Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Đăk Lăk , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 27
Số lượng câu trả lời 73
Điểm GP 10
Điểm SP 27

Người theo dõi (11)

$Mr.VôDanh$
My love P336
Phó Văn Phúc

Đang theo dõi (5)

Ngọc Mai
Nội Nguyễn
Hiiiii~
Đéo Biết

Chủ đề:

Đề kiểm tra cuối học kì II - Địa lí 8

Câu hỏi:

Câu 1: Khu vực đông Nam Á gồm bao nhiêu nước ?

Câu 2 : 5 nước đầu tiên gia nhập vào ?

Câu 3 : Nêu những nguyên nhân làm suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật của nước ta? Trước tình hình đó chúng ta cần có biện pháp gì ?

Câu 4: Những cơ hội và những thách thức đối vs việt Nam khi gia nhập ASEAN ?

Câu 5 :Phân tích ảnh hưởng của vị trí lãnh thổ đối vs tự nhiên và phát triển kinh tế nươc ta ?

Câu 6: Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối vs kinh tế và đời sống của nhân dân ta ?

Câu 8: Trình bày sự giống nhau và khác nhau giữa địa hình đồng bằng sông Hồng và sông Cửa Long ?

Câu 9 : Đặc điểm chung của khí hậu nước ta ?

Câu 10 : Ví sao khí hậu nước ta lại đa dạng và thất thường?

Câu 11 : Em hãy cho biết những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại ?

Câu 12 : Em hãy cho biết 4 đặc điểm chung của sông ngòi nước ta ?

Câu 13 : Em hãy trình bày nguyên nhân và biện pháp hạn chế nước sông bị ô nhiễm ?

Câu 14 : Em hãy kể tên 9 hệ thống con sông lớn ở nước ta ?

Câu 15 : So sánh 3 nhóm đất chính ở nước ta ?

Câu 16 : Thiên nhiên Việt Nam có những đặc điểm chung nào ?

Câu 17 :Hãy tính xem ở nước ta 1 km2 đất liền tương ứng vs bao nhiêu km2 mặt biển?

Câu 18 : Miền núi nc ta có những thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế xã hội ?

Câu 19 : Tnh chất nhiệt đới gió mùa ẩm đc thể hiện ntn trong các thành phần tự nhiên Việt Nam ?

Câu trả lời:

Việc học tập trong cuộc sống là vô cùng quan trọng. Đây là việc cần thực hiện khi còn trẻ và trong suốt cuộc đời sau này. Ít lâu nay, một số bạn trong lớp tôi có phần lơ là học tập. Tôi đã cố gắng thuyết phục các bạn và cũng như tự nhắc nhở mình rằng nếu khi ta còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!

Có ai biết từ “học hành” mang nghĩa gì không? “Học hành” có nghĩa là tiếp thu kiến thức của người cô, người thầy, nhưng lí thuyết vẫn chưa đủ, chúng ta phải được thực hành để nâng cao tầm hiểu biết. Còn “học hỏi” là sao? Học hỏi là sự chuyên cần trong học tập không bất chấp khó khăn, song để kiến thức được bổ sung, ngoài việc học ở trường lớp, ta phải học tập những tấm gương hoặc đi đây đó tìm thêm kiến thức mình chưa biết trong thiên hạ vì kiến thức của nhân loại bao la, mênh mông như biển cả, còn sự hiểu biết của mỗi người chúng ta chỉ như giọt nước

Chắc các bạn cũng đã biết về Bác Hồ rồi phải không? Bác Hồ không những giỏi giang việc nước, yêu thương dân lành mà còn rất thông minh. Bác Hồ thông minh như vậy không phải là do Bác chi tiền để đi học, cũng không phải nhờ ai chỉ bảo trước, lại càng không phải là có tài năng bẩm sinh. Bác Hồ thông minh nhờ sợ chịu khó, kiên trì, nhẫn nại. Bác tự học lấy mà không cần ai giúp cả. Tiêu biểu trong thời kì mà Bác ra đi để tim đường cứu nước, trước mỗi lần dọn dẹp boong tàu, Bác luôn luôn ghi trên tay mình mười chữ cái tiếng Anh. Bác không biết thì Bác tra cứu tài liệu, học cho thuộc lòng, vượt chỉ tiêu đặt ra thì mới chịu thôi. Cứ như thế, ngày qua ngày, Bác trở nên thành đạt, thông thạo ngoại ngữ chẳng khác chi so với một người nước ngoài cả.

Chắc bạn chưa biết rằng học tập giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua được. Một ví dụ điển hình cho chúng ta một bài học rất hay chính là thầy Nguyễn Ngọc Kí. Thầy ấy bị liệt hai tay từ nhỏ, mọi người ai cũng nghĩ rằng: “Chắc tàn đời rồi còn đâu mà học nữa” nhưng thật sự không phải như thế. Dù thầy liệt hai tay nhưng thầy vẫn còn yêu việc học tha thiết. “Thua keo này, bày keo khác” – mọi người cũng hay nói thế. Thầy viết chữ bằng tay không được, quyết không nản chí, thầy liền học cách để viết được chữ bằng chân. Nét chữ đúng là có xấu, nhưng thầy vẫn không nản ý chí học tập của mình mà vẫn kiên trì khổ luyện. Nên kết quả đạt được của thầy chính là trở thành một người thầy được mọi người quý trọng, có nét chữ thật đẹp.

Ông bà ta cũng hay có câu: “Một rương vàng không bằng một nang chữ” để nói cho con cháu hiểu rằng tiền bạc không là gì nếu thiếu một cái đầu thông minh… Quả đúng là thế: “tiền bạc, công việc có thể kết thúc một ngày nào đó, nhưng sự học vấn thì không bao giờ” – Đó là câu nói của một danh nhân nổi tiếng có ý bảo ta rằng, tiền bạc ngày qua ngày cứ mất dần, nhưng kiến thức sẽ giúp ta có việc làm nên kiến thức vẫn quý hơn ngàn lần tiền bạc: “Học tập là hạt giống của kiến thức, khiến thức là hạt giống của hạnh phúc”

Để các bạn không lơ là trong việc học, tôi sẽ chủ động khuyên các bạn trong lớp không nên lơ là mà phải tập trung trong học tập hơn. Ta phải chịu khó học khi còn trẻ thì lớn lên mới làm được việc có ích, làm được việc lớn được.