thịnh vượng chung Anh). Sau khi các thuộc địa khác của Anh giành được độc lập khỏi Vương quốc Anh, bà trở thành vua của một vài quốc gia mới độc lập. Bà cũng là người đã từng trị vì 32 quốc gia riêng biệt, nhưng nay một nửa trong số đó đã trở thành nước cộng hòa.

Elizabeth được sinh hạ tại Luân Đôn và là trưởng nữ của Công tước và nữ Nữ Công tước xứ York, mà sau này là Vua George VIvà Hoàng hậu Elizabeth, và được giáo dục tại gia. Sau khi Vua Edward VIII thoái vị, thân phụ của bà lên ngôi vào năm 1936, khiến bà trở thành thái tử. Bà bắt đầu đảm đương nhiều công tác hoàng gia trong suốt Thế chiến thứ Hai, phục vụ trong Lực lượng Hỗ trợ Nội địa. Năm 1947, bà kết hôn với Hoàng tế Philip, Công tước xứ Edinburgh, cựu hoàng tử Hy Lạp và Đan Mạch. Hai người có bốn con (Charles, Thân vương xứ Wales; Anne, Công chúa Hoàng gia; Hoàng tử Andrew, Công tước xứ York; và Hoàng tử Edward, Bá tước xứ Wessex), 8 cháu và 5 chắt. Bà hiện là người nắm giữ vương quyền lâu nhất Vương quốc Anh (65 năm, 214 ngày), theo sau là Nữ hoàng Victoria (63 năm, 216 ngày) và xếp trên vua George III (trong 59 năm, 96 ngày).

Câu trả lời:

Câu tl:

* Cách mạng tư sản Anh:
- Nhiệm vụ và mục tiêu:Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế
=> Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển,
- Lãnh đạo cách mạng: Quí tộc mới + tư sản+ quần chúng nhân dân
- Hình thức: Nội chiến.
- Kết quả: Thiết lập nền Quân chủ lập hiến
- Ý nghĩa: Mở ra thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang tư bản chủ nghĩa.

* Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ:
- Nhiệm vụ và mục tiêu: Lật đổ nền thống trị của thực dân Anh.
=> Mở đường cho chủ nghĩa tư bản Bắc Mĩ phát triển
- Lãnh đạo cách mạng: tư sản + chủ nô+ quần chúng nhân dân + nô lệ
- Hình thức: cách mạng giải phóng dân tộc.
- Kết quả: Thành lâp Hợp Chúng quốc Hoa Kì
- Ý nghĩa: Góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh chống phong kiến ở châu Âu và phong trào giành độc lập dân tộc ở châu Mĩ la tinh.

* Cách mạng tư sản Pháp:
- Nhiệm vụ và mục tiêu: Xóa bỏ chế độ quân chủ chuyến chế
=> Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
- Lãnh đạo cách mạng: tư sản (đại tư sản, vừa, nhỏ) + quần chúng nhân dân
- Hình thức: Nội chiến + chiến tranh vệ quốc
- Kết quả: Thiết lập nền dân chủ Gia cô banh , thời kì thoái trào tái lập nền quân chủ
- Ý nghĩa: Mở ra thời đại thắng lợi và củng dố quyền thống trị của giai cấp tư sản trên phạm vi toàn thế giới.