Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Thái Bình , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 24
Số lượng câu trả lời 552
Điểm GP 0
Điểm SP 208

Người theo dõi (94)

Đang theo dõi (67)


Câu trả lời:

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

– Năm nay em 13 tuổi. Ngày 19 tháng 7 vừa qua là sinh nhật của em.

– Ba mẹ và các bạn đã tổ chức tiệc mừng sinh nhật em thật vui tươi và nhiều ý nghĩa.

2. Thân bài:

* Kể lại buổi sinh nhật:

a/ Công việc chuẩn bị:

– Em viết thiệp mời những bạn thân.

– Em dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, sắp xếp bàn ghế, cắm hoa,…

– Mẹ đặt làm một ổ bánh kem có dòng chữ Chúc mừng sinh nhật…

b/ Diễn biến buổi tiệc:

– Bạn bè đến chia vui.

– Em mặc bộ đồ mới ra đón các bạn.

– Ba mẹ dặn dò, tặng quà…

– Mọi người ngồi vào bàn tiệc, cùng hát bài mừng sinh nhật và chuyện trò vui vẻ.

– Em nói lời cảm ơn chân tình với ba mẹ và các bạn.

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

– Em rất vui và cảm động vì được sống trong tình yêu thương của mọi người.

– Em thấy rằng mình đã lớn.

– Em hứa sẽ chăm ngoan hơn nữa.

BÀI LÀM

Em tên là Linh, năm nay 13 tuổi. Ngày 19 tháng 7 vừa qua, ba mẹ đã tổ chức sinh nhật cho em thật vui và ý nghĩa.

Trước đó vài hôm, trong bữa cơm tối, mẹ ân cần bảo:

– Sắp đến sinh nhật Linh rồi đấy! Năm nay, con gái thích mẹ tặng quà gì nào?

Em đang bẽn lẽn chưa biết trả lời ra sao thì ba nói:

– Lần này, ba sẽ dành cho con một bất ngờ! Một món quà không nằm trong tưởng tượng của con.

Suốt bữa cơm, em băn khoăn suy đoán nhưng đành chịu.

– Thôi, con hãy vui lòng chờ nhé!

Ba vuốt tóc em rồi cười. Tiếng cười của ba mới sảng khoái và ấm áp làm sao!

Điều thú vị nữa là sinh nhật của em năm nay lại đúng vào ngày nghỉ. Em đã trao thiệp mời tận tay mấy bạn thân trong lớp. Chắc thế nào các bạn ấy cũng tới chia vui với em.

Sáng chủ nhật, mẹ dậy rất sớm, để dọn dẹp nhà cửa. Em và bé Khoa cũng làm giúp mẹ. Hai chị em lau bàn ghế và nền nhà thật sạch. Mọi việc xong xuôi, ba chở mẹ đi chợ. Em nghe thấy mẹ nói với ba rằng: “Chúng ta sẽ mua tặng con gái một bó hồng anh nhé!”.

Lát sau, ba mẹ về. Em hớn hở đón từ tay mẹ một bó hồng tươi thắm. Mẹ bảo:

– Con hãy tự cắm hoa để xem con gái mẹ có khéo tay không nào!

Nhờ mẹ hướng dẫn, em cũng cắm được một bình hoa xinh xắn rồi đem đặt vào giữa chiếc bàn dài phủ khăn màu xanh lá cây, sắc đỏ hoa hồng nổi bật giữa nền khăn xanh, trông thật đẹp! Trên bàn, mẹ đã bày mấy đĩa trái cây, bánh kẹo,… cùng một chiếc bánh kem có cắm 11 ngọn nến nhỏ xíu đủ màu. Dòng chữ: “Chúc mừng sinh nhật Phạm Linh ” nhìn thật thích mắt. Mẹ giục em chải tóc và thay quần áo mới.

Ngoài cửa chợt có tiếng nói cười rộn rã. Hương, Oanh, Quyên, Tú và Đức ùa vào, tíu tít chúc mừng và tặng em những món quà nho nhỏ nhưng thật ngộ nghĩnh, dễ thương: cuốn sổ tay, chiếc nơ cài tóc, hộp bút chì màu,… Bạn nào cũng xiết tay em thật chặt làm em cảm động không nói nên lời.

Buổi sinh nhật diễn ra thật là vui. Em thổi tắt nến trong tiếng vỗ tay và tiếng hát chúc mừng sinh nhật. Ba, mẹ chúc em chăm ngoan, học giỏi, được mọi người yêu mến. Một cảm xúc kì lạ, khó tả chợt làm em rưng rưng. Em muốn ôm chặt ba mẹ, bé Khoa và các bạn vào lòng để san sẻ niềm hạnh phúc.

Ba trao cho em gói quà mà ba nói là đặc biệt rồi bảo em mở ra xem. Một chiếc đồng hồ báo thức có hình chú gà trống với chiếc mào đỏ chót và chiếc cổ vươn cao ngạo nghễ. Mọi người cùng ồ lên thích thú. Nhìn thấy nó là em mê ngay. Từ nay, chiếc đồng hồ báo thức này sẽ trở thành người bạn gắn bó với em, nhắc nhở em đi học đúng giờ. Em cảm ơn ba. Ba mẹ nhìn em với ánh mắt động viên đầy tình thương mến!

Em tự nhủ rằng mình đã lớn, phải cố gắng hơn nữa để xứng đáng với những gì tốt đẹp nhất mà ba mẹ, thầy cô và các bạn đã dành cho mình. Sinh nhật vừa rồi sẽ trở thành một kỉ niệm khó quên trong tuổi học trò của em.

~ Chúc bạn hok tốt!~

Câu trả lời:

Năm lớp Hai tôi có một người bạn tên là Hường. Tôi vẫn nhớ cái áo kẻ màu vàng xỉn mà Hường mặc suốt bốn mùa, vóc dáng gầy gò và nước da xanh mái của cô bạn ấy. Mấy thằng con trai lớp bên hễ thấy Hường là réo lên “Ê, ê em con điên…” thế mà Hường vẫn chẳng dám nói lại, chỉ chạy về lớp ngồi khóc.
Chị gái Hường vẫn hay lang thang ngắt hoa lá ngoài đường, thỉnh thoảng lại đến trường nhòm vào lớp tôi, nhìn Hường rồi đi. Chỉ vậy thôi, chị chẳng bao giờ làm điều gì ghê gớm hơn, nhưng tôi vẫn thấy sợ sợ chị ấy. Mỗi lần như thế, Hường lại chạy ra nói với chị như nói với em bé: “Chị về đi nhé, tẹo nữa là em về chơi với chị”. Mẹ Hường bán rau ở chợ, bố Hường không thấy đi làm như bố mẹ tôi, chú hay uống rượu, mà mỗi lần say là nhà Hường náo loạn tiếng quát tháo khóc lóc. Chú đánh cả mẹ Hường, cả hai chị em.
Một hôm tôi đang chơi đồ hàng ở nhà thì Hường chạy xồng xộc sang, vừa nói vừa khóc:
– Tớ không ở nhà hôm nay đâu. Vừa rồi bố tớ bảo chiều về sẽ cho mẹ con tớ một trận. Mà tớ không làm gì đâu, thật đấy. Mẹ tớ cũng thế.– Hay là ấy sang nhả tớ ở đi.
Hường bịu xịu:
– Không được đâu, thế nào bố tớ cũng biết tớ ở đấy rồi lại sang bắt tớ về.
Hai đứa cứ ngồi nghĩ ra đủ mọi cách, cuối cùng quyết định đi thật xa.
Tôi nhất định đi cùng Hường, chẳng kịp nghĩ nếu bố mẹ biết thì tôi cùng bị ăn đòn là cái chắc. Hai con bé nắm tay nhau chạy theo con đường mòn dẫn sang một xã khác. Đi rạc cả chân thì gặp một cái miếu. Hai đứa vào đó nghỉ tránh nắng, rồi vừa mệt, vừa đói nên ngồi lì ở đó đến tận chiều tối. Muỗi cắn sưng hết cả tay chân. Đang ngồi buồn thiu thi Hường chợt đứng phắt dậy: “Nhung ơi, thôi về đi, tớ đi thế này thì chỉ cỏ mỗi mẹ với chị ở nhà. Tớ không ***** tớ ở lại như vậy được, có mấy mẹ con cũng đỡ sợ hơn”.
Thế rồi hai đứa lại dò dẫm đi về. Lúc lúc Hường lại tấm tức khóc, chắc đang tưởng tượng cảnh được bố “đón tiếp” như thế nào. Nhưng càng khóc, Hường càng rảo bước. Gần về đến nhà, Hường bỏ tôi một đoạn xa, tôi gắng guồng chân thế nào cũng không theo kịp bạn ấy.
Những chuyện như vậy làm tôi ghét chú Hoan ghê gớm không hiểu sao chú ấy lại ác với mẹ con Hường thế. Lần nào tôi hỏi mẹ cũng bảo. “Chuyện người lớn, con không hiểu gì đâu”. Mà đúng là tôi không hiểu thật. Chẳng lẽ cứ là người lớn thì được quyền làm cho trẻ con hoảng sợ khổ sở như thế. Tôi thương bạn lắm mả không biết làm thế nào được.
Rồi nhà tôi chuyển nhà, hai đứa mất liên lạc với nhau. Hồi ấy còn bé quá, mau nhớ mau quên. Nhưng hai năm rồi tôi vẫn không thể quên ánh mắt đau đáu cùng như những bước chân gấp gáp của Hường. Ngay lúc ấy và cả sau này nữa, tôi luôn cho rằng Hường là người bạn tội nghiệp nhất và can đảm nhất. Bạn ấy sẵn sàng chịu mắng, chịu đánh vô cớ chỉ cản có mặt bên mẹ để sẻ chia.
Tình cờ gặp người quen trong khu tập thể cũ, tôi lại níu hỏi thăm Hường. Nghe nói bố Hường xin được việc làm, tật say xin đỡ hẳn. Chị bạn ấy cũng khỏi bệnh rồi. Gia đình đang từng bước ổn định… Hệt như một câu chuyện cổ tích ấy. Mà cũng phải, những người như Hường xứng đáng nhận được một cuộc sống bình yên như cổ tích như vậy lắm…

Câu trả lời:

Buổi trưa hôm này thật nóng bức, mặt trời như muốn thiêu đốt mọi người. Bỗng mây đen từ đâu kéo đến ùn ùn, báo hiệu một cơn mưa sắp đến.

Mặt trời như bị những đám mây đên kia nuốt chửng. Gió thổi ào ào, cành cây nghiêng ngả cặn mình. Những dây quần áo kêu kẽo kẹt, kẽo kẹt. Những chiếc lá rơi xuống như hàng nghìn cung tên nhắm thảng vào người đi dưdờng. Bụi bốc lên mù mịt làm che tầm mắt người đi đường. Tồi gió lặng dàn, được vài phát thì mưa bắt đầu rơi từng hạt nặng trĩu. Mưa rồi, mọi người vội vàng cầm ô lấy quần áo đang phơi dở cho vào nhà. Mấy chiến binh đánh trận giả hô hào rút lui quân về nhà. Trên đường, mấy người đi bộ trú tạm ở những chỗ nhà nghỉ nhỏ, còn những người đi xe thì có người thì dừng lại ở một gốc cây để mặc áo mưa, có người thì phóng xe thật nhanh về nhà. Mưa ào áo đổ xuống như thác đổ, lộp độp vào mái nhà, rào rạt vào hàng cây, lách tách vào bàn ghế, bếp ga cứ phập phùng mãi như muốn tắt lửa. Mưa cứ kéo dài cho đến tận sáng thì tạnh.

Mặt trời bắt đầu hé mở, những tia nắng mặt trời bắt đầu chiếu xuống trần gian. hàng cây ven đường được uống nước mưa đx đời. Mọi thứ trở lại như bình thường.

Chúc bn hok tốt!

Câu trả lời:

Thứ hai là ngày đầu tuần cho mọi sinh hoạt của xã hội. Trên mọi miền của đất nước, thứ hai là ngày họp giao ban của các cơ quan.Trong trường Tiểu học, thứ hai là ngày chào cờ đầu tuần, tổng kết thi đua của tuần trước đó.

Sau ba tiếng trống báo hiệu, học sinh xếp hàng trước cửa văn phòng, chuẩn bị chào cờ. Sân trường đang huyên náo, ầm ĩ trở nên trật tự. Học sinh xếp hàng theo đội hình hàng dọc, mỗi lớp xếp hai hàng. Đội nghi thức xếp hàng dưới chân cột cờ. Học sinh đội nghi thức mặc đồng phục trắng, mũ ca-lô xanh dương, cổ quàng khăn đỏ và dây đeo trống. Hai bạn nam trong đội nghi thức chuẩn bị kéo cờ. Đội trưởng đội nghi thức mời các thầy cô giáo dự lễ chào cờ. Khi tất cả mọi người đều đã vào vị trí quy định, đội trưởng đội nghi thức dõng dạc hô to: “Học sinh: nghiêm”.Ổn định học sinh xong, đội trưởng đội nghi thức trở về vị trí của mình bên cạnh các bạn. Cô tổng phụ trách điều khiển lễ chào cờ. Khi khẩu lệnh: “Chào cờ, chào” cất lên, đội nghi thức cử hành bài trống dành cho lễ chào cờ. Bài trống chào cờ hùng tráng chấm dứt, khẩu lệnh Quốc ca vang lên liền sau đó. Toàn trường cất cao giọng hát bài Tiến quân ca, bài hát Quốc ca trang nghiêm, hùng dũng của đất nước Việt Nam thân yêu. Lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên từ từ lên đỉnh cột cờ. Không gian lắng đọng, trang trọng nên chim chóc cũng tạm ngừng tiếng hót. Khẩu lệnh “nghỉ” kết thúc nghi thức chào cờ. Cô Tổng phụ trách đọc tổng kết thi đua tuần qua. Thầy Hiệu trưởng trao cờ luân lưu cho lớp Năm A, lớp đạt điểm thi đua cao nhất trong tuần trước. Thầy Hiệu trưởng ân cần nhắc nhở học sinh trong việc học, việc hoàn tất kế hoạch nhỏ. Cô Tổng phụ trách nhắc nhở các đội viên mới được kết nạp Đội đeo khăn quàng đỏ. Lễ chào cở chấm dứt trong không khí hân hoan của một tuần mới. Học sinh lần lượt đi theo hàng về lớp. Sân trường im ắng, chỉ có tiếng lá reo lao xao, tiếng chim hót rời rạc. Nắng lên cao, chiếu những tia nắng vàng óng lên sân trường. Nắng xuyên qua kẽ lá, nhảy nhót trên sân, nhấp nháy như muôn vàn ánh sao. Chúng em hăng hái bước vào một tuần học mới thật phấn chấn, thi đua sôi nổi.

Chúc bn học tốt