Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Tĩnh , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 2
Số lượng câu trả lời 10
Điểm GP 3
Điểm SP 12

Người theo dõi (12)

nguyen tra my
Khánh Nguyễn
Khánh Vy

Đang theo dõi (7)


Câu trả lời:

Không hiểu sao mỗi khi đọc Vang hóng một thời tôi lại nhớ Ông đồ của Vũ Đình Liên. Quả là đã có những nét tương đồng, khi Nguyễn Tuân và Vũ Đình Liên cùng đi chung trên con đường hoài cổ. Nhớ tiếc về quá vãng, hai tác giả đã để lại cho đời những trang văn, trang thơ đầy cảm xúc và đầy lưu luyến. Đọc ông đồ, tôi chắc người đọc sôi nổi nhất cũng sẽ cảm thấy trầm mặc khi đặt mình vào tâm trạng ông đồ.

Xưa, có những nhà nho hoặc thi cử không đỗ đạt cao hoặc ngán cái cảnh quan triều nhiều lối bon chen mà đành ẩn mình nơi thôn dã dạy con em nông dân học vỡ chữ nghĩa thánh hiền. Những người như vậy, dân gian ta vẫn quen gọi là thầy đồ. Thầy đồ ngày xưa nhiều chữ nhất làng, nhất xã lại biết về thư pháp nên cứ mỗi dịp Tết đến xuân về lại được nhiều người thuê viết chữ. Những câu đối, những chữ nho chúc phúc từng một thòi là cái hương vị Tết không thể thiếu được của dân tộc ta (thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ).

Ông đồ của Vũ Đình Liên cũng như vậy. Ông xuất hiện rồi gây ấn tượng không phải với tư cách một người thầy mà là với tư cách một nhà thư pháp. Thời gian và không gian nghệ thuật được nhà thơ tạo ra để đón ông đồ đẹp và tươi tắn lắm:

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ônq đồ già.

Hành trang của ông đồ là “mực tàu” và “giấy đỏ”. Ông đồ xuất hiện cùng với hoa đào, mực tàu và giấy đỏ gọi về cái không khí Tết quen thuộc của Việt Nam và rồi đây những câu đối của ông còn gọi về bao niềm khát khao và mong ước, gọi về cái hồn dân tộc.

Cái nét đẹp và sự huyền bí trong tranh chữ khiến:

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài.

Trong khi đó ông đồ vẫn say sưa thể hiện cái tài hoa nghệ thuật của mình. Những con chữ những nét bút như bay như múa mà nét nào, chữ nào cũng có cái hồn riêng. Những lúc ấy hẳn ông đồ tự hào và vui mừng lắm.

Thế nhưng thời thế đổi thay. Hán học mất dần vị trí, chữ thánh hiền dần chìm trong sự lụi tàn. Người thuê viết nay vắng bóng tìm chẳng thấy đâu. Ông đồ vẫn ngồi đó trầm mặc ưu tư nhìn:

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọnq trong nghiên sầu

Hai câu thơ thấm đậm bao nỗi xót xa, cảnh vật buồn hay chính lòng ông đồ đang tê tái. Nỗi buồn từ lòng người cứ thế lan tỏa, lan tỏa vào không gian cảnh vật. Hình ảnh ông đồ lúc này cô đơn, tội nghiệp và xúc động xiết bao:

Ồniị đồ vẫn nqồi đấy Qua dườiìíị khôtuị ai hay.

Cái lạnh của những ngày đông cứ phả liên tiếp lên khuôn mặt ưu tư bằng những cơn mưa bụi. Nhưng cái lạnh đó có thấm gì so với những tê tái trong lòng. Ông đồ ngồi đó trầm lặng nhưng nhói đau. Bởi trong cái dòng người đang nườm nượp qua lại kia, ông biết tìm đâu ra một người biết quý một phần cái “hồn dân tộc”. Một nét đẹp truyền thống thế là từ đây sẽ phôi phai. Thời gian như một lớp bụi thời gian phủ mờ tất cả thờ ơ và lãnh đạm:

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay.

Bài thơ đến đây đã gợi cho mỗi người những “nỗi niềm dân tộc”. Nhưng niềm thương tiếc và sự xót xa bỗng dưng không thể nào kiềm chế được khi:

Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở dâu hây giờ?

Ông đồ biến mất trải ra một nỗi buồn trống vắng mênh mang và một sự hụt hẫng thẳm sâu trong lòng người đọc; cũng có nghĩa là một lớp người vĩnh viễn lùi vào quá khứ, một nét văn hóa truyền thống lụi tàn dưới ách thống trị của thực dân.

Hình ảnh ông đồ gợi ra bao nỗi xót thương và bao niềm nhớ tiếc. Thơ Vũ Đình Liên tả ít nhưng gợi nhiều. Dựng ông đồ chỉ bằng vài nét vẽ, nhà thơ đã làm được cái việc mà không ít thi sĩ từng ao ước: dựng chân dung mình bằng chỉ một bài thơ.

Câu trả lời:

Tết là thời gian là gia đình chúng ta quây quần bên nhau, thưởng thức món ăn cổ truyền của dân tộc. Món cá kho Làng Vũ Đại sẽ là món ăn phù hợp nhất. Khám phá ngay tại http://dasavina.org/cach-lam-mon-ca-kho-co-truyen-lang-vu-dai-ha-nam/ để được thưởng thức ngay trong mùa tết này nhé

Vào mùa hè cá rô đồng là to và mập mạp hơn những mùa khác trong năm. Cá rô đồng kho tộ là một món ăn ngon, dân dã và đậm vị trong ngày hè. Hôm nay, Giang Nguyễn sẽ cùng bạn vào bếp làm món cá rô đồng kho tộ thơm ngon đặc biệt nhé

Bạn có biết: Cá kho làng Vũ Đại Hà Nam

Nguyên liệu

– 2 con cá rô đồng
– 2 muỗng súp mỡ nước

– Hành tím, tỏi băm

– Gừng, bột nghệ

– Hành lá

– Nước mắm ngon – Bột nêm + đường + muối và bột ngọt Cách làm Tham khảo thêm cách chế biến món cá rô kho thịt ba chỉ tại đây http://cakholangvudai.org/ca-kho/ca-ro-kho-thit-ba-chi/ – Cá rô đồng làm sạch, bỏ ruột, đánh hết vẩy cứng và dùng dao khứa xéo mình cá.
– Gừng cạo sạch vỏ cắt sợi, hành tím thái miếng thật mỏng – Cho cá rô vào niêu, thêm 2 muỗng canh dầu ăn, 3 muỗng canh nước mắm nguyên chất, 1 thìa cà phê đường, 1 cafe bột nêm chuyên dùng để kho cá, một ít muối và 1 thìa bột ngọt, thêm tỏi băm hành tím đã thái mỏng, thêm 1 chút bột nghệ, vài lát gừng thái sợi lên trên cá. – Cho niêu cá lên bếp đun lửa vừa, trong quá trình kho cá dùng đũa lật mặt cá qua lại cho cá thấm đều gia vị. Đun đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa xuống – Kho đến khi nước cạn gần hết sệt lại, cá chín đều. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn và tắt bếp.