Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Bắc Giang , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 9
Số lượng câu trả lời 23
Điểm GP 0
Điểm SP 17

Người theo dõi (7)

Đang theo dõi (1)

LY VÂN VÂN

Got 7

Câu trả lời:

Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) là một thi sĩ mù nhưng tấm lòng ông rất sáng. Văn chương của ông sáng ngời đạo lí ở đời và tư tưởng yêu nước. Cuộc đời NDC sớm trãi wa những chuỗi ngày gia biến và quốc biến và nó đã tác động đến nhận thức của ông. Ông stác thơ văn ca ngợi các lãnh tụ cũa nghĩa quân, ca ngợi các nghĩa sĩ đã vì nghĩa lớn anh dũng đứng lên chống giặc ngoại xâm và dùng văn chương để chiến đấu bv chính nghĩa, bv độc lập dtộc……Bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuột” là đỉnh cao stác của nhà thơ và cũg là biểu hiện rõ ràng nhất, sâu sắc nhất về tư tưởng iu nước thương dân của ông. Lần đầu tiên, hình ảnh ng` nông dân đứng lên đánh giặc bv tổ quốc đã trở thành nhân vật chính – anh hùng thời đại trong tp VH.

Trước NDC, những con người bình khác cũng xuất hiện trong văn chương VN. Tuy nhiên, đó là những ng` tiều phu, ngư phủ …. Còn ng` nông dân xuất hiện trong tp của NDC thì hoàn toàn khác hẳn. Họ thật sự là những người bình thường, là những người cày ruộng, chân lấm tay bùn, quanh năm “côi cút”, lủi thủi “làm ăn”, họ là những ng` nông dân cần cù, hiền lành, gắn bó vs làng wê thanh bình, chưa hề biết việc đao binh. Cái điều lo toan hằng ngày của họ là sự cùng kiệt khó, làm sao cho đủ ăn dủ mặc, đừng đói khổ, rách rươi. Họ biết thân phận họ là hèn mọn trong XH, họ chưa bao h suy nghĩ đến việc to lớn của nuớc non, ngoài sưu thuế fải nộp cho đủ. Việc non nước là của vua, quan. Giặc đến cuớp nước đã 3 năm, họ lo sợ chờ đợi triều đình thế mà chẳng thấy ở đâu. Cảnh tượng ấy khiến họ không thể làm ngơ. Lòng yêu nước hun đúc từ ngàn xưa bỗng dâng trào cao độ, những ng` nông dân lương thiện đã trở thành những nghĩa sĩ bất khuất kiên cuờng, tự mình đứng lên đánh giặc, cứu lấy “tấc đất ngọn rau”:

“bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ;
Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuôi hươu; hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê bán chó”

Họ vào cuộc chiến và tinh thần tự nguyện, vì họ chẳng còn hi vọg gì vào cái triều đại thối nát đó nữa :

“Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kinh; Chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hộ”

Họ chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn, quân phục của họ chỉ là “1 manh áo vải”, vũ khí chỉ là “lưỡi dao phai, gậy tầm vông”. Nhưng vũ khí sắc bén của họ chính là ở lòng iu nuớc, vs vũ khí đó họ đã chiến đấu dũng cảm phi th`. Họ dám đánh, dám hi sinh, nhưng họ không sợ hãi, không lùi bước, 1 lòng dâng hết sức mình cho Tổ quốc khi họ bị triều đình bỏ rơi. Lí tưởng của ng` nghĩa sĩ nông dân đơn giản mà cao wý biết bao:

“Sống làm chi, theo quân tả đạo quăng vùa hương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn; Sống làm chi ở lính Mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ”.

Họ là những ng` anh hùng vì nghĩa lớn, lí tưởng tốt đẹp, phẩm chất cao cả. Họ dc dựng lên trong 1 thời đại sóng gió, bão táp, trong những h phút nghiêm trọng sống còn của đất nước.. Hình bóng của họ nổi lên trên nền trời, che lấp cả không gian, sừng sững như 1 tượng đài kì vĩ.

Tuy nhiên, họ là những anh hùng chiến bại. Hình tượng của họ dc dựng lên trong nc’ mắt, trong tiếng khóc của nhà thơ và của nhân dân. Những ng` nghĩa sĩ nông dân trong lòng ng`, họ sống mãi trong tình thương, trong trái tim của những ng` thân iu, trong lòng nhân dân:

“Chùa Tông Thạnh 5 canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm; Đồng Lang Sa 1 khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nc’ đổ”.

Cái chết của họ khiến con ng`, cây cỏ đều th* tiếc: “Đoái sống Cần Giuộc, cỏ cây mấy dặm sầu giăng; nhìn chợ Trường Bình, già trẻ hai hàng lụy nhỏ”.Họ đã trở thành bất tử. Cuộc chiến đấu anh dũng của họ vẫn còn đang tiếp diễn cùng vs sự nghiệp giữ nc’ vĩ đại của dtộc: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện dc trả thù kia”.

Sự gắn bó ,lòng yêu thương và cảm phục đã khiến Nguyễn Đình Chiểu ghi tạc vào thơ văn mình hình tượng ngưòi nghĩa sĩ Cần Giuộc thật bi tráng, hào hùng. Bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần giuột” như 1 cái bia, cái mốc, 1 lễ đài vinh quang của ng` nông dân, của nhân dân LĐ muôn thuở sáng ngời và cũng là tiếng khóc của tg, của nhân dân đ/v tinh thần anh dũng hi sinh, chiến đấu vì đất nc’ của các nghĩa sĩ, đồng thời còn khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí tiếp nối sự nghiệp dở dang của ng` nghĩ sĩ. .

Câu trả lời:

Tôn Thất Tùng sinh ngày 10 - 5 - 1912 tại thanh hóa. Mới ba tháng tuổi đã mồ côi cha, từ đó, ông theo mẹ về huế và trải qua tuổi học trò tại kinh đô này.

Năm 1931, ông ra hà nội để học trường bưởi rồi sau đó thi vào trường đại học y khoa hà nội. Năm 1938, ông là sinh viên việt nam đầu tiên đỗ nội trú và được nhận làm phụ mổ cho giáo sư mayyetme. Vừa mổ tử thi, vừa mổ bệnh nhân, ông vừa quan sát với đầu óc phê phán những điều mà các ông thầy pháp đã nhận xét không đúng vì không hiểu hết đặc điểm sinh học- của cơ thể người việt nam và của các bệnh nhiệt đới. Chẳng hạn, ông đã sớm phát hiện thấy sỏi không chỉ nằm trong túi mật mà còn nằm nhiều trong gan, trong ống mật, trong phế quản, trong mạch máu.

Một buổi chiều mùa đông, trong khi mổ một tử thi, ông đã phát hiện thấy hàng chục con giun chui vào các đường mật ở gan. Thầy huya rất ngạc nhiên vì trong gan sao có nhiều giun đến như vậy, nhưng bác sĩ Tôn Thất Tùng thì bàng hoàng vì nhân cơ hội này ông đã làm được một việc chưa ai từng làm: phân tích rõ ràng cơ cấu của các ống mật và mạch máu trong gan. Về nhà tra cứu sách vở, ông ngạc nhiên thấy rằng từ thời hipôcrát đến lúc bấy giờ chưa có ai làm được như ông. Họ thường chỉ "cóp" của nhau hoặc mô tả theo trí tưởng tượng. Trong 5 năm liền (1935 - 1939) ông đã mổ hơn 200 lá gan, phẫu tích tỉ mỉ rồi vẽ lại thành sơ đồ để đối chiếu với nhau. Một phương pháp phẫu tích đặc biệt bằng nạo gan đã được Tôn Thất Tùng phát hiện từ năm mới có 23 tuổi.

Một hôm, có một bệnh nhân bị nghi là ung thư dạ dày nhưng mổ bụng ra lại thấy ung thư ở thùy gan bên trái, ông và người thầy Huya đã kẹp tổ chức gan, kẹp các mạch máu và cắt bỏ thùy gan trái. Công trình nghiên cứu này được gửi về viện hàn lâm phẫu thuật pari. Đáng tiếc thay, người ta lại phản đối vì cho rằng bệnh nhân bị ung thư gan coi chẳng'khác gì người bị kết án tử hình, không nên mổ xẻ nữa, ngoài ra, chỉ nên dùng dao điện đề cắt gan. Mùa thu năm 1941, lần đầu tiên ông khám phá ra nguyên nhân của bệnh phù tụy là do giun chui vào ống mật và một bệnh nhân 20 tuổi tên là cúc châu đã được ông mạnh bạo rạch ống mật chủ để lấy ra một con giun dài tới 15cm và cứu sống được anh. Từ đó về sau, hàng trăm, rồi hàng nghìn bệnh nhân đã tiếp tục được cứu sống bằng phương pháp này. Từ thực tế phát hiện thấy giun đũa gây viêm phù tụy hay gây sỏi đường mật ỏ' người việt nam thời đó là do ăn uống quá thiếu chất đạm, chất béo, làm cho dạ dày tiết ra không đủ axít.

Năm 1948, ông được chính phủ cử làm thứ trưởng bộ y tế nhưng thật ra cho đến lúc nhắm mắt ông không lúc nào rời xa bàn mổ. Vừa mổ để cứu chữa cho thương binh, bệnh binh và đồng bào quanh vùng, ông vừa truyền nghề và đào tạo ra biết bao nhiêu nhà phẫu thuật trẻ.

Phát triển kĩ thuật cắt gan trái mà ông đã thành công từ năm 1939, sau khi hòa bình lập lại, ông quyết tâm tìm kiếm phương pháp cắt gan phải theo kĩ thuật độc đáo của mình. Ngày 20 - 9 - 1961, một bệnh nhân 39 tuổi tên là hải đã được ông cứu sống nhờ cắt một nửa gan phải thành công trong một thời gian cực ngắn - đúng 6 phút!

Báo the lancet của anh và tạp chí zentrablattfur chtrurgie của đức công bố công trình "cắt gan có kế hoạch" của ông và chì sau vài tuần đã có trên 100 nhà phẫu thuật gửi thư sang hà nội xin tài liệu. Tạp chí the journal of american medical association xin phép ông được công bố công trình nghiên cứu nổi tiếng này. Tới năm 1965, ông trỏ' thành một kỉ lục thế giới với 322. Trường hợp cắt gan. Ông trở thành úy viên danh dự của viện hàn lâm y học liên xô (cũ) (1965), ủy viên nước ngoài của viện hàn lâm phẫu thuật pari (1970), ủv viên hội phẫu thuật liông (1972).

Là một nhà phẫu thuật nhưng ông không lúc nào tách rời việc học hỏi các thành tựu mới nhất về sinh học. Ông đã học toán cao cấp để tìm hiểu về sinh học phân tử và chỉ trên cơ sỏ' hiểu biết sâu sắc về sinh học phân tử ông mới tổ chức được đội ngũ nghiên cứu về ảnh hưởng của chất độc điôxin do mĩ sử dụng ở việt nam, và mới hợp tác được với nhà sinh hóa học nguyễn đăng tâm (việt kiều ở pháp) để sử dụng thuốc kích thích miễn dịch lạc hồng i kết hợp với cắt gan bộ phận để kéo dài thêm cuộc sống của nhiều bệnh nhân bị ung thư gan.

Ông mất ngày 7 - 5 - 1982 sau một cơn đau tim đột ngột, hưởng thọ vừa đúng 70 tuổi.