Cảm xúc của một người con đã đi từ một nơi rất xa cả về không gian lẫn thời gian giờ đây được trở về bên Bác, được diễn tả sâu sắc qua khổ thơ:
"( trích khổ 1)''
- Nhà thơ kể: " (câu 1) ". Câu thơ như một lời thông báo ngắn gọn, lời lẽ giản dị nhưng chứa đựng biết bao điều sâu xa.
- Nhà thơ xưng "con". Chữ "con" ở đầu bài, đầu dòng thơ. Cách xưng hô này thật thân thiết, gẫn gũi ấm áp tình thương mà vẫn rất mực thành kính thiêng liêng.
( Liên hệ thơ Tố Hữu: Người là Cha, là Bác, là Anh
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ)
- Nhà thơ sử dụng từ thăm thay cho từ viếng. Viếng là đến chia buồn với thân nhân người đã mất, thăm là thăm hỏi, trò chuyện với người còn sống. Đây là cách nói giảm nói tránh nhằm giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát khẳng định Bác vẫn còn sống mãi trong trái tim nhân dân VN, trong lòng dân tộc.
- Đến thăm Bác, hình ảnh đầu tiên tác giả quan sát, cảm nhận được, có ấn tượng đậm nét là hình ảnh hàng tre
+ Sự xuất hiện hàng tre trong thơ VP k chỉ có ý nghĩa tả thực. Nhà thơ đã viết hình ảnh hàng tre với bút pháp tượng trưng- Ẩn dụ
+ nghĩa ẩn dụ: biểu tượng cho con người, cho dân tộc VN. từ láy "xanh xanh " gợi sức sống mãnh liệt của cây tre cũng như sức sống dẻo dai của con người VN.
- Thành ngữ " bão táp mưa sa" chỉ những khó khăn gian khổ những vinh quang cay đắng mà nhân dân VN đã vượt qua trong suốt trường kì kháng chiến của dân tộc.
- Đứng thẳng hàng- hình ảnh nhân hóa- là tinh thần đoàn kết chiến đấu anh dũng không bao giờ khuất phục.
Từ hình ảnh hàng tre bát ngát trong sương, nhà thơ đã liên tưởng, khái quát đến hình ảnh hàng tre mang nghĩa ẩn dụ, biểu tượng cho sức sống bền bỉ, dẻo dai, kiên cường bất khuất của con người, dân tộc VN.
- Niềm xúc động, tự hào về đất nước dân tộc được nahf thơ bộ lộ trực tiếp qua từ cảm thán "Ôi" đứng đầu câu. Hàng tre ấy như 1 đội quân danh dự cùng với những loài cây khác đại diện cho con người ở mọi miền quê tụ họp về đây sum vầy trò chuyện cùng Bác và canh giấc ngủ cho Người.