Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hải Dương , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 25
Số lượng câu trả lời 39
Điểm GP 2
Điểm SP 24

Người theo dõi (15)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 là tất yếu của lịch sử.
+ Kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới.
+ Sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
+ Đó là kết quả của quá trình chuẩn bị công phu, khoa học của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trên cả ba mặt tư tưởng, chính trị và tổ chức.
+ Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, cũng là lúc Việt Nam Quốc dân Đảng tan rã, cùng với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái, sứ mệnh lịch sử của giai cấp tư sản kết thúc. Ngọn cờ phản đế, phản phong được chuyển sang tay giai cấp công nhân. Đảng Cộng sản Việt Nam được lịch sử giao cho sứ mệnh nắm quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam.
- Đảng ra đời đánh dấu bước ngoặt trọng đại của Cách mạng Việt Nam
+ Sự ra đời của Đảng đã chấm dứt tình trạng khủng hoảng về lãnh đạo cách mạng kéo dài mấy chục năm đầu thế kỷ XX.
+ Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng".
+ Đảng ra đời làm cho cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
+ Sự ra đời của Đảng là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt trong tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Câu trả lời:

a) Kết quả và ý nghĩa lịch sử

-Kết quả:

Về chính trị: Đảng ra hoạt động công khai đã có điều kiện kiện toàn tổ chức, tăng cường sự lãnh đạo đối với cuộc kháng chiến. Bộ máy chính quyền được củng cố từ Trung ương đến cơ sở. Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Liên Việt) được thành lập. Khối đại đoàn kết toàn dần phát triển lên một bước mới. Chính sách ruộng đất được triển khai, từng bước thực hiện khẩu hiệu người cày có ruộng.

Về quân sự: Đến cuối năm 1952, lực lượng chủ lực đã có sáu đại đoàn bộ binh, một đại đoàn công binh - pháo binh. Thắng lợi của các chiến dịch Trung du, Đường 13, Hà - Nam- Ninh, Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào, v.v. đã tiêu diệt được nhiều sinh lực địch, giải phóng nhiều vùng đất đai và dân cư, mở rộng vùng giải phóng của Việt Nam và giúp đỡ cách mạng Lào, V.V.. Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7-5-1954 được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công hiển hách, báo hiệu sự thắng lợi của nhân dân các dân tộc bị áp bức, sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân.

Về ngoại giao: Với phương châm kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự và ngoại giao, khi biết tin Pháp có ý định đàm phán, thương lượng với ta, ngày 27-12-1953, Ban Bí thư ra Thông tư nêu rõ: "lập trường của nhân dân Việt Nam là kiên quyết kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng. Song nhân dân và Chính phủ ta cũng tán thành thương lượng nhằm mục đích giải quyết hòa bình vấn để Việt Nam". Ngày 8-5- 1954, Hội nghị quốc tế về chấm dứt chiến tranh Đông Dương chính thức khai mạc tại Giơnevơ (Thụy Sĩ). Ngày 21-7-1954, các văn bản của Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương, được ký kết, cuộc khang chiến chổng thực dân Pháp xâm lược của quân dân ta kết thúc thắng lợi.

- Ý nghĩa lịch sử:

Đối với nước ta, việc đề ra và thực hiện thắng lợi đường lối kháng chiến, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân đã làm thất bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp được đế quốc Mỹ giúp sức ở mức độ cao, buộc chúng phải công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương; làm thất bại âm mưu mở rộng và kéo dài chiến tranh của đế quốc Mỹ, kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương; giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo điều kiện để miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội làm căn cứ địa, hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh ở miền Nam; tăng thêm niềm tự hào dân tộc cho nhân dân ta và nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Đối với quốc tế, thắng lợi đó đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới; mở rộng địa bàn, tăng thêm lực lượng cho chủ nghĩa xã hội và cách mạng thế giới; cùng với nhân dân Lào và Campuchia đập tan ách thống trị của chủ nghĩa thực dân ở ba nước Đông Dương, mở ra sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, trước hết là hệ thống thuộc địa của thực dân Pháp.

Đánh giá về ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Hồ Chí Minh nói: "Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi của các lực lượng hòa bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới".

b)Nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm

Nguyên nhân thắng lợi:

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ là kết quả tổng hợp của nhiều nguyên nhân, trong đó nổi bật là:

- Có sự lãnh đạo vững vàng của Đảng, với đường lối kháng chiến đúng đắn đã huy động được sức mạnh toàn dân đánh giặc; có sự đoàn kết chiến đấu của toàn dân tập hợp trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi - Mặt trận Liên Việt, được xây dựng trên nền tảng khối liên minh công - nông và trí thức vững chắc.

- Có lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân do Đảng ta trực tiếp lãnh đạo ngày càng vững mạnh, chiến đấu dũng cảm, mưu lược, tài trí, là lực lượng quyết định tiêu diệt địch trên chiến trường, đè bẹp ý chí xâm lược của địch, giải phóng đất đai của Tổ quốc.

- Có chính quyền dân chủ nhân dân, của dân, do dân và vì dân được giữ vững, củng cố và lớn mạnh, làm công cụ sắc

bén tổ chức toàn dân kháng chiến và xây dựng chế độ mới.

- Có sự liên minh đoàn kết chiến đấu keo sơn giữa ba dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia cùng chống một kẻ thù chung; đồng thời có sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của Trung

Quốc, Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa, các dân tộc yêu

chuộng hòa bình trên thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Pháp.

Bài học kinh nghiệm về hoạch định và chỉ đạo thực hiện , lường lối:

Thứ nhất, đề ra đường lối đúng đắn và quán triệt sâu rộng đường lối đó cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thực hiện, đó là đường lối chiến tranh nhân dân, kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài dựa vào sức mình là chính.

Thứ hai, kết hợp chặt chẽ, đúng đắn nhiệm vụ chốngđế quốc với nhiệm vụ chống phong kiến và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, gây mầm mống cho chủ nghĩa xã hội, trong đó nhiệm vụ tập trung hàng đầu là chống đế quốc, giải phóng dân tộc, bảo vệ chính quyền cách mạng.

Thứ năm, tăng cường công tác xây dựng Đảng, nâng cao sức chiến đấu và hiệu lực lãnh đạo của Đảng trong chiến tranh.