Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hưng Yên , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 4
Số lượng câu trả lời 143
Điểm GP 23
Điểm SP 108

Người theo dõi (32)

Thanh Trúc
*SDDDA
chiến lê
TACA CHANNEL

Đang theo dõi (9)

nguyen thi vang
Lê Đình Minh
vu thi thao

Câu trả lời:

1. Viết đoạn văn nêu rõ vai trò của rừng đối vs đời sống con người

Rừng là tài nguyên quý giá của con người, rừng cung cấp cho ta lương thực, thực phẩm, rừng cung cấp nguyên liệu trong công nghiệp, rừng là nơi con người nghiên cứu, tìm tòi, khám phá, tham quan du lịch. Thử hỏi rằng nếu không có rừng với các loài động thực vật phong phú thì những món thức ăn, những trái cây chín,... chúng ta kiếm đâu ra? Thứ hỏi rằng nếu không có rừng thì lấy đâu ra những bột gỗ để chế tạo giấy, lấy đâu ra gỗ để làm nhà. Tủ, giường, bàn...? Thử hỏi rằng nếu không có rừng là nơi cư trú của nhiều loài động thực vật quý hiếm thì các nhà sinh vật học lấy đâu ra nơi nghiên cứu khoa học, nơi bảo tồn các động vật hoang dã? Và nếu không có rừng thì mọi người sẽ không biết được những cảnh đẹp kỳ thú của thiên nhiên. Nói tóm lại, chúng ta đang dựa vào rừng để phát triển kinh tế, để đảm bảo những điều kiện quan trọng cho sự phát triển. Nhưng vượt lên trên tất cả, tác dụng to lớn nhất của rừng từ muôn đời nay chính là cung cấp khí oxi đảm bảo sự sống cho con người. Rừng với tán lá vĩ đại là nơi điều hoà khí hậu, hút khí độc các-bô-níc và tạo ra khí ô-xi, vì vậy người ta còn coi rừng như một lá phổi xanh của Trái Đất, ngôi nhà chung của nhân loại. Cùng với dó, rừng là nhân tố quan trọng giúp chống xói mòn rửa trôi đất, bảo vệ đất khỏi những cơn mưa lũ,... Có thể khẳng định vai trò to lớn không gì có thể thay thế được của rừng đối với đời sống con người. Vì vậy, bảo vệ rừng và phát triển rừng chính là nhiệm vụ hàng đầu của nhân loại ngày nay.

Câu trả lời:

Trong cuộc sống hàng ngày, con người trong xã hội trao đổi những vấn đề về công việc, tình cảm với nhau thông qua hành động giao tiếp, hay nói cách khác, con người dùng ngôn ngữ, lời nói để giao tiếp với nhau. Trong cuộc giao tiếp ấy, con người có thể đem lại niềm vui cũng như hài lòng cho nhau thông qua những lời nói khéo léo, thân tình, tránh được những xích mích, hiểu lầm không đáng có. Nói về cách ứng xử, giao tiếp này, ông cha ta xưa kia cũng có một câu tục ngữ nói về vấn đề này: “ Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” là một câu tục ngữ đầy ý nghĩa, bởi nó phản ánh được đúng ý nghĩa, mục đích của các cuộc giao tiếp, đồng thời câu tục ngữ cũng như lời khuyên chân thành, lời nhắn nhủ của ông cha ta với các thế hệ hậu bối về cách ững xử khéo léo trong giao tiếp cũng như cách xử dụng lời nói của mình sao cho phù hợp, đạt được mục đích giao tiếp cao nhất của các cuộc giao tiếp. Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, giao tiếp chính là cách thức con người trao đổi tư tưởng, tình cảm với nhau. Do đó, trong một ngày ta có thể tiếp xúc với rất nhiều người. Tuy nhiên,trong quá trình tiếp xúc này, ta có gây được thiện cảm với họ hay không lại hoàn toàn vào cách xử dụng ngôn ngữ của chúng ta.

“Lời nói chẳng mất tiền mua”, lời nói là cách con người sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với mọi người. Lời nói là cái vốn có, vì vậy nó được chi phối, điều tiết bởi chính bản thân người nói. Có thể nói điều này, điều kia, nói nhiều, nói ít không bị giới hạn, tùy vào mục đích sử dụng của con người. Vì vậy, lời nói “không mất tiền mua”. Ở đây, các tác giả dân gian như muốn nói với chúng ta về một sự thật hiển nhiên, tưởng chừng như ai cũng biết. Song, hàm ý của câu nói lại hoàn toàn nằm ở vế sau của câu tục ngữ : “Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nếu ở vế đầu, các tác giả dân gian trình bày về một đặc điểmcủa lời nói thì ở vế này, lại nhấn mạnh vào lời nhắn nhủ. Vì lời nói không mất tiền mua, vì vậy con người có thể thoải mái sử dụng lời nói của mình mà không gặp bất cứ rào cản nào. Nhưng, lời nói có thể dễ dàng nói ra, nhưng không phải lời nói nào cũng “đi” vào tai người nghe. Người nói có gây thiện cảm với người nghe được không thì còn hoàn toàn phụ thuộc vào cách sử dụng lời nói của người nói. Các tác giả dân gian khuyên nhủ chúng ta nên có sự lựa chọn phù hợp, sao cho vừa đáp ứng được bối cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp mà vừa tạo được sự ấn tượng, thiện cảm ở người nghe.

Câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” vừa là một lời khuyên về cách ứng xử của ông cha cho thế hệ con cháu, vừa thể hiện được phong cách sống khéo léo, uyển chuyển của nhân dân ta. Người dân Việt Nam nổi tiếng với bạn bè quốc tế là một quốc gia chuộm hòa bình, hiếu khách, thân thiện. Sự thân thiện này một phần nằm ở cách cư xử khéo léo, linh hoạt trong mọi trường hợp, trong mọi tình huống giao tiếp. Cùng trong một trường hợp giao tiếp, nhưng người Việt Nam luôn sử dụng lời nói của mình sao cho khéo léo nhất, tránh mất lòng người nghe, gây thiện cảm với người đối diện.

Tuy nhiên, sự khéo léo trong cách ứng xử, sự linh hoạt, chọn lựa trong lời nói không có nghĩa là nói là những lời giả dối, nịnh bợ hợm hĩnh chỉ mong vừa lòng người khác, nâng vị trí của mình trong lòng người ta. Bởi, những lời nói không thật lòng thường biến ta thành những con người giả dối, ấn tượng về ta trong lòng người khác không hơn không kém chỉ là một kẻ nịnh bợ, rào trước đón sau một cách hợm hĩnh. Câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” vừa khuyên nhủ con người cần có sự khéo léo trong việc sử dụng lời nói nhưng cũng đề cao tính chân thực trong lời nói ấy. Trong những trường hợp cần bị phê bình, lên án thì ta vẫn phải nói thẳng, nói thật. Tùy vào từng đối tượng, hoàn cảnh mà mức độ lời nói của ta khác nhau. Nếu chỉ dừng lại ở mức độ nhắc nhở, khuyên bảo về những khuyết điểm của người khác, ta cần sử dụng những lời nói sao vừa đủ để nhắc nhở song không làm người ta tổn thương đến lòng tự trọng.

Như vậy, câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua- Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” là một câu tục ngữ hay và ý nghĩa nói về cách ứng xử của con người với nhau trong xã hội. Vì, lời nói thân tình có thể thắt chặt mối quan hệ tình cảm của con người với con người, làm cho xã hội trở nên bền vững, tốt đẹp hơn.

Câu trả lời:

DÀN Ý

1. Mở bài:

- Nhận xét khái quát về vai trò quan trọng của sách trong đời sống của con người.

- Trích dẫn câu nói.

2. Thân bài:

a) Giải thích ý nghĩa câu nói:

* Sách là gì?

+ Là kho tàng tri thức:

- Về thế giới tự nhiên.

- Về đời sống con người.

- Về kinh nghiệm sản xuất.

+ Là sản phẩm tinh thần:

- Sản phẩm của nền văn minh nhân loại.

- Kết quả của quá trình lao động trí tuệ lâu dài.

- Hàng hóa có giá trị đặc biệt.

+ Là người bạn tâm tình gần gũi:

- Giúp ta hiểu điều hay lẽ phải trong đời.

- Làm cho cuộc sống tinh thần thêm phong phú.

* Tại sao Sách là ngọn dèn sáng bất diệt của trí tuệ con người:

+ Sách giúp ta hiểu biết về mọi lĩnh vực:

- Khoa học tự nhiên.

- Khoa học xã hội

+ Sách giúp ta vượt khoảng cách của không gian, thời gian:

- Hiểu quá khứ, hiện tại, tương lai.

- Hiểu tình hình trong nước, ngoài nước.

b) Bình luận về tác dụng của sách:

+ Sách tốt:

- Mở mang trí óc, nâng cao tầm hiểu biết.

- Giúp con người khám phá giá trị của bản thân.

- Chắp cánh cho ước mơ và khát vọng sáng tạo.

+ Sách xấu:

- Tuyên truyền lối sống ích kĩ, thực dụng.

- Gieo rắc những tư tưởng, tình cảm tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến việc hình thành nhân cách.

c) Thái độ đối với việc đọc sách:

- Tạo thói quen và duy trì hứng thú đọc sách lâu dài.

- Cần chọn sách tốt để đọc.

- Phê phán và lên án những cuốn sách có nội dung xấu.

3.Kết bài:

- Mỗi người phải biết nói lời đúng, nói lời hay.

Câu trả lời:

Cuộc sống của con người mỗi ngày một thay đổi, của cải vật chất ngày càng nhiều nhưng tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận. Nếu chúng ta không biết tiết kiệm thì làm ra bao nhiêu cũng hết. C. Mac nói : “Mọi tiết kiệm, suy cho cùng là tiết kiệm thời gian”. Câu nói của Cac Mac khẳng định thời gian là quý nhất.

Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là tiết kiệm ?. Tiết kiệm là một trong những phẩm chất cơ bản của con người. Tiết kiệm là sử dụng tiền bạc, của cải vật chất, sức lao động, thời gian… một cách hợp lí, đúng mức, không lãng phí.

Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, keo kiệt, không phải là coi trọng đồng tiền một cách quá đáng, việc cần chi tiêu cũng không dám chi tiêu, gặp lúc cần đóng góp cũng không đóng góp.

Tiết kiệm cũng không phải là dè xẻn, để dành, cất kín tiền bạc dư thừa mà ngược lại, cần làm cho nó sinh sôi nảy nở. Người dân nào cũng có tiền chưa dùng đến, nên đem gửi vào ngân hàng, vào quỹ tiết kiệm, sẽ ích nước lợi nhà, theo tinh thần của câu khẩu hiệu : “Tiết kiệm là quốc sách”.

Cac Mac nói : “Mọi tiết kiệm, suy cho cùng là tiết kiệm thời gian” bởi vì thời gian gắn liền với từng con người và từng việc cụ thể. Muốn hoàn thành một công việc nào đó, dù lớn hay nhỏ, chúng ta đều cần phải có thời gian. Ví dụ : học sinh học năm năm thì hết bậc Tiểu học, bốn năm thì hết bậc Trung học cơ sở, ba năm mới hết bậc Trung học phổ thông. Người nông dân sau ba tháng gieo trồng, chăm sóc mới thu hoạch được một vụ lúa. Không có thời gian thì chúng ta không làm được việc gì cả. Từ xưa, dân gian cũng đã khẳng định : “Thì giờ là vàng bạc”.

Vậy thời gian là yếu tố quan trọng không thể thiếu để chúng ta học tập, lao động và tạo ra những của cải vật chất, tinh thần quý giá cho cá nhân, cho xã hội. Sử dụng một khoảng thời gian cho một công việc nào đó nhưng không đạt kết quả theo ý muốn thì ta buộc phải làm lại từ đầu. Như vậy là ta đã đánh mất thời gian, đánh mất một phần của cuộc đời mình.

Trong quãng đời đi học, nếu chúng ta lười biếng, không chịu nghe theo lời dạy bảo của cha mẹ, thầy cô thì liệu khi bước vào đời, chúng ta có đủ năng lực để tự nuôi sống bản thân và đóng góp cho xã hội ?. Lúc ấy, dẫu có muốn học lại từ đầu thì chắc cũng không dễ dàng gì.

Sử dụng thời gian để học tập tốt, lao động tốt thì chúng ta sẽ tạo ra nhiều của cải vật chất và tinh thần, góp phần dựng xây đất nước ngày càng giàu đẹp.

Có thời gian là có tất cả. Thời gian qua đi không lấy lại được. Mỗi con người chỉ có một quỹ thời gian nhất định để sống, học tập và lao động. Vậy trong suốt thời gian ấy, chúng ta phải làm gì để đến “khi nhắm mắt xuôi tay, không phải ân hận vì những năm tháng sống hoài sống phí ?” (“Thép đã tôi thế đấy” – Otsterropski). Đó là câu hỏi lớn đặt ra cho cả đời người, do đó chúng ta phải biết quý thời gian mình đang sống.

Trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay, câu nói của Cac Mac càng có giá trị như một chân lí. Việt Nam vốn là một nước có nền kinh tế tiểu nông lạc hậu. Sau hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ kéo dài suốt mấy chục năm, nền kinh tế nước ta lại càng nghèo nàn, lạc hậu. Chính vì vậy, chúng ta cần tranh thủ thời gian để khôi phục và phát triển mọi lĩnh vực của đất nước. Kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 cho đến nay, nhân dân ta đã bắt tay vào sự nghiệp xây dựng đất nước trong hòa bình theo đường lối đổi mới, mở cửa nên bước đầu đã có cuộc sống ấm no. Tuy vậy, Việt Nam vẫn là một trong những nước nghèo chậm phát triển so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Hiện nay, đi đôi với những cố gắng phát triển kinh tế, khoa học, kĩ thuật. Nhà nước ta đã đề cao chủ trương tiết kiệm trong toàn Đảng, toàn dân, coi tiết kiệm là quốc sách, là một trong những biện pháp cơ bản hàng đầu để xây dựng đất nước.

“Tiết kiệm là quốc sách”, bởi vì tiết kiệm đem lại lợi ích to lớn cho con người và xã hội. Với một quốc gia như Việt Nam thì tiết kiệm lại càng quan trọng và cần thiết. Tiết kiệm để tích lũy vốn, đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, từng bước đưa đất nước đi lên. Chúng ta có thể huy động vốn từ nhiều nguồn như vay mượn của nước ngoài hay hợp tác đầu tư… nhưng nguồn vốn trong nước vẫn là cơ bản, mà nguồn vốn của nhân dân chỉ có được bằng cách chi tiêu hợp lí và tiết kiệm.

Tiết kiệm là việc làm vô cùng cần thiết. Đảng và Nhà nước kêu gọi các cơ quan, đoàn thể hãy tiết kiệm tối đa, không mua ô tô loại sang, không xây dựng công sở thật lớn, không trang bị những đồ dùng đắt tiền, không tổ chức tiệc tùng lãng phí… Những công trình lớn được xây dựng đúng tiến độ thi công, bảo đảm đúng chất lượng tốt tiết kiệm cho ngân quỹ quốc gia. Những cuộc họp đúng giờ, ngắn gọn là tiết kiệm thời gian. Một dây chuyền sản xuất hợp lí là tiết kiệm công sức lao động.

Tiết kiệm là biểu hiện của nếp sống văn minh, văn hóa. Xưa nay, những kẻ có thói xấu ném tiền qua cửa sổ đều mau chóng thất cơ lỡ vận, còn những người biết chi tiêu hợp lí và thực sự tiết kiệm thì ngày càng giàu có. Sinh thời, Hồ Chủ tịch đã căn dặn toàn dân phải “tiết kiệm thời giờ, sức lao động và tiền của”.

Mỗi người có những cách thức khác nhau để thực hành tiết kiệm. Chủ doanh nghiệp tiết kiệm tiền của, sức lao động, hợp lí hóa sản xuất. Người nội trợ chi tiêu hợp lí để tiết kiệm ngân quỹ gia đình. Còn học sinh chúng ta phải làm gì để thực hành tiết kiệm ?. Điều quan trọng nhất là nên dành nhiều thời gian để : “Học, học nữa, học mãi”; phải biết sắp xếp một cách hợp lí giờ học, giờ chơi, giờ lao động. Giữ gìn trường lớp, bàn ghế, đồ dùng học tập… là tiết kiệm cho nhà trường. Bảo quản sách vở, quần áo, xe cộ để cha mẹ đỡ tốn tiền mua sắm cũng là tiết kiệm. Chăm chỉ học tập, lao động vừa là giúp đỡ cha mẹ, vừa là giúp đất nước tiết kiệm tiền của để đào tạo một con người. Có muôn ngàn cách để tiết kiệm, miễn là chúng ta phải có ý thức tự giác.

Câu nói của Cac Mac đúng với mọi hoàn cảnh, mọi quốc gia. Trong nhịp sống khẩn trương của thời đại công nghiệp, chúng ta lại càng phải thường quyên rèn luyện ý thức tiết kiệm.

Không chỉ tự mình thực hành tiết kiệm mà chúng ta nên vận động mọi người cùng hưởng ứng chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí tiền của Nhà nước, nhất là lãng phí thời gian. Tiết kiệm không chỉ là việc làm quan trọng, cấp thiết mà còn là một trong những phẩm chất cần có của mỗi con người nếu muốn thành công trong sự nghiệp. Vì thế, ủng hộ chủ trương tiết kiệm của Nhà nước cũng là biện pháp để chúng ta rèn luyện phẩm chất tốt đẹp của con người mới.

Câu trả lời:

GỢI Ý:

I. Mở bài: giới thiệu vấn đề “ Học, học nữa, học mãi”
Đối với mỗi con người chúng ta, việc học tập là vô cùng cần thiết và quan trọng. học để chúng ta lĩnh hội kiến thức và phục vụ cho công việc, cho cuộc sống sau này. Chính vì thế mà việc học là một việc mỗi con người chúng ta đều phải học. nhưng học như thế nào cho đúng, cho hiệu quả thì ai có thể làm được. nhà triết học Lê- Nin đã có một câu nói về cách học mà chúng ta cần phải học hỏi, đó là “ Học, học nữa, học mãi”. Để biết rõ hơn về câu nói này, ta cùng đi tìm hiểu thế nào là “ Học, học nữa, học mãi”

II. Thân bài
1. Giải thích thế nào là “ Học, học nữa, học mãi”

- Học: là thúc giục con người bắt đầu học tập, lĩnh hội và tiếp thu kiến thức, tìm hiểu và chiếm lĩnh các kiến thức.
- Học nữa: “ học” đã thúc giục ta bắt đầu học, thì “ học nữa” thúc giục ta tiếp tục học tập, đã học rồi nhưng chúng ta vẫn phải tiếp tục học nữa, học nhiều hơn nữa.
- Học mãi: học tập là một vấn đề quan trọng, một công việc mãi mãi với cuộc sống của chúng ta. Chúng ta cần phải luôn học hỏi và học tập dù là bất kì ai, bất kì chức vụ cao quý nào trong xã hội.

2. Ý nghĩa của việc “ Học, học nữa, học mãi”
- Học tập là một trong hình thức giúp ta tồn tại và phát triển trong xã hội
- Xã hội luôn vận động, luôn phát triển và tạo ra những kiến thức mới, những điều mới mẻ. nếu không học tập và học hỏi thì chúng ta sẽ bị tụt hậu so với xã hội.
- Trong cuộc sống thì người tài giỏi không thiếu, nếu ta không học tập thì bạn sẽ kém hơn so với học, và sẽ trở nên vô ích hơn so với học.

3. Nên học tập ở đâu và phương pháp học
- Chúng ta nên trau dồi kiến thức ở trường lớp, bạn bè, thầy cô và xã hội,….
- Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường ta cũng có thể học: học trong cuộc sống, học trong sách vở, học trong công việc,….
- Học bất cứ đâu, bất cứ nơi nào bạn có thể.

4. Nêu những lối học sai lầm
- Học tủ, học vẹt,….
- Học vì lợi ích
- Học vì ép buột

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ về “ Học, học nữa, học mãi”
Việc học là một việc rất bổ ích và quan trọng với mỗi chúng ta. Nhờ vào học tập mà ta có công việc, có chỗ đứng trong xã hội, có được niềm tin yêu của mọi người. Câu nói của Lê- Nin khuyên ta nên học ở mọi lúc, mọi nơi đâu có thể. Chính vì thế hãy “ Học, học nữa, học mãi” .

Câu trả lời:

I. Mở bài:
-
Giới thiệu về vai trò của ca dao trong đời sống tình cảm của người dân Việt Nam
- Khái quát mảng ca dao nói về tình cảm gia đình, tình cảm dân tộc.
- Trích dẫn câu ca dao:
"Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"

II. Thân bài
1. Giải thích ý nghĩa câu nói:
- Nghĩa đen: Bầu, bí là loại cây leo khác nhau về hình dáng, màu sắc nhưng cùng là loại thân mềm, tuy khác nhau về giống nhưng cùng chung điều kiện sống, cùng chung một số phận ( cùng trên một dàn).
- Nghĩa bóng: Sống ở trên đời không ai giống ai, mỗi người một số phận, nhưng không nên vì vậy mà chia rẽ, mọi người hãy biết đùm bọc, nhường nhịn, chia sẻ, yêu thương nhau.
2. Nêu nguyên nhân của lời khuyên.
- Yêu thương, gắn bó, đoàn kết là đạo lý, truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam:
+ "Nhiếu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng.
"
+ "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ"
+ "Lá lành đùm lá rách"
- Thực tiễn chứng minh nếu yêu thương đoàn kết sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn
+ Xã hội sẽ bớt đi những người phải sống trong bất hạnh.
+ Góp phần mang lại nhiều giá trị nhân đạo trong cuộc sống.
+ Tạo ra một cộng đồng, một xã hội phồn vinh cùng phát triển.
3. Cách thức để thực hiện lời khuyên đó.
- Tự nguyện, chân thành, kịp thời, không tính toán vụ lợi.
- Giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần.
4. Chứng minh tính chất đúng đắn của lời khuyên đó.
- Các phong trào nhân đạo, tình nguyện ( mùa hè xanh, hiến máu nhân đạo, trại trẻ mồ côi, nhà tình thương...)

- Toàn dân tham gia nhiệt tình, trở thành nếp sống tự nhiên.

Câu trả lời:

Từ thuở xa xưa, khi vạn vật chưa sinh sôi nảy nở, khi muôn thú còn đang ngủ yên trong cái nằng trời rọi chiếu, chính lúc ấy loài người đang được tạo thành. Thượng đế đã dùng bàn tay khéo léo tỉ mỉ để hoàn thiện con người về cả hình dáng bên ngoài lẫn cả tâm hồn bên trong. Và Người đã tạo ra một thứ cốt yếu trong tâm hồn, đó chính là tấm lòng. Tấm lòng để kết nối tình người, tình bạn, tình thân. Tấm lòng mà ta hay ngêu ngao hát trong lời nhạc của Trịnh Công Sơn:

“ Sống trong đời sống

Cần có một tấm lòng

Để làm gì? Em biết không?

Để gió cuốn đi”

Câu hát đã đưa lên một vấn đề tấm lòng.Vậy tấm lòng là gì? Tấm lòng là toàn thể tình cảm thân ái, tha thiết hay sâu sắc nhất đối với người mình yêu quý hay cảm phục. Tấm lòng ở con người là một tấm lòng biết chia sẻ, cảm thông, hiểu và giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn. Trịnh Công Sơn đã đưa ra câu hỏi: “ Để làm gì? Em biết không?”. Đúng là ở đời ai cũng cần có một tấm lòng, nhưng ít có ai biết được rằng tấm lòng đó để làm gì, tấm lòng của mình có thể mang đến được những gì cho đời? Ông đưa ra câu hỏi và cũng đồng thời giải thích luôn cho nó: “ Để gió cuốn đi”. Một sự ví von, gió gió cuốn tấm lòng ấy bay xa bay mãi, ở đây cái trừu tượng gió thổi không đơn thuần mang nghĩa như thế nó còn nói lên được rằng, chính gió đã giúp ta mở rộng tấm lòng của mình ra không chỉ với những người xung quah mà còn bay xa tới những chân trời đang có trong thời khó khăn. Tấm lòng của chúng ta có thể giúp họ thêm nghị lực để họ vươn dậy trong cuộc sống, sau bao gian lao thử thách. Câu hát của ông chỉ vỏn vẹn có vài từ nhưng lại bao quát trong đó cả một ngữ nghĩa rộng lớn. Tấm lòng để làm đẹp cho đời cho cuộc sống, cho những người xung quanh và cho ngay cả chính bản thân ta.

Chúng ta thấy rằng ngày nay bản thân ta đang mải miết theo đuổi những vật chất bên ngoài, bị cuốn theo dòng xoáy vô hình của thời gian, lao lực mệt mỏi với đồng tiền để rồi khi thỏa mãn về sự giàu có của chính ta thì ta lại cảm thấy điều mà ta cố gắng giờ đây thật vô ích, thật tẻ nhạt. Ngày qua ngày nó lại vẫn tiếp diễn như một chu kì, ta không cởi mở với bất kì ai, chỉ biết làm vì lợi ích của chính bản thân mình, ta sẽ cảm thấy rằng mình đang mắc vào mình những sợi len vô hình để rồi tự chính mình làm nó rối lên. Vậy tại sao chúng ta không nghĩ rằng hãy tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp, hãy mở rộng tấm lòng, đem nó trải ra với mọi người xung quanh, khi ấy có lẽ rằng ta sẽ cảm thấy thật thoải mái thật dễ chịu. Điều đó làm cho chúng ta cảm thấy rằng, cuộc sống thật đẹp và thật ý nghĩa biết bao. Từng ngày mà chúng ta trôi qua thật dễ dàng và không gặp bất cứ trở ngại nào. Bởi vì chúng ta có tấm lòng, và bởi vì chúng ta biết sử dụng nó. Cũng như Tố Hữu đã từng nói:

Không có gì trên đời hơn thế

Người với người sống để yêu nhau

Tấm lòng cũng như tình yêu thương của con người với con người. Tấm lòng khái quát tình yêu thương. Đời sống chỉ có nghĩa khi chúng ta biết cho đi tấm lòng của mình. Cũng như một đứa bé trong mẩu chuyện nói rằng: “Việc chia sẻ tấm lòng sẽ khiến ta lớn lao và khi ta không chia sẻ nó sẽ làm ta nhỏ đi”. Câu nói ấy đã khiến cho một số người trong chúng ta hiểu rằng, tấm lòng được sẻ chia sẽ tiếp thêm cho những người bất hạnh một nghị lực sống cũng như tiếp thêm vào tâm hồn ta một niềm vui, một sự hài lòng. Minh chứng cho điều đó là hãng sữa Vinamilk đã không ít lần giúp đỡ các trẻ em gặp khó khăn bằng cách trao tặng sữa, trao tặng đến các em một tình yêu một tấm lòng, để các em có thể nhận ra rằng còn có rất nhiều người vẫn quan tâm và chở che, giúp những ước mơ bay xa. Đó cũng chính là tấm lòng. Không chỉ là tấm lòng của chính bản thân ta mà còn là tấm lòng của tất cả mọi người. (cần lấy dẫn chứng minh họa về tấm lòng chia sẻ hoạn nạ của đồng bào, phong trào đền ơn, đáp nghĩa, nhà tình thương…)

Khi Thượng đế muốn ban tặng bất cứ một điều gì cho con người, Người luôn biết rằng nó sẽ là điều có ích cho toàn nhân loại. Tấm lòng cũng vậy, con người hơn ở loài vật ở chỗ ấy. Hươu nai có tình mẫu tử nhưng không thể có được tấm lòng, tấm lòng là chỉ có ở con người. Ta đã có được diễm phúc đó thì tại sao không giữ cho nó ngày càng tốt đẹp mà lại hủy hoại nó đi. Những học sinh ngày nay, chỉ vì một mâu thuẫn nhỏ nhặt mà kéo phe phái để đánh nhau, để rồi đạt được gì? Chỉ là những xây xước những vết thương và cả những giọt nước mắt của người thân. Vậy tại sao chúng ta không dùng tấm lòng để giải quyết nó. Dùng những gì mà tấm lòng có được: sự rộng lượng, lòng khoan dung… để biến nó thành điều tốt đẹp. Bao người khác có thể sử dụng tấm lòng một cách bình thường có khi nhờ nó mà họ còn đạt tới được những thăng hoa trong cuộc sống. Thế thì tại sao ta không làm được như họ. Biết thay đổi dần dần, biết mở lòng thì ta cũng sẽ được như họ. Thời gian sẽ là người bạn đồng hành giúp chúng ta mài giũa được tấm lòng ngày hơn hoàn thiện.

Hãy để tấm lòng của chúng ta cho gió thổi bay, bay đi và sẻ chia sự yêu thương của chúng ta cho tất cả mọi người, giống như câu hát

“ Sống trong đời sống cần có một tấm lòng

Để làm gì? Em biết không?

Để gió cuốn đi”