Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Tĩnh , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 119
Số lượng câu trả lời 2465
Điểm GP 184
Điểm SP 1739

Người theo dõi (353)

Đang theo dõi (777)


Câu trả lời:

vì :

* Nguyên nhân sâu xa:

- Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

- Việt Nam có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên.

- Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng suy yếu.

* Nguyên nhân trực tiếp:

- Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31-8-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.

=> Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.

* Nguyên nhân sâu xa:

- Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

- Việt Nam có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên.

- Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng suy yếu.

* Nguyên nhân trực tiếp:

- Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31-8-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.

=> Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.

Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên vì:

+ Đà Nẵng là cảng nước sâu vì vậy tàu chiến có thể hoạt động dễ dàng.

+ Có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế,buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh chóng cuộc xâm lược Việt Nam.

+ Là nơi thực dân Pháp xây dựng được cơ sở giáo dân theo Kitô, chúng hy vọng được giáo dân ủng hộ

Câu trả lời:

Chiến tranh 1914 là một cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa. Mỗi nước tham gia chiến tranh, bất cứ ở phe nào, đều có mục đích trục lợi, khuếch trương thế lực, chiếm thêm thuộc địa, cướp giật thuộc địa của phe kia. Chiến tranh đó tiến hành giữa hai khối đế quốc để chia lại thế giới. Trong cuộc chiến tranh đó, sự xung đột giữa hai đế quốc Anh và Đức có tác dụng chính quyết định.
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra những tàn phá vô cùng to lớn, làm 10 triệu người chết, gần 20 triệu người bị thương. Những thiệt hại khác về cơ sở vật chất do chiến tranh gây nên cũng rất khủng khiếp. Chiến tranh làm cho các đế quốc châu Âu, thắng trận cũng như bại trận, bị suy yếu. Mĩ trở thành nước chủ nợ chính của Tây Âu, nhờ việc bán vũ khí cho các nước trong cả hai nước tham chiến.
Cũng từ trong chiến tranh thế giới thứ nhất nổi lên một sự kiện lịch sử vĩ đại: Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thành công. Chiến tranh thế giới thứ nhất và Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười mở đầu thời kì tổng khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản. Bên cạnh xã hội tư bản, xuất hiện một xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa, đối lập với xã hội tư bản chủ nghĩa và sớm muộn sẽ thay thế nó.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thắng lợi và chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã chấm dứt thời kì cận đại và mở đầu một kỉ nguyên mới trong lịch sử loài người.

Câu trả lời:

Nội dung:

- Chính trị:

+ Xóa bỏ chế độ Mạc phủ, thiết lập bộ máy nhà nước mới theo kiểu của Châu Âu, gồm 12 bộ, trong đó những quan chức quan trọng đều là tư sản hóa, được đào tạo theo cách thức của nước ngoài.

+ Ban hành hiến pháp năm 1889, thiết lập nền quân chủ lập hiến, trong đó Thiên Hoàng là nguyên thủ tối cao có quyền hạn rất lớn, phía dưới có Thượng Viện và Hạ Viện.

+ Quyền bầu cử của nhân dân lao động rất hạn chế.

- Kinh tế:

+ Thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, xóa bỏ độc quyền ruộng đất của phong kiến, cho phép buôn bán ruộng đất.

+ Phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn.

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống phục vụ cho việc giao thông đi lại.

- Giáo dục:

+ Được chính phủ đặc biệt coi trọng, được xem là chìa khóa cho công cuộc hiện đại hóa.

+ Chế độ giáo dục bắt buộc, khoa học - kĩ thuật được chú trọng trong việc dạy học.

+ Cử học sinh giỏi đi du học ở nước ngoài.

- Quân sự:

+ Tổ chức, huấn luyện theo kiểu phương Tây, mởi các chuyên gia quân sự nước ngoài.

+ Chế độ nghĩa vụ quân sự thay thế cho chế độ trưng binh.

+ Tăng cường sản xuất tàu chiến, vũ khí.

đánh giá :

- Cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị với nhiều cải cách ở các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, giáo dục, quân sự... đã khiến cho mọi mặt về đời sống kinh tế xã hội của Nhật Bản thay đổi hoàn toàn.

- Là một cuộc CMTS chưa triệt để đã đưa Nhật Bản từ một nước phong kiến lạc hậu trở thành nước TBCN phát triển và hùng mạnh nhất Châu Á.

Câu trả lời:

Nội dung:

- Chính trị:

+ Xóa bỏ chế độ Mạc phủ, thiết lập bộ máy nhà nước mới theo kiểu của Châu Âu, gồm 12 bộ, trong đó những quan chức quan trọng đều là tư sản hóa, được đào tạo theo cách thức của nước ngoài.

+ Ban hành hiến pháp năm 1889, thiết lập nền quân chủ lập hiến, trong đó Thiên Hoàng là nguyên thủ tối cao có quyền hạn rất lớn, phía dưới có Thượng Viện và Hạ Viện.

+ Quyền bầu cử của nhân dân lao động rất hạn chế.

- Kinh tế:

+ Thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, xóa bỏ độc quyền ruộng đất của phong kiến, cho phép buôn bán ruộng đất.

+ Phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn.

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống phục vụ cho việc giao thông đi lại.

- Giáo dục:

+ Được chính phủ đặc biệt coi trọng, được xem là chìa khóa cho công cuộc hiện đại hóa.

+ Chế độ giáo dục bắt buộc, khoa học - kĩ thuật được chú trọng trong việc dạy học.

+ Cử học sinh giỏi đi du học ở nước ngoài.

- Quân sự:

+ Tổ chức, huấn luyện theo kiểu phương Tây, mởi các chuyên gia quân sự nước ngoài.

+ Chế độ nghĩa vụ quân sự thay thế cho chế độ trưng binh.

+ Tăng cường sản xuất tàu chiến, vũ khí.

Nhận xét:

- Cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị với nhiều cải cách ở các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, giáo dục, quân sự... đã khiến cho mọi mặt về đời sống kinh tế xã hội của Nhật Bản thay đổi hoàn toàn.

- Là một cuộc CMTS chưa triệt để đã đưa Nhật Bản từ một nước phong kiến lạc hậu trở thành nước TBCN phát triển và hùng mạnh nhất Châu Á.