Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 12
Số lượng câu trả lời 2944
Điểm GP 398
Điểm SP 2038

Người theo dõi (398)

Đang theo dõi (5)

Lộ Mạn Mạn
 Mashiro Shiina
Nguyễn Linh
Admin
Hà Đức Thọ

Câu trả lời:

Ngoài tập "Nhật kí trong tù", chủ tịch Hồ Chí Minh còn để lại nhiều bài thơ chữ Hán và thơ Tiếng Việt. Thơ của Bác phong phú, đẹp đẽ chứa chan tình yêu nước thương dân. Bác cũng có viết một số bài thơ cảm hứng trữ tình nói về tình yêu thiên nhiên. Những vần thơ trăng của Bác đẹp lắm. Nhà văn Hoài Thanh nhận xét "Thơ bác đầy trăng"
"Thơ Bác đầy trăng" - "thơ trong tù", thơ chiên khu... có nhiều bài, nhiều câu thơ nói về trăng xinh đẹp và trữ tình.
Trước hết nói về thơ trăng trong "Nhật kí trong tù". "Ngắm trăng" là bài thơ tuyệt tác. Trong ngục tối, nhà thơ không có rượu, có hoa để thưởng trăng. Trăng như một người bạn thân từ phương trời xa, vượt qua song sắt nhà tù đến thăm Bác. Trăng được nhân hóa tuyệt đẹp: có ánh mắt và tâm hồn. Vượt lên mọi cơ cực cảnh tù đày, bác say sưa ngắm vầng trăng. Trăng với bác lặng lẽ nhìn nhau, cảm động. Bài thơ ghi lại một tư thế ngắm trăng hiếm thấy: một tâm hồn tha thiết yêu thiên nhiên, tạo vật, một phong thái ung dung tự tại của nhà thơ - chiến sĩ. Trăng hữu tình nên thơ. Trăng với người tù cảm thông chan hòa trong mối tình tri kỉ:
"Người ngắm trăng soi ngoài cửa số
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"
"Ngắm trăng" đã nói đến tinh thần lạc quan và khát vọng sống hướng về ánh sáng, tự do của Bác trong cảnh tù đày.
Tiếp theo ta nói đến thơ trăng chiến khu của Bac. Có gì đẹp hơn gió núi, trăng ngàn? "Rằm tháng giêng" là một bài thơ trăng kì diệu. Hai câu đầu là cảnh trăng xuân sông nước... Một màu xanh bao la bát ngát: sông xuân, nước xuân, trời xuân lung linh dưới vầng trăng đêm nguyên tiêu. Ba chữ "xuân" trong nguyên tác là một gam màu nhẹ, sáng và tươi mát:
"Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân"
Hai câu thơ cuối ghi lại công việc của Bác trong đêm giằm tháng giêng: giữa nơi khói sóng của dòng sông, bác "bàn bạc việc quân" để lãnh đạo cuộc kháng chiến. Nửa đêm, con thuyền chở đầy ánh trăng vàng quay về bến:
"Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền"
Con thuyền của lãnh tụ trở thành con thuyền của thi nhân chở đầy ánh trăng vàng. Sự xuất hiện của vầng trăng cho ta thấy một hồn thơ tuyệt đẹp: Trong khói lửa chiến tranh ác liệt, căng thằng, bận rộn "việc quân việc nước" nhưng bác vẫn ung dung, lạc quan yêu đời. "Nguyệt mãn thuyền" (trăng đầy thuyên) là một hình tượng thơ cổ kính, mĩ lệ rất độc đáo.
Có vầng trăng đến "đòi thơ" như bạn tri âm, cùng bác chia vui tin thắng trận. Trăng xuất hiện thì chuông lầu đêm thu reo lên, tin vui thắng trận dồn dập báo về. Cái đẹp gắn liền với niềm vui. Trong cảnh tù đày, trăng đã đến với bác thì trong máu lửa chiến tranh, trong niềm vui thắng trận, trăng cũng không thể nào vắng bóng:
"Trăng vào cửa sổ đòi thơ
việc quân đang bận xin chờ hôm sau
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu
Ấy tin thắng trận Liên khu báo về" (Tin thằng trận - 1948)
Có vầng trăng thu dát vàng núi rừng đêm khuya. Cổ thụ, ngàn hoa hiện lên dưới vầng trăng làm cho cảnh khuya đẹp như vẽ. Thi nhân thao thức ngắm vầng trăng, nghe tiếng suối chảy "trong như tiếng hát xa", lòng bồi hồi xúc động"
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà" (Cảnh khuya - 1947)
Thiếu nhi, lớp măng non của dân tộc không thể nào quên vầng trăng thu thuở ấy. Bác yêu thương các cháu cho nên khi ngắm trăng Trung thu, bác lại nhớ các cháu gần xa. Tấm lòng của bác như vầng trăng thu ngời sáng:
"Trung thu trăng sáng như gương
Bác hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng"
Kể sao hết vầng trăng trong thơ Bác, bởi lẽ "Thơ Bác đầy trăng"
Thơ Bác đầy trăng, trăng tròn, trăng sáng, trăng trên mọi nẻo đường Bác đã đi qua. Có vầng trăng trong cảnh tù đày. Có vầng trăng kháng chiến. Có vầng trăng thanh bình. Bác nói nhiều về trăng thu. Bác yêu thiên nhiên, sống lạc quan, yêu đời cho nên tâm hồn Bác lúc nào cung hướng về ánh sáng, về cái đẹp. Trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp vĩnh hằng, là bạn tri âm của tao nhân mặc khách. Bác là một nhà thơ yêu trăng.
Trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp của thiên nhiên, của non xanh nước biếc. Bác yêu trăng, viết nhiều thơ về trăng vì Bác giàu lòng yêu thương con người. Trăng trong thơ Bác chiếu sáng một tấm lòng hồn hậu đối với thiên nhiên tạo vật, đối với nhân dân và đất nước quê hương thiết tha gắn bó
Trăng đã góp phần làm cho thơ bác thêm đặc sắc. Thơ bác vừa thực vừa mộng, vừa mang màu sắc cổ điển vừa mới mẻ hiện đại, đậm đà thi vị. Trăng đã tạo nên gương mặt, bản sắc và tính thẩm mĩ trong thơ bác.
Cuộc đời không thể thiếu vầng trăng. Đọc thơ trăng của bác, tâm hồn mỗi chúng ta thêm giàu có, trong sáng, biết hướng tới ngày mai, vươn tới ánh sáng mà đi lên phía trước. Chúng ta càng thêm yêu cảnh trí non sông.
Yêu cái đẹp trong thơ trăng của bác, cái đẹp trong thơ trăng cổ nhân, chúng ta học tập tình yêu nước, thương dân của bác. Ước sao đất nước tỏa sáng vầng trăng thanh bình, trăng thu tròn và đẹp cho tuổi thơ, trăng đến với mọi người, mọi nhà trong ấm no hạnh phúc

Câu trả lời:

Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm con người. Và văn chương-một bộ phận nhỏ của văn nghệ cũng góp phần làm nên cái tiếng nói chung ấy. Dù bạn là người khô khan, cộc cằn đến đâu thì liệu bạn có chắc rằng mình sẽ không rơi lệ khi chứng kiến cảnh chia tay giữa hai anh em Thành và Thuỷ trong"CUộc chia tay của những con búp bê". Sự chia sẻ, tâm hồn rộng mở chính là quà tặng tinh thần đẹp nhất mà văn chương mang đến cho chúng ta. Bạn có chú ý đến từ "gây" trong đề bài. Từ "gây" ở đây gợi cho người đọc một sự lôi kéo, dường như đó là cái không tốt. Bởi cũng như cuộc sống muôn màu, văn học cũng được tạo nên từ nhiều mảnh ghép khác nhau; có những mảnh ghép làm cho nền văn học thêm đặc sắc, độc đáo nhưng cũng có những thành phần làm văn học trở nên u tối, đầy rẫy những xấu xa. Nói như thế, có nghĩa là, bên cạnh những tình cảm tích cực, văn học còn mang đến cho ta những mặt tiêu cực trogn suy nghĩ và lối sống mà tư tửong yêu đương tuổi học trò là một ví dụ chẳng hạn.
Văn học mang đến cho cuộc sống chúng ta nhiều thứ thật đấy. Nhưng tiếp nhận chúng thế nào, cảm nhận chúng ra sao lại là một vấn đề khác. Hãy để những tình cảm trong văn học mãi luôn là những tình cảm đẹp, thiêng liêng nhất...và còn gì đẹp hơn nếu bạn biến chúng thành tình cảm thật trogn cuộc sống nhỉ ?

Câu trả lời:

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Từ xa xưa, những tinh thần yêu nước được được bộc lộ rõ nhất ở các tấm gương anh hùng như hai bà Trưng, bà triệu, Trần Hưng Đạo v.v... Nhưng đó là ở thời chiến tranh. Cũn bây giờ – thời bình - thời kì hiện đại hóa với những máy móc, dụng cụ đang ngày càng hữu dụng, thiết thực. Xã hội ngày một tiến lên, mọi thứ đã thay đổi nhiều, chỉ riêng tấm lòng yêu nước của mỗi cá nhân vẫn không bị mờ phai. Trong cuộc sống những tư tưởng, việc làm giúp phát triển kinh tế nước nhà phần nào là tinh thần yêu nước. Từ những người nông dân chân lấm tay bùn vẫn chất phác như ngày nào làm ra hạt lúa, hạt gạo phục vụ nông nghiệp, đời sống mỗi cá nhân. Hay những người bác sĩ tận tình giúp đỡ bệnh nhân, đó cũng là cử chỉ của tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương đồng loại, nói rộng hơn đó chính là tinh thần yêu nước. Những nhà chính trị học, bác học, thành quả của họ cũng bởi tinh thần yêu nước mà ra. Thậm chí mỗi một hành động nhỏ cũng là một phần đóng góp cho tư tưởng cao đẹp ấy. Ý thức của mỗi con người là điều được bộc lộ rõ nhất. Không vứt rác bừa bãi, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, chăm sóc cây cối tốt tươi làm trong lành bầu khí quyển. Đó là cử chỉ cao đẹp cũng bởi mầm mống từ lòng yêu nước. Từ người già đến trẻ nhỏ đều truyền thụ cho nhau hiểu và làm theo đức tính ấy. Lòng nồng nàn yêu nước được thể hiện không phải bằng lời nói mà bằng những hành động đã giúp ích cho đất nước. Những đợt hưởng ứng phong trào như chống nạn ma tuý, tuyên truyền giữ gìn môi trường, tránh xa tệ nạn xã hội, học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chớ Minh. Đó chẳng phải là tinh thần yêu nước sao! Hay đài báo, ti vi cũng đề cao vấn đề đóng góp, cống hiến sức lực, trí tuệ cho xã hội, ủng hộ người nghèo. Những chương trình tìm hiểu đất nước, lịch sử để hiểu biết, bảo vệ giữ gìn phát huy những di sản văn hóa đa chiều của đất nước. Tất cả, tất cả cũng vì cái lí tưởng cao đẹp ấy cả. Cụ thể nhất là những người lính ngoài biên giới, hải đảo phải hi sinh hạnh phúc, xa người thân để bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn vùng trời bình yên. Chính tinh thần yêu nước đã thúc giục họ. Đó là động lực đồng thời cũng là mục tiêu, niềm khởi hứng, sự hạnh phỳc đối với họ khi được bảo vệ non sông thân yêu, giữ gìn tinh thần yêu nước. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh.
Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu

Câu trả lời:

Vũ trụ, năm 2080,

Chào các bạn, tôi xin giới thiệu mình là Ana - bức thư điện tử thông minh đến từ vũ trụ năm 2080. Hôm nay, tôi trở về quá khứ là muốn gửi đến các bạn một thông điệp.

Có thể thấy, giảm đói nghèo là một trong những vấn đề quan tâm của toàn cầu trong nhiều thập kỷ qua cũng như trong thời gian tới. Giảm nghèo đói cũng là một trong tám mục tiêu Thiên niên kỷ mà toàn cầu hướng đến.

Dù vậy, như chúng ta đã biết hiện nay với tỷ lệ 10% người nghèo đói hiện nay, tức tương đương khoảng 702 triệu người, vẫn là con số không nhỏ và là thách thức rất lớn trong cuộc chiến chống nghèo đói của các quốc gia.

Và, việc xóa đói nghèo tiếp tục nằm trong 17 mục tiêu toàn cầu về phát triển bền vững từ nay đến năm 2030.

Đói nghèo vẫn là một trong những vấn đề cần quan tâm hàng đầu của nhân loại

Có thể nói, đói nghèo vẫn là nỗi ám ảnh thường trực đối với cả nhân loại. Thế giới tươi đẹp của chúng ta đã trải qua bao những thảm họa của chiến tranh, thảm họa của thiên tai, dịch bệnh với bao nỗi kinh hoàng. Thế nhưng hậu quả do những nạn đói gây ra cũng vô cùng khủng khiếp.

Điều đáng sợ hơn nữa là: Nếu như các cuộc chiến tranh dù khốc liệt vô cùng nhưng rồi trước sau cũng được giải quyết, nếu như những thảm họa do thiên tai, dịch bệnh gây ra từng bước cũng sẽ được khắc phục thì vấn đề nghèo đói của nhân loại lại là một vấn đề vừa cấp bách, vừa phức tạp lại như một căn bệnh kinh niên khó bề chạy chữa.

Hiện nay khi nền văn minh thế giới đã đạt được những thành tựu hiển nhiên về tiến bộ khoa học - công nghệ, làm tăng đáng kể của cải vật chất xã hội, tăng thêm vượt bậc sự giàu có cho con người, thì thảm cảnh đeo đẳng mãi trên lưng con người lại vẫn là sự nghèo đói.

Trong lúc chúng ta đang ăn những món ăn ngon, ngủ trên những chiếc đệm êm với chiếc chăn ấm thì ở nhiều nơi trên thế giới, hàng triệu người vẫn lâm vào tình trạng đói khát, khốn cùng mà nhất là trẻ em.

Đó là những người vô gia cư, hàng ngày phải lang thang khắp nơi để xin ăn, miếng ăn phụ thuộc vào sự bố thí của người khác. Hay những ông bố, bà mẹ phải ôm con vượt biên để chạy khỏi vùng chiến tranh, bóc lột…đối mặt với nạn khủng bố, buôn bán người ở châu Phi.

Tất nhiên, những đứa trẻ nói trên sẽ không được hưởng một nền giáo dục tiên tiến mà đáng lẽ ra chúng phải được hưởng.

Hiện nay, đói nghèo diễn ra trên tất cả các châu lục với những mức độ khác nhau. Đặc biệt ở các nước đang phát triển, sự đói nghèo của dân cư đang là một vấn đề nhức nhối rất cấp bách phải tháo gỡ nhưng cũng vô cùng khó khăn trong việc thực hiện xóa đói giảm nghèo.

Vấn đề là mỗi chúng ta cần làm gì để đẩy lùi nạn đói nghèo, để thế giới của chúng ta thực sự là một thế giới an nhiên và hạnh phúc với tất cả mọi người.

Hôm nay, tôi đến đây và nói với các bạn những điều này rất mong, mỗi chúng ta, với trách nhiệm công dân hãy chung tay đẩy lùi nạn đói nghèo. Hiện nay, cũng đã có rất nhiều các tổ chức của Liên Hợp Quốc và của cộng đồng quốc tế thực hiện sứ mệnh vẻ vang này trên phạm vi hành tinh.

Người ta đã tổ chức những chiến dịch lớn với hàng vạn tấn lương thực, hàng triệu USD để cứu giúp những người hoạn nạn ở các nước châu Phi, những vùng bị khủng bố.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, dù đây là công việc mà toàn cầu quan tâm nhưng rồi các nước đói vẫn hoàn đói, sự trợ giúp của cộng đồng đối với một bộ phận dân cư khốn khó cũng chỉ như muối bỏ biển, chưa đủ độ, chưa triệt để nên tình trạng đói nghèo vẫn còn tồn tại khắp đó đây trên thế giới của chúng ta.

Cuối cùng, tôi muốn gửi đến các bạn một thông điệp: “Hãy cùng chung tay vì một thế giới không đói nghèo”.

Thân ái chào tạm biệt