Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Vĩnh Phúc , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 2
Số lượng câu trả lời 51
Điểm GP 23
Điểm SP 39

Người theo dõi (7)

Đang theo dõi (4)

violet
Linh Phương
Linh Diệu

Câu trả lời:

Em đã được xem một trận chiến oanh liệt của quân và dân ta nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất nước. Để chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ (mật danh chiến dịch là "Trận Đình"), quân và dân ta gồm cả công binh, bộ binh và thanh niên xung phong mở đường thắng lợi đi vào chiến dịch. Với kế hoạch tác chiến Đông Xuân 53 54, quân và dân ta ra sức sửa đường, làm đường. Tại các bến đò, các đèo cao địch ném bom, bắn phá ác liệt, song công tác mở đường, thông tuyến vận chuyển vẫn bảo đảm tiến độ. Ở đường thuỷ, nhiều thanh niên, bộ đội nhiều ngày ngâm mình dưới nước lạnh buốt phá thác, phá ghềnh khai thông dòng chảy để các đoàn thuyền độc mộc, các bè mang đưa gạo thóc từ các nơi ra chiến dịch. Đặc biệt, là đường bộ, biết bao thanh niên nam nữ phá núi, phá đèo để bộ đội đưa pháo vào trận địa. Hình ảnh hàng dãy người kéo pháo lên núi thật gian khổ và dũng cảm biết bao. Bên cạnh đó là hình ảnh tấp nập của đông đảo dân công hỏa tuyến bằng quang gánh, bằng xe đạp thồ đưa lương thực, đạn dược ra tuyến đầu bất chấp mưa bom bão đạn của giặc.

Mở màn chiến dịch vào lúc 17 giờ ngày 13/03/54, pháo ta từ trên núi bắn cấp tập vào đồi Him Lam, phân khu Trung tâm, sân bay Mường Thanh. Quân địch khiếp sợ trốn chui trốn nhủi vào các hầm hào. Sau đó chúng phản công nhưng bị bộ dội ta đánh trả quyết liệt...

Ngày 30/3, chúng ta bước qua giai đoạn 2 với cuộc đánh chiếm các đồi phía đông , F, D, đặc biệt là trên đồi A1, cuộc chiến đã diễn ra hết sức gay go trên từng tấc đất. Nơi đây, địch cố thủ trong các hầm ngầm, địa đạo kiên cố. Quân ta ngày đêm đào biết bao giao thông hào, đặc biệt là đào hầm vào tận căn cứ của địch...

Đợt cuối cùng của chiến dịch là vào ngày 3/5 khi quân ta tiến sâu vào trung tâm, chỉ cách sở chỉ huy địch khoảng 300 mét. Giặc thả tiểu đoàn dù cuối cùng hòng giúp phá vòng vây chạy qua Lào. Nhưng toàn bộ pháo binh và đặc biệt đại đội hỏa tiễn 6 nòng bắn dồn dập đã phá tan âm mưu này. Lúc 21 giờ ngày 6/5, khối bột phá gần 1 tấn, đặt giữa đồi bằng đường ngầm đã nổ tung vang trời, và đó là lệnh tổng tiến công. Lúc 17g30 ngày 7/5, tướng Đờ Cát-tơ-ri cùng toàn bộ tham mưu đầu hàng. Ngọn cờ “Quyết chiến quyết thắng” của Hồ Chủ tịch phất cao trên nóc hầm của tên tướng này.

Xem xong các trận đánh ác liệt trong bộ phim, em rất cảm phục tinh thần dũng cảm của bộ đội ta đã tạo nên một chiến thắng chấn động địa cầu như nhà thơ Tố Hữu đã viết:

Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng.

Câu trả lời:

Trong thành phố có rất nhiều khu vui chơi, giải trí nhưng em thích nhất là công viên Bách Thảo. Bước chân vào, ai cũng ngạc nhiên trước sự rộng rãi, thoáng mát của công viên. Công viên rộng, chạy dài bên cạnh đường phố. ở trên ngoài đường phố tiếng xe cộ đi lại tấp nập. Nhưng vào trong công viên thì có cảm giác yên tĩnh lạ thường bởi được ngăn cách bằng một bức tường lớn. Trong đây biết bao nhiêu là cây xanh có cây lớn cao bằng tòa nhà mấy tầng.

Em hãy tả công viên mà em thích nhất

Em hãy kể lại cảnh công viên vào buổi sáng
Buổi sáng mùa đông trên khu phố của em

Trong thành phố có rất nhiều khu ui chơi, giải trí nhưng em thích nhất là công viên Bách Thảo. Bước chân vào, ai cũng ngạc nhiên trước sự rộng rãi, thoáng mát của công viên. Công viên rộng, chạy dài bên cạnh đường phố. ở trên ngoài đường phố tiếng xe cộ đi lại tấp nập. Nhưng vào trong công viên thì có cảm giác yên tĩnh lạ thường bởi được ngăn cách bằng một bức tường lớn. Trong đây biết bao nhiêu là cây xanh có cây lớn cao bằng tòa nhà mấy tầng. Những cây cổ thụ tỏa bóng mát, có câu trầm lặng bên cạnh hồ. Công viên còn có nhiều loài hoa như hoa hồng, hoa hướng dương... đi trong công viên mà em có cảm giác như mình đang lạc vào khu rừng nào đó có rất nhiều màu xanh. Công viên có dải đất cao nên được gọi là 'đồi'. Đặc biệt ở đây là những cái hồ rất đẹp. Hồ nước không lớn lắm nhưng có những cảnh vật xung quanh làm cho nó thêm nổi bật. Những cây Liễu mềm mại xõa tóc đướng bên hồ soi bóng. Đường đi trong công viên được trải nhựa láng bóng rộng thênh thang. Càng vào bên trong con đường lớn có độ uốn khúc quanh co mềm mại. Vì không khí trong công viên rất mát mẻ nên có nhiều người rất thích vào đây chơi. Vào các ngày nghỉ, sáng hay chiều cũng đều nhộn nhịp, vui tươi. Cả người già và trẻ con đều đến đây. có người còn chụp ảnh kỉ niệm, ảnh cưới. Nhìn họ thật hạnh phúc. Ở đó có rất nhiều trò chơi như đu quay, cầu trượt, còn có cả trò chơi đi ô tô điện nữa. Mẹ cho em và cả Bống con nhà chị Hoa đi nữa, em bống đi đến đâu cũng tít mắt cười. Vào khu vui chơi mẹ bảo em là cho em bống chơi cầu trượt, Bống thích thú nên cái gì cũng muốn chơi thử. Em và Bống được đi ô tô điện, chơi các trò chơi ở đây rất vui và em cũng được thư giãn sau những ngày học căng thẳng. Công viên là nơi vui chơi giải trí rất bổ ích. Em rất thích chơi ở công viên Bách Thảo. HOẶC:

Du khách đến Quảng Ngãi, không thể không ghé thăm công viên Ba Tơ ở thành phố quê em. Công viên nằm cạnh dòng sông Trà, nước xanh, bốn mùa êm ả chay. Những buổi sáng đẹp trời, đến công viên ta sẽ tìm thấy cám giác vui tươi và bình yên

Từ xa nhìn lại, công viên thành phố giống như một tấm thảm nhiều màu, cây cỏ còn ướt đẫm sương đêm. Hàng dương cao vút bao bọc phía Bắc và phía Đông công viên, từng khúc nhạc reo vang trong gió. Đứng ở bờ Tây sông Trà hình ảnh những hàng cây san sát in bóng xuống dưới mặt nước trôi lững lờ. Cổng công viên nằm ở phía Nam. Bước chân vào, những lốì đi viền gạch đỏ và tráng xi măng đưa ta đến khắp các lối đi trong công viên. Dọc lối đi, những bồn hoa lớn được trồng đủ loại hoa: hoa hồng nhung, hồng bạch, từng khóm hoa hướng dương vàng rực, hoa cúc vàng tươi... và nhiều loại hoa khác nữa khoe sắc dưới ánh nắng chói chang của sớm mai hồng. Đứng cạnh các loại hoa là những cây kiểng được cắt xén thành hình muông thú, thật kì ảo, chúng em như lạc vào xứ sở cổ tích thần tiên. Đây là những chú nai tơ đang tròn xoe mắt nhìn du khách. Kia là những chú chim sâu đang chìa mỏ xuống đám cỏ non như tìm mồi. Chính giữa công viên là hai hòn non bộ như hình những quả núi được rừng xanh và muông thú bảo vệ. Đi về phía Tây, ta gặp hồ nước có đủ các loại cá cảnh đủ màu bơi lượn lờ quanh những bãi dâu có màu hoa tím. Tiến gần về phía Đông là hai ngọn đồi nhỏ, cỏ mọc xanh rì. Được ngồi trên đó ta có thế nhìn bao quát cảnh công viên thật thú vị. Rải rác khắp công viên là những hàng ghế đá nhiều màu, nằm dưới tán cây mát rượi làm chỗ nghi chân cho mọi người. Nhô ra ngoài bờ sông Trà là nhà Thuỷ tạ kiên cố với kiêu kiến trúc hoa mĩ. Đứng trên đó phóng tầm mắt ra xa ta thấy cầu Trà Khúc nằm vắt ngang qua con sông Trà và những xóm làng chạy dọc hai bên bờ thật trù phú.

Khi mặt trời lên cao, ánh mặt trời chiếu xuống mặt sông ánh lên màu đỏ pha sắc vàng rực rỡ. Tất cả hương sắc và mùi vị ở đây tổng hoà thành một hương vị đặc biệt, nếu ai đó lần đầu tiên bước chân đến đây sẽ có những suy nghĩ mong ngày gặp lại.

Công viên đông vui nhất là những ngày chủ nhật, đặc biệt là buổi sáng. Du khách dến chơi, chụp hình làm kỉ niệm. Những đàn chim hót líu lo cùng các em nhò, thật rộn rã.

Em yêu công viên, nơi đây đã từng gắn bó với em và nhiều kỉ niệm thời thơ ấu. Em mong công viên thành phố quê em giữ mãi vẻ đẹp thơ mộng này.



Câu trả lời:

Viết về dòng sông quê mẹ, Tế Hanh có bài thơ "Nhớ con sông quê hương", Hoài Vũ có bài "Vàm cỏ Đông", Vũ Duy Thông có bài "Bè xuôi sông La"... Đó là những bài thơ hay mang nặng tình quê hương. Bài thơ "Dòng dông mặc áo" của Nguyễn Trọng Tạo cũng là một bài thơ đem đến cho ta nhiều thương mến.

"Dòng sông mặc áo" gồm có 14 câu thơ lục bát, làm hiện lên trước mắt chúng ta một dòng sông quê rất đẹp, gương sông nước sông thay đổi theo những thời điểm trong cả đêm ngày. Sông mặc áo, sông được nhân hóa như một thiếu nữ thích làm duyên. Nhà thơ rất tinh tế phát hiện ra những sắc màu, những nét đẹp của dòng sồng quê hương luôn luôn biến đổi.

Con sông làng ta trong ca dao uốn lượn "như hình con long" con sông Cầu "nước chảy lơ thơ"; con sông Thương "bên lở bên bồi... dòng trong dòng đục..." từng làm bao người xưa nay say mê.

Ta hãy đến chiêm ngưỡng "Dòng sông mặc áo" của Nguyễn Trọng Tạo.

Dưới ánh hồng bình minh, dòng sông biết điệu đà khoe áo đẹp, áo dài "thướt tha" may bằng "lụa đào" cao cấp. Trưa về, dòng sông rộng bao la, sông mặc "áo xanh"... như áo mới. Chiều tà, sông "cài lên màu áo hây hây ráng vàng". Đó là áo lụa mỡ gà quý phái. Đầu hôm, sông mặc áo nhung tím có thêu vầng trăng trước ngực, có ngàn sao điểm tô. Nửa đêm về khuya, sông lặng lẽ nép mình trong rừng bưởi, sông kín đáo giản dị khoác chiếc áo màu đen. Và sáng sớm hôm sau thật bất ngờ, dòng sông mặc áo hoa ướp hương bưởi, làm"ngẩn ngơ" lòng người:

"Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ

Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa

Ngước lên bỗng gặp la đà

Ngàn hoa bưởi đã nở nhòa áo ai..."

Bài thơ "Dòng sông mặc áo" đã thể hiện một cách thắm thiết tình yêu dòng sông nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Tình cảm trong sáng ấy đã chan hòa với tình yêu quê hương đất nước.

Và chúng ta hãy khẽ ngân lên những vần thơ đẹp, hãy hát lên những lời ca về các dòng sông trên mọi miền quê:

"Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu

Mà khi về đến Đất Nước mình thì bắt lên câu hát

Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác

Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi"...


Câu trả lời:

Câu 1: Hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kì la, cao quý về nguồn gốc của Âu Cơ và Lạc Long Quân.

Trả lời:

Những chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ là:

* Kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng:

- Lạc Long Quấn và Âu Cơ đều là thần Long Quân là thần nòi rồng, ở dưới nước, con thần Long Nữ. Âu Cơ dòng tiên, ở trên núi, thuộc dòng họ Thần Nông.

- Lạc Long Quân "sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ", còn Âu Cơ "xinh đẹp tuyệt trần".

* Sự nghiệp mở nước:

Lạc Long Quân "giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh" -những loài yêu quái làm hại dân lành. Thần còn "dạy dân cách trồng trọt chăn nuôỉ và cách ăn ở".

Câu 2: Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh con có gì kì lạ? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào và để làm gì? Theo truyện này thì người Việt là con cháu của ai?

Trả lời:

- Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sông trên cạn ở cung điện Long Trang.

- Chuyện sinh nở của Âu Cơ thật kì lạ: nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra trăm con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần.

- Âu Cơ và Lạc Long Quân chia các con: Năm mươi con xuống biển theo Lạc Long Quân, còn năm mươi con lên rừng theo Au Cơ, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.

- Theo truyện này thì người Việt là con Rồng, cháu Tiên.

Câu 3: Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo? Hãy nói rõ vai trò của chi tiết này trong truyện?

Trả lời:

- Tưởng tượng, kì ảo là chi tiết không có thật, được tác giả dân gian sáng tạo nhằm mục đích nhất định.

- Trong truyền thuyết này các chi tiết tưởng tượng có vai trò:

+ Tô đậm tính thần kì, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện.

+ Thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi, dân tộc dể chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình.

+ Làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm.

Câu 4: Thảo luận ý nghĩa của truyện Con Rồng, cháu Tiên.

Trả lời:

Truyện có ý nghĩa sau:

- Giải thích suy tôn nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của cộng đồng người Việt.

- Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước. Người Việt Nam, dù miền xuôi hay miền ngược, dù ở đồng bằng, miền núi hay ven biển, trong nước hay ở nước ngoài đều cùng chung cội nguồn, đều là con của mẹ Âu Cơ, vì vậy, phải luôn thương yêu, đoàn kết.


Câu trả lời:

Hằng ngày, trong giao tiếp, ứng xử, ta phải lựa chọn lời nói, cách diễn đạt sao cho vửa đảm bảo mối quan hệ đoàn kết, thân ái vừa đạt được hiểu quả giao tiếp. Điều này được nhân dân ta từ xưa luôn nhắc nhở nhau: "Lời nói gói vàng" và "Lời nói không mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Hai câu trên thể hiện quan niệm của dân goan về giá trị và ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống. Câu đầu là một phép ẩn dụ: lời nói được ngầm so sánh với gói vàng . Điều nào đủ cho thấy lời nói, cụ thể là Tiếng Việt, là một thứ của quý lâu đời của nhân dân ta (Bác Hồ). Câu hai mộc mạc đơn sơ nhưng bóng bẩy không kém câu đầu. Lời khuyên của dân gian ở đây thật nhẹ nhàng mà sâu sắc biết bao. Tuy quý giá, nhưng "lời nói không mất tiền mua". Ai cũng có thể nói ra những điều mình nghĩ đâu cần phải có tiền bạc hay có "gói vàng" mới bói được. Có điều biết "lựa lời" biết chọn từ ngữ, câu chữ để diện đạt những suy nghĩ và cảm xúc của mình cần nói ra thì sẽ khiến người đối thoại được vui lòng "cho vừa lòng nhau" là như vậy. Và cuộc giao tiếp nhờ đó có hiệu quả tốt đẹp. Trong giao tiếp hằng ngày, chúng ta phải lựa lời mà nói. Vì sao? Bởi vì tuy không phải tốn kém không mất tiền mua, nhưng giá trị của lời nói thật to lớn. Lời nói phản ánh trình độ văn hóa, là thước đo phẩm chất của mỗi người. Vì thế ta phải tự rèn luyện cho mình cách ăn nói lịch sự thể hiện lối sống văn minh, văn hóa. Thế nào là cách nói văn minh lịch sự? Cách ăn nói văn minh lịch sử được biểu hiện ở nhiều mặt từ các sử dụng từ ngữ, giọng điệu, dáng vẻ, nội dung vấn đề. Dù hoàn cảnh thế nào ta cũng phải nói năng đúng mực: không sử dụng những từ ngữ thô tục, không có thái độ cáu gắt, hỗn láo, hách dịch và phải luôn tỏ ra tôn trọng người đối thoại. Tuy nhiên, không phải chỉ vì "để vừa lòng nhau" mà ta không chân thành, thẳng thắn nói thật lời phê bình những sai lầm khuyết điểm của bạn bè, đồng chí. Bởi vì như thế là ta xuề xòa, chín bỏ làm mười, thủ tiêu đấu tranh. Có điều trong những trường hợp này, ta lại càng hơn lúc nào hết phải "lựa lời", lựa lúc tạo được sự đồng tình nơi người nghe. Chọn được những lời nói thích hợp như thế chính là ta đã làm tốt việc lựa lời theo đúng lời dạy của người xưa. Cùng mang ý nghĩa tương tự còn có những câu tục ca dao khác: - Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói. - Học ăn, học nói, học gói, học mở. - Chim khôn kêu tiếng rảnh rang Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe. Câu ca dao trên rất hay, như một danh ngôn, một lời khuyên quý giá, một kinh nghiệm đặc sắc về nói năng. Hiểu được điều này, chúng ta phải có ý thức rèn luyện lời ăn tiếng nói ngay từ lúc còn nhỏ. Phải học cách ăn nói lịch sự văn minh, tránh cách ăn nói thô tục để làm vừa lòng bạn bè, ông bà, cha mẹ thầy cô và cả những người xung quanh mình.