Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Điện Biên , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 27
Điểm GP 0
Điểm SP 12

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được ví như cây chổi khổng lồ quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Âu vì:

- Cách mạng tư sản Pháp có sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân, mà trước tiên là nông dân. Đây chính là lực lượng quyết định thúc đẩy cách mạng luôn phát triển đi lên, gạt bỏ mọi trở ngại ngăn cản sự phát triển của cách mạng.

- Dưới áp lực của quần chúng nhân dân cách mạng đã đập tan chế độ phong kiến, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, đưa vua Lu i XVI lên đoạn đầu đài thiết lập nền cộng hòa với bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền nổi tiếng.

- Cách mạng đã thực hiện những biện pháp kiên quyết để trùng trị bọn phản cách mạng và giải quyết những yêu cầu của nhân dân.

- Cách mạng tư sản pháp đã lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, mở đường cho chủ nghĩa tư bản Phát triển, đồng thời còn tiến hành cuộc chiến tranh yêu nước chống lại liên minh phong kiến ở châu Âu can thiệp vào nước Pháp.

- Cách mạng tư sản Pháp có tác động ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nước trên thế giới, làm lung lay tận gốc rễ chế độ phong kiến ở châu Âu. Nó được ví như “ cái chổi khổng lồ” quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Âu.

Chúc bn học tốt !!!

Câu trả lời:

Giai đoạn 1: Cách mạng bùng nổ. Nền quân chủ lập hiến:

- Ngày 5 - 5 - 1789 Hội nghị ba đẳng cấp do nhà vua triệu tập bị đẳng cấp thứ 3 phản đối.

- Ngày 14 - 7 - 1789, quần chúng phá ngục Ba-xti, mở đầu cho cách mạng Pháp.

- Quần chúng nhân dân nổi dậy khắp nơi (cả thành thị và nông thôn), chính quyền của tư sản tài chính được thiết lập (Quốc hội lập hiến).

+ Thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền.

+ Ban hành chính sách khuyến khích công thương nghiệp phát triển.

+ Tháng 9 - 1791 thông qua hiến pháp, xác lập nền chuyên chính tư sản (quân chủ lập hiến).

- Vua Pháp tìm cách chống phá cách mạng, khôi phục lại chế độ phong kiến (xúi giục phản động trong nước, liên kết với phong kiến bên ngoài).

- Tháng 4 - 1792 chiến trang giữa Pháp với liên minh phong kiến Áo - Phổ.

- Ngày 11 - 7 - 1792 Quốc hội tuyên bố Tổ quốc lâm nguy, quần chúng đã nhất loạt tự vũ trang bảo vệ đất nước.

Giai đoạn 2: Tư sản công thương cầm quyền. Nền cộng hòa được thành lập:

- Ngày 10 - 8 - 1792 quần chúng Pa-ri nổi dậy, lập chính quyền công xã cách mạng (phái Girôngđanh); bắt vua và hoàng hậu.

- Ngày 21 - 9 Quốc hội tuyên bố lập nền Cộng hòa thứ nhất, xử tử nhà vua.

- Đầu năm 1793, nước Pháp đứng trước khó khăn mới.

+ Trong nước: bọn phản động nổi dậy; đời sống nhân dân khó khăn.

+ Bên ngoài: Liên minh phong kiến châu Âu đe dọa cách mạng.

- Ngày 31 - 5 - 1793 quần chúng Pa-ri nổi dậy, lật đổ phái Gi-rông-đanh, giành chính quyền về tay phái Gia-cô-banh (Ngày 2 - 6).

Chúc bn học tốt !!!

Câu trả lời:

a) Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của chị rất nguy ngập, thảm thương:

_ Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, chị đang múc cháo ra bát cho cả nhà.

_ Chị mới vừa rón rén bưng bát cháo cho chồng và đang hồi hộp “chờ xem chồng chị có ăn ngon miệng không.

_ Anh Dậu vừa “run rẩy cất bát cháo anh mới kề vào đến miệng” thì hai tên tay sai đã “sầm sập tiến vào” trong tay đầy những “roi song, tay thước và dây thừng”.

b) Mục đích: Thu sưu, thuế

_ Cử chỉ, hành động:

+ Chạy sầm sập đến với roi song, tay thước, dây thừng.

+ Thét, trợn ngược hai mắt, quát

+ Giọng hầm hè

+ Giật phắt cái dây thừng

+ Bịch luôn vào người chị Dậu

+ Tát vào mặt chị Dậu

+ Chực trói anh Dậu

_ Lời nói:

+ Thằng kia, ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à ?

+ Mày định nói cho cha mày nghe đấy à ?

+ Không có đồ thì ông dỡ cả nhà

_ Tính cách, bản chất: hung hăng, hống hách, độc ác, dã man, không chút tình người.

Cai lệ: viên cai chỉ huy một tốp lính, ở đây cai lệ là tay sai đắc lực của quan phủ, giúp quan tróc nã những người nghèo chưa nộp đủ sưu, thuế. Vì vậy, tuy chỉ là một tên tay sai nhưng hắn lại có quyền đánh trói người vô tội vạ như vậy. Có thể nói, cai lệ là nhân vật thể hiện đầy đủ nhất, rõ nét nhất của xã hội phong kiến đương thời: độc ác, tàn bạo, hung hăng, không chút tình người.

c) Phân tích diễn biến tâm trạng chị Dậu:

_ Lúc đầu chị Dậu cố van xin bằng giọng run run, gọi = ông xưng cháu: thấp cổ bé họng

_ Sau đó, khi bị đánh và tên cai lệ sấn lại trói anh Dậu thì thái độ của chị đã thay đổi :

+ Xưng tôi- ông -> Cãi lí-> ngang hàng

+ Xưng mày- bà -> Khinh bỉ, thách thức-> Đứng trên đầu kẻ thù

+ Nghiến 2 hàm răng

+ Túm cổ, ấn dúi ra cửa

+ Túm tóc, lẳng cho ngã

=> Sức mạnh vô cùng to lớn của chị Dậu trái với cảnh thê thảm của tên cai lệ.=> Bọn cai lệ càng hung hăng bao nhiêu thì càng thảm hại bấy nhiêu.

=> Chị Dậu là đại diện tiêu biểu cho người nhân dân mộc mạc, người phụ nữ Việt Nam tiềm tàng sức sống mãnh liệt

Bn công vất vả bấm mỏi tay :))). Mong mn cho mấy like :)))