Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 4
Số lượng câu trả lời 34
Điểm GP 4
Điểm SP 22

Người theo dõi (11)

Đang theo dõi (2)

BTS
BTS
Yoongi Oppa

Câu trả lời:

Bố em là một cây vợt có hạng của Công ty giấy Bãi Đằng. Hầu như năm nào đi thi đấu bóng bàn, bố cũng đoạt giải cao. Cách đây ba năm, bố được huy chương vàng và phần thưởng là chiếc bình cắm hoa bằng pha lê rất đẹp. Bố quý chiếc bình ấy lắm nên chỉ đem ra cắm hoa vào những dịp đặc biệt.


Chỉ còn vài hôm nữa là đến Tết Nguyên Đán. Bà nội đi chợ mua lá gói bánh chưng. Bố mẹ em đi làm đến tận chiều hăm tám mới được nghỉ nên ông nội bảo em giúp ông dọn dẹp, trang trí bàn thờ. Em chuyển bộ đồ thờ bằng đồng ra trước hiên để cho ông đánh bóng. Còn em nhận phần quét bụi và lau sạch những thứ bằng sứ như khay rượu, bình rượu, bát nhang, ấm chén…

Hai ông cháu vừa làm vừa chuyện trò vui vẻ. Ông kể chuyện lúc ông còn nhỏ, chỉ mong mau đến Tết để được mặc quần áo mới và được tiền mừng tuổi! Tết ngày xưa vui lắm! Hội làng mở gần như suốt tháng Giêng với những trò chơi dân gian hấp dẫn như đánh đu, đấu vật, đua thuyền, thổi cơm thi, chọi trâu, đánh cờ người… Sau ngày hội, tình cảm họ hàng, làng nước chan hoà, gắn bó hơn. Nghe giọng kể tha thiết của ông, em biết ông đang nhớ và nuối tiếc quá khứ êm đẹp chưa xa.

Dưới tay ông, cặp hạc thờ, đôi chân nến, chiếc lư hương… dần dần sáng bóng trông như mới. Công việc của em cũng đã xong, ông nhắc em sắp xếp các thứ vào chỗ cũ và không quên dặn phải nhẹ nhàng, cẩn thận, đừng để đổ vỡ. Miệng em vâng dạ nhưng trong bụng lại nghĩ rằng ông coi cháu cứ như trẻ lên ba!

Mọi chuyện sẽ đâu vào đấy nếu như em không nổi hứng nhấc chiếc bình pha lê lên mà gõ thử xem tiếng nó thế nào. Vừa gõ, em vừa hỏi ông: “Ông ơi, có phải tiếng thủy tinh thì đục, còn tiếng pha lê thì trong phải không ạ ?”. Ông bảo là đúng như vậy! Em gõ thêm lần nữa rồi áp chiếc bình vào tai để nghe cho rõ. Bỗng chiếc bình tuột khỏi tay, rơi xuống đất vỡ tan. Ông em giật mình thốt lên: “Thôi chết! Sao thế cháu?!”. Em sợ run người, lắp bắp: “Cháu… cháu…Ông ơi! Làm thế nào bây giờ hả ông?”. Ông lắc đầu buồn bã: “Phí quá! Chiếc bình quý thế! Ông đã dặn cháu phải cẩn thận rồi mà”! Em đứng chôn chân giữa những mảnh pha lê vương vãi trên nền nhà, đầu óc quay cuồng và tự giận mình ghê gớm.

Có lẽ cùng quá hóa liều, em năn nỉ ông đừng nói với bố là em đánh vỡ, cứ đổ tội cho con mèo mướp là xong. Không ngờ, ông bảo: “Cháu làm cho ông thất vọng. Có lỗi mà không dám nhận là hèn nhát. Đổ tội cho người khác lại càng tệ hại hơn. Theo ông, tối nay bố về, cháu nên xin lỗi bố. Chắc là bố cháu sẽ tha lỗi. Chiếc bình quý thật đấy nhưng sự trung thực còn đáng quý hơn nhiều cháu ạ!”. Em bật khóc trước lời khuyên ấy và thấm thìa vô cùng.Chiều tối, sau bữa cơm, trước mặt mọi người trong gia đình, em đã khoanh tay, cúi đầu xin lỗi bố và chờ đợi cơn giận dữ của bố. Không ngờ bố nói: “Bố tiếc cái bình lắm vì nó là vật kỉ niệm, nhưng chuyện đã xảy ra rồi, tiếc cũng chẳng được. Bố mừng là con dám nhận lỗi. Bố tha thứ cho con. Lần sau, làm gì con cũng nên cẩn thận”.

Sau sự việc ấy, em rút ra cho mình nhiều bài học bổ ích. Trong cuộc sống hằng ngày, chẳng ai có thể tránh được sơ suất, lỗi lầm. Điều quan trọng là có dám nhận lỗi và sửa lỗi hay không. Em sẽ nhớ mãi lời dạy của ông về tính trung thực, một phẩm chất cơ bản của đạo làm người.

Câu trả lời:

Kỷ niệm tựa như 1 cơn mùa hạ, tự dưng ào đến vào những lúc ta không ngờ nhất và làm ta ướt đẫm bằng những hoài niệm….
Sáng nay, đạp xe trên đường Lò Đúc chợt nghe tiếng trống trường, bánh xe tự dưng chậm lại…tiếng hát quốc ca nghe sao quen mà…lạ thế? Thu đã sang, tháng 9 đã chung chiêng nghiêng nắng khắp đất trời tự lúc nào mà ta ko hay. Chiếc lá vàng chênh chao…hồn ta như đang trôi về mùa thu của năm nào. Cả trường rợp cờ hoa, từng chùm bóng bay cứ hớn hở chỉ chực bay lên cùng gió, có cô bé áo trắng tinh khôi đang nín thở lắng nghe từng hồi trống chậm…vang…của thầy hiệu trưởng để rồi sau đó òa ra trong niềm hân hoan: 1 năm học mới đã bắt đầu rồi, ta sẽ lại học văn, ta sẽ lại cùng bạn giải toán…bao nhiêu hân hoan chờ đón ta phía trước…Tiếng còi xe vang lên inh ỏi, giật mình, ra chỉ là hoài niệm, phải rồi, ta không còn là cô học trò của mùa thu ấy nữa. Mùa tựu trường đến, nhưng ta chỉ là người khách qua đường với nỗi nhớ nghẹn lòng…mà thôi…
Người ta vẫn nói thu Hà Nội đẹp lắm, không cần ai ngợi khen tự nó đã là thơ, hôm nay ta đã được sống trong không gian ấy, không gian mà một thưở đọc thơ Nguyễn Đình Thi ta mơ mãi, nhưng thật lạ là giờ đây ta lại thấy sắc nấng hanh vàng trên tán xà cừ, cái tĩnh lặng trong veo của sân trường buổi sang sớm- mùa thu của tuổi học trò mới là điều ngọt ngào, khó quên nhất. Cuối tuần, tôi về thăm lại trường, một thói quen mỗi dịp về quê. Mặc lại chiếc áo đồng phục để thấy mình như bé lại. Bước đi trong sân trường, mọi thứ không đổi thay nhiều. Văn phòng giám hiệu vẫn đứng đó, uy nghi. Vẫn dãy nhà 2 tầng, nghe đâu đây tiếng cười trong trẻo, rộn ràng của bè bạn. Tôi đi dọc hành lang, nghe tiếng bước chân hối hả những ngày cặm cụi lấy sổ đầu bài mỗi sáng sớm. Theo thói quen, vừa đi tôi vừa thả hồn mình vào khoảng sân rợp bóng, trời thu, hình như sương giăng giăng, mọi thứ huyền ảo quả, hay ta đang mơ….? Phải rồi, một giấc mơ trở thành sinh viên mà thôi chứ thực ra ta vẫn là cô học trò lớp 12 đang vô tư với những tháng ngày nô đùa cùng bạn bè, say lòng cùng những bài giảng văn của cô, trăn trở suy tư trước bài toán của thầy…và cả những chông chênh, e ấp tuổi mười tám với “…bài thơ còn hoài trong vở/ giờ ra chơi mang đến lại mang về..”
Bước ra hành lang vắng vẻ, buột miệng gọi tên một người, không có ai đáp lại, chỉ có tiếng gió lao xao. Có ai đó đã nói tuổi học trò chình là gió, người ta không thể giữ mãi được gió..Biết là thế nhưng không hiểu sao lòng ta vẫn quặn đau: giá được học lại lần nữa tiết học cuối cùng, giá ta đừng buông tay bạn nhanh thế trong ngày chia tay, giá ta được rụt rè cất 3 tiếng “em thưa cô…” lần nữa, giá mà….Đã ba mùa phượng nở trôi qua kể từ ngày tôi rời xa mái trường THPT Nguyễn Huệ, nhưng ăn năn và hối hận là thứ không dễ quên đi. Những ngày tháng tập trung đội tuyển, học hành không chuyên tâm..ra trường, tôi mới thật sự thấm thía những tổn thương mình để lại trong cô, cô chủ nhiêm của tôi. Nỗi buồn trong đáy mắt cô ngày ấy sao ta chẳng nhận ra? Sao chỉ nhận ra khi màu phượng đỏ đã bàng bạc sắc của kỷ niệm xa xôi? Vậy mới biết trong các nghề có lẽ nghề giáo là nghề dễ bị đau nhất. Người chấp nhận làm nghề giáo không chỉ trao trọn kiến thức của mình cho học trò mà nhiều lúc còn phải chấp nhận sự phũ phàng và lãng quên nghiệt ngã, người bị vết thương ấy lại không thể trách ai, có chăng là tự trở về với giọt nước mắt của mình mà thôi…
Khi tôi viết những dòng này chỉ còn ít ngày nữa trường THPT Nguyễn Huệ sẽ kỷ niệm 30 năm thành lập, 30 năm với bao thăng trầm, với bao lứa học trò đến rồi đi. Ngày 13/11 tới sẽ là tết đoàn viên cho những đứa con xa quê về với gia đình mến thương của mình. Hồi hộp, bâng khuâng như cảm giác bút vở xênh xang, thơm mùi mực mới ngày khai giảng thủa nào. Lòng tự nhủ thầm: Ta sẽ về, về để gặp lại thầy cô, bạn bè, về để được chạm tay vào ký ức…lần nữa….

Câu trả lời:

Trong cuộc đời mỗi con người ai cũng có những phút gặp gỡ và chia xa.Nhưng chẳng có cuộc gặp gỡ và chia xa nào đẹp nhất,trong sáng nhất của đời người bằng thời áo trắng đến trường cả.Với tôi đó là phút giây tôi được gặp những người bạn mới;ngôi trường mới và khi phải chia xa ngôi trường đó,những thứ nơi đó đó là 1 niềm vui nhưng cũng là nỗi buồn.Tôi cũng đã và đang sống trong cảm giác như vậy.

Nhớ hơn 4 năm về trước khi tôi chỉ là 1 cô bé lớp 5 chuẩn bị xa mái trường cấp I,tôi đã chẳng hề buồn,chẳng suy nghĩ lo âubởi trong tiềm thức của tôi sự chia tay là 1 khái niệm xa lạ lắm có,tôi nghĩ cứ lên cấp II thể nào chúng ta chẳng gặp lại bạn cũ.

Và 3 tháng hè đã trôi qua trong suy nghĩ miên man như vậy,tôi không háo hức ,không mong chờ ngày tựu trường bởi đấy có phải lần đầu tiên đối với tôi đâu!

Nhưng tôi đã lầm.Một thoáng bất ngờ,một chút hồi hộp tất cả đã làm ngọn lửa trong tôi cháy âm ỉ.Đó là 1 không gian mới,lạ lẫm có.Vào ngày đầu của buổi gặp mặt,tôi được biết mình sẽ gắn bó với nó suốt 4 năm.Tôi gặp được nhiều bạn mới.Họ khác xa trong suy nghĩ của tôi.Họ-Mỗi người 1 cá tính khiến tôi thấy rằng cuộc sống không đơn điệu như mình tưởng.Thế rồi từ cái giây phút đó,tôi bất giác thấy thích đi học ghê gớm.Tôi thích những kiến thức mới lạ mà mình sẽ thu nhận,thích tiếp xúc với những bạn mình quen,thích học ở ngôi trường này.Khiến cái cảm giác như vậy đan xen vào nhau tạo thành sự lâng lâng khó tả lắm!Và suốt 4 năm trôi qua,tôi luôn cố gắng nỗ lực không ngừng.Lúc nào cũng muốn bay thật cao thật xa vào miền tri thức.Lúc nào cũng hòa mình vào bạn bè vui cười ệm rã.Và tôi kính yêu các thầy cô giáo đã dìu dắt tôi.Trong tôi chưa bao giờ xuất hiện 1 ý nghĩ rằng: “khi xa Nguyễn Trãi lòng tôi sẽ ra sao?” cả.Và bởi chưa bao giờ nghĩ nên giờ đây khi mùa tựu trương cuối cùng của tôi,tôi đã băn khoan và suy nghĩ.Tôi đang sống vội vàng,sống nhiều hơn mỗi ngày để sau này không cảm thấy vung phí,tôi đặt ra mục tiêu cao nhất của mình để thực hiện,tôi sông chan hòa và hết mình với những người xung quanh...Tôi cố ghi nhớ mọi thứ,từng gương mặt một,từng thứ một,từng cái cây ngọn cỏ.Tôi ghi hết nhớ hết.Bởi tôi biết sẽ ít có cơ hội để ta và mọi người gặp lại nhau như thế này sau mỗi buổi chia tay lắm!Bởi vì trong tôi giò đây mọi cảm xúc đã trưởng thành hơn.Ngay như chính bản thân tôi giờ đây vậy.Bốn năm để thay đổi 1 con người.Bốn năm để làm thay đổi 1 con người,1 cô bé vô tư lự thành 1 thiếu nữ biết âu lo suy nghĩ.Do chính sự thay đổi đó mà giờ đây tôi sống gấp sống gáp.Tôi trân trọng từng phút từng giây được học dưới mái trượng này.

Tôi sẽ không cố tưởng tượng ra 1 buổi chia tay với Nguyễn Trãi đầy nước mắt sầu thẳm đâu.Đối với tôi,tôi mang rằng đó như là “cuộc chia li chói ngời sắc đỏ”,vẫn tin vào ngày mai với 1 niềm hi vọng mãnh liệt rằng:ta sẽ gặp lại nhau vào 1 ngày không xa đâu,Nguyễn Trãi ơi!....