Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 38
Số lượng câu trả lời 437
Điểm GP 62
Điểm SP 344

Người theo dõi (356)

_Chouu_
anna tran
blauceky swift

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NỬA ĐẦU THẾ KỈ 19:
1. Phong trào đập phá máy móc và bãi công

Cùng với sự phát triển công nghiệp, giai cấp công nhân hình thành sớm ở Anh. rồi ớ các nước khác. Lòng tham lợi nhuận, sự bóc lột nặng nề của giai cấp tư sản đã làm cho tình cảnh công nhân vô cùng khốn khổ. Họ phải làm việc từ 14 đến 16 giờ mỗi ngày trong những điều kiện lao động vất vả để nhận đồng lương chết đói. Đàn bà, trẻ em cũng phải làm việc nặng, lương thấp hơn đàn ông. Điều kiện ăn ở rất tồi tàn.

Vào cuối thế kỉ XVIII, phong trào đập phá máy móc và đốt công xưởng nổ ra mạnh mẽ ở Anh. Đầu thế kỉ XIX, phong trào này lan ra các nước khác như Pháp, Bỉ, Đức. Công nhân còn đấu tranh bằng hình thức bãi công, đòi tăng lương, giảm giờ làm.

Trong quá trình đấu tranh, giai cấp công nhân đã thành lập các công đoàn.

Công đoàn là tổ chức nghề nghiệp của công nhân, có nhiệm vụ đoàn kết, tổ chức họ đấu tranh đòi quyền lợi cho mình, như đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện điều kiện làm việc (vệ sinh môi trường, an toàn lao động...), giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn (ốm đau, tai nạn, thất nghiệp)...

2. Phong trào công nhân trong những năm 1830-1840

Từ những năm 30 - 40 của thế kỉ XIX, giai cấp công nhân đã lớn mạnh, tiến hành đấu tranh chính trị, trực tiếp chống lại giai cấp tư sản.

Năm 1831, công nhân dệt tơ thành phố Li-ông (Pháp) khởi nghĩa đòi tăng :ương, giảm giờ làm và đòi thiết lập chế độ cộng hòa. Tinh thần đấu tranh của họ thể hiện qua khẩu hiệu viết trên lá cờ "Sống trong lao động, chết trong chiến đấu. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp. Năm 1834, thợ tơ Li-ông lại khởi nghĩa, đã chiến đấu quyết liệt với quân chính phủ trong bốn ngày.

Năm 1844,công nhân dệt vùng Sơ-lê-din (Đức) khởi nghĩa, chống sự hà khắc của chủ xưởng và điều kiện lao động tồi tệ. Cuộc khởi nghĩa chỉ cầm cự được ba ngày rồi bị đàn áp đẫm máu.

Từ năm 1836 đến năm 1847, một phong trào công nhân rộng lớn, có tổ chức, đã diễn ra ở Anh, đó là "Phong trào Hiến chương”.

Hình thức đấu tranh của phong trào này là mít tinh, biểu tình đưa kiến nghị (có hàng triệu chữ kí) đến Quốc hội đòi quyền phổ thông bầu cử, tăng lương, giảm giờ làm cho người lao động. Phong trào cuối cùng bị dập tắt nhưng đã tỏ rõ tính chất quần chúng rộng lớn. tính tổ chức và mục tiêu chính trị rõ nét.

Những cuộc đấu tranh của công nhân Pháp, Đức. Anh nêu trên cuối cùng đều bị thất bại vì thiếu tổ chức lãnh đạo vững vàng và chưa có đường lối chính trị đúng đắn, nhưng đã đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế và tạo tiền đề cho sự ra đời của lí luận cách mạng.

Câu trả lời:

Từ sau chiến tranh chống Mông - Nguyên, xã hội ngày càng phân hoá:

- Tầng lớp vương hầu, quý tộc Trần ngày càng có nhiều ruộng đất (điền trang, thái ấp). Đó là tầng lớp có nhiều đặc quyền, đặc lợi, nắm giữ các chức vụ chủ yếu trong bộ máy chính quyền ở triều đình và các địa phương.
Tầng lớp thứ hai là địa chủ, là những người giàu có trong xã hội, có nhiều ruộng đất tư cho nông dân cày cấy để thu tô nhưng không thuộc tầng lớp quý tộc.
Nông dân cày ruộng công của nhà nước ở thế kỉ XIV, do nhiều năm bị mất mùa, đói kém, nông dân phải bán ruộng đất, bởi vậy tầng lớp nông dân tá điền lĩnh canh ruộng đất và nộp tô cho địa chủ đông hơn trước.
Tầng lớp thợ thủ công, thương nhân chiếm một tỉ lệ nhỏ trong cư dân, nhưng cũng ngày một đông hơn do sự phát triển của các nghề thủ công và việc buôn bán được đẩy mạnh.
Tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội là nông nô, nô tì. Họ bị lệ thuộc và bị quý tộc bóc lột nặng nề hơn nông dân tá điền. Nhiều quý tộc có tới hàng trăm nông nô, nô tì. Con cái của nô tì cũng là nô tì của chủ. Nô tì được đưa vào sản xuất thì chuyển thành nông nô.

* Sơ đồ phân hóa xã hội:

Image result for Neu tình hình xã hội thời Trần sau chiến tranh ? Vẽ sơ đồ phân hóa xã hội ?

Câu trả lời:

- Nói nền kinh tế thời Đinh - Tiền lê là nền kinh tế tự chủ vì:

Thời Đinh - Tiền Lê, ruộng đất trong nước nói chung thuộc sở hữu của làng xã. Nhân dân trong làng, theo tập tục, chia ruộng đều cho nhau để cày cấy và nộp thuế, đi lính và làm lao dịch cho nhà vua.
Hằng năm vào mùa xuân, vua Lê thường về địa phương tổ chức lễ cày tịch điền và tự mình cày mấy đường để khuyến khích nhân dân sản xuất. Việc khai khẩn đất hoang được mở rộng. Nhà Lê cũng chú ý đào vét kênh ngòi ở nhiều nơi, vừa thuận lợi cho việc đi lại, vừa tiện tưới tiêu cho đồng ruộng. Do đó, nông nghiệp ngày càng ổn định và bước đầu phát triển. Mùa lúa các năm 987, 989 đều tốt. Nghề trồng dâu, nuôi tằm cũng được khuyến khích.
Thế kỉ X, nước Đại Cồ Việt đã xây dựng một số xưởng thủ công nhà nước, chuyên chế tạo các sản phẩm phục vụ nhu cầu của vua quan. Trong những xưởng đúc tiền, rèn vũ khí, may mũ áo và trong việc xây dựng cung điện, nhà cửa, chùa chiền... đã tập trung được nhiều thợ khéo trong nước.
Trong nhân dân, các nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển như nghề dệt lụa, kéo tơ, làm giấy, làm đồ gốm... 

Thời Đinh - Tiền Lê đều cho đúc tiền đồng để lưu thông trong nước. Thuyền buôn nước ngoài đã đến Đại cồ Việt buôn bán. Nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng quê được hình thành ở các địa phương.
Quan hệ bang giao Việt - Tống được thiết lập. Nhân dân miền biên giới hai nước tiếp tục qua lại trao đổi hàng hoá với nhau.

Câu trả lời:

Câu 1:

Dòng biển nóng là dòng nước biển chảy từ xích đạo về hướng các cực. Dòng biển nóng có nhiệt độ cao nên nước bốc hơi nhanh, mang theo độ ẩm lớn nên người ta gọi là '' dòng biển nóng''
Dòng biển lạnh là dòng nước biển chuyển động từ 40 độ Bắc hoặc Nam về vùng xích đạo. Dòng biển lạnh có nhiệt độ thấp, mang theo khối không khí khô nên người ta gọi là ''dòng biển lạnh''

Câu 2:

Các dòng biển nóng thường phát sinh ở hai bên Xích đạo, chảy về hướng tây, khi gặp lục địa thì chuyển hướng chảy về phía cực.

Các dòng biển lạnh xuất phát từ khoảng vĩ tuyến 30 – 40o thuộc khu vực gần bờ phía đông của các đại dương rồi chảy về phía Xích đạo, cùng với dòng biển nóng tạo thành những hệ thống hoàn lưu trên các đại dương ở từng bán cầu.

Hướng chảy của các vòng hoàn lưu lớn ở bán cầu Bắc theo chiều kim đồng hồ, ở bán cầu Nam thì ngược lại.

Ở bán cầu Bắc còn có những dòng biển lạnh xuất phát từ vùng cực, men theo bờ tây các đại dương chảy về phía Xích đạo.

Ở vùng gió mùa thường xuất hiện các dòng biển đổi chiều theo mùa

Ở Bắc Ấn Độ Dương, về mùa hạ dòng biển nóng chảy theo vòng từ tây… rồi trở về Xri Lan-ca. Về mùa đông, dòng biển này chảy theo chiều ngược lại.
Câu 3:

- Thứ nhất là sự tạo ra vủng biển có nhiệt độ vừa phải

- Thứ 2 là 2 dòng khác tính gặp nhau sự tạo sự chuyển dịch các luồng nước nhất định trong biển theo chiều lên xuống, dòng nóng đi lên, dòng lạnh đi xuống, sự chuyển dịch giúp hải sản phân bố đa dạng và rộng hơn bình thường , theo các dòng biển là các luồng phiêu sinh vật, khi dòng nóng bị đẩy lên, các phiêu sinh bị đẩy lên, cá sẽ tập trung lên tầng mặt, lúc đó rất dễ bắt cá với số lượng lớn, xuống sâu nữa cũng sẽ rất đa dạng vì có thêm nhiều loại cá thích ăn phiêu sinh vật của dòng lạnh ở tầng dưới.

- Thứ ba là là nơi giao nhau cũng là giao nhau các luồng sinh vật di cư, càng làm tăng tính đa dạng về xuất xứ các loại hải sản