Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Quảng Nam , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 6
Số lượng câu trả lời 10
Điểm GP 0
Điểm SP 2

Người theo dõi (5)

Đang theo dõi (2)


Câu trả lời:

Câu 1: Tới nay, Bưu Điện Việt Nam đã có 21 lần phát hành tem để kỉ niệm ngày Thương binh – Liệt sỹ.

Câu 2:

1. Nguyễn Viết Xuân

Nguyễn Viết Xuân sinh năm 1934, dân tộc Kinh, quê xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc-một vùng quê có truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm.
Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, lên 7 tuổi, Nguyễn Viết Xuân đã phải sống một cuộc đời đi ở kéo dài suốt 10 năm. Khi vừa tròn 18 tuổi, anh đã dũng cảm vượt vùng tạm chiến ra vùng tự do, xin đi bộ đội. Nhập ngũ tháng 11 năm 1952, lúc đầu, anh làm chiến sỹ trinh sát, rồi tiểu đội trưởng trinh sát, trung đội trưởng pháo cao xạ, sau làm chính trị viên đại đội. Bất kỳ ở cương vị nào, Nguyễn Viết Xuân cũng luôn nêu cao quyết tâm chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, gương mẫu, xung phong đi đầu, cùng đồng đội hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Năm 1964, thiếu úy Nguyễn Viết Xuân đưa đơn vị pháo cao xạ của mình lên đón ở miền tây Quảng Bình, bảo vệ vùng trời miền Bắc phía tây Quảng Bình. Các chiến sĩ đã dũng cảm hiên ngang bên khẩu pháo bắn trả máy bay địch bên tiếng hô vang của chính trị viên:

"nhằm thẳng quân thù, bắn!"

Hai máy bay phản lực F 100 bị tan xác.

Lần thứ tư, nghe tiếng máy bay địch anh vội chạy về sở chỉ huy để truyền lệnh chiến đấu cho đơn vị. Không may, Nguyễn Viết Xuân bị một viên đạn vào đùi. Anh ngã nhào trong hầm, một chân bị dập nát, anh nghiến răng không kêu một tiếng và ra hiệu im lặng không cho loan báo tin tức đến đồng đội. Y tá đến băng, anh gạt ra và yêu cầu cắt chân cho mình để khỏi vướng

Các khẩu pháo nhất lọai rung lên tạo thành lưới lửa quất vỗ mặt quân thù khi chúng vừa lao xuống. một chiếc F100 nữa đâm đầu xuống núi. Cả bọn cút thẳng về hướng đông. Khi bầu trời trở lại xanh trong, tất cả chiến sĩ ùa lại bên người chính trị viên, khiêng anh vào bệnh viện, nhưng không kịp, Nguyễn Viết Xuân đã hy sinh.

2. Nguyễn Văn Trỗi

Nguyễn Văn Trỗi sinh ngày 01/2/1940 tại làng Thanh Quýt, xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, Quảng Nam.

Sau Hiệp ước Genève, gia đình anh vào Sài Gòn sinh sống. Lớn lên, anh làm thợ điện ở nhà máy điện Chợ Quán và tham gia tổ chức Biệt động thành, Đại đội quyết tử cánh Tây Nam Sài Gòn.

Năm 1964, anh được tập huấn cách đánh biệt động nội thành ở căn cứ Rừng Thơm, Đức Hòa (Long An).

Ngày 2/5/1964, anh nhận nhiệm vụ đặt mìn ở cầu Công Lý(Nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi), để ám sát phái đoàn quân sự chính trị cao cấp của Chính phủ Hoa Kỳ do Bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara dẫn đầu.Công việc bại lộ, ông bị bắt lúc 22 giờ ngày 9/5/1964.

Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đưa anh ra tòa án quân sự kết án tử hình. Nhóm du kích quân chống chế độ độc tài thân Mỹ tại Venezuela sau khi nghe tin đã bắt sống trung tá Mỹ Micheal Smolen để ra điều kiện đổi mạng với Nguyễn Văn Trỗi, bởi cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam có sức khích lệ, cổ vũ họ rất nhiều. Chế độ Nguyễn Khánh ở Sài Gòn ngay lập tức phải dừng lại việc xử tử biệt động Nguyễn Văn Trỗi. Hai bên đồng ý trao đổi tù binh, nhưng sau khi Micheal Smolen được thả, Mỹ và chế độ Sài Gòn đã trở mặt, đưa Nguyễn Văn Trỗi đi xử bắn bí mật ngay lập tức.

Nguyễn Văn Trỗi bị xử bắn tại sân sau nhà lao Khám Chí Hòa lúc 9 giờ 45 phút ngày 15 tháng 10 năm 1964, trước sự chứng kiến của nhiều phóng viên nước ngoài. Trước khi bị xử tử, anh đã hô lớn:

“Hãy nhớ lấy lời tôi! Đả đảo Đế quốc Mỹ!”

“Hồ Chí Minh muôn năm! Việt Nam muôn năm!”

3. Võ Thị Sáu

Võ Thị Sáu tên thật là Nguyễn Thị Sáu sinh năm (1933- 1953) ở xã Phước Thọ, quận Đất Đỏ, nay là huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.

Trước sự đau thương và mất mát của quê hương, đã thúc đẩy các tầng lớp nhân dân trong huyện tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp, trong đó có chị Võ Thị Sáu; cuộc đời chị Sáu gắn bó cách mạng kể từ đó. Năm 1947, mới 14 tuổi, chị đã đi theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng trốn lên ở trên chiến khu. Năm 1949, chị tham gia đội Công an xung phong Đất Đỏ làm liên lạc, tiếp tế. Năm 1950 chị bị chính quyền Pháp bắt sau khi đã ném lựu đạn tại chợ Đất Đỏ, giết chết cai tổng Tòng và gây thương tích cho 20 tên lính Pháp. Tại phiên tòa đại hình, tuy mới 16 tuổi, nhưng chị Võ Thị Sáu đã hiên ngang khẳng định:

“Yêu nước chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội”.

Và khi quan tòa rung chuông ngắt lời chị, tuyên án: “Tử hình, tịch thu toàn bộ tài sản”, chị đã thét lớn:

“Tao còn mấy thùng rác ở khám Chí Hòa, tụi bây vô mà tịch thu!.

Tiếp đó là tiếng hô:

“Đả đảo thực dân Pháp! Kháng chiến nhất định thắng lợi!”.

Vào 7 giờ sáng ngày 23 tháng 1 năm 1952, Chị bị xử bắn tại Côn Đảo. Biết sắp bị hành hình, suốt đêm 22, chị hát những bài ca cách mạng: Lên đàng, Tiến quân ca, Cùng nhau đi hùng binh... Khi lắng nghe thấy bước chân đao phủ giải chị Sáu đến nơi hành hình, tất cả anh em đồng chí trong ngục cùng đứng dậy hát vang bài Chiến sĩ ca - bài hát dành để bày tỏ lòng cảm phục, tiếc thương và tiễn đưa những người đồng đội ra pháp trường.

Trước khi bị bắn, viên cố đạo làm lễ rửa tội, chị gạt phắt lời viên cha cố: “Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới là có tội.”. Cố đạo kiên nhẫn thuyết phục: “Trước khi chết, con có điều gì ân hận không?”. Chị nhìn thẳng vào mặt ông ta và mặt tên chánh án, trả lời: “Tôi chỉ ân hận là chưa tiêu diệt hết bọn thực dân cướp nước và lũ tay sai bán nước”. Ra đến pháp trường, chị nói: “Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!”. Nói xong, chị bắt đầu hát bài Tiến quân ca. Khi lính xử bắn lên đạn, chị ngừng hát và hô vang những lời cuối cùng "Đả đảo bè lũ thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm. Hồ Chủ tịch muôn năm!".

Câu 3:

- Tem thứ 1:

+ Là con tem bưu chính.

+ Bên dưới có ghi số 12.

+ Tem phát hành bình thường.

- Tem thứ 2:

+ Là con tem thương binh.

+ Bên dưới có ghi chữ "Bưu chính".

+ Tem phát hành nhân ngày kỉ niệm Thương binh – Liệt sỹ.

Câu 4: Sau đây em xin thuyết trình về Anh hùng – Liệt sỹ Mạc Thị Bưởi

Anh hùng chiến tranh Việt Nam Mạc Thị Bưởi sinh năm 1927 tại Tỉnh Hải Dương, nước Việt Nam. Mạc Thị Bưởi xếp hạng nổi tiếng thứ 67638 trên thế giới và thứ 3 trong danh sách Anh hùng chiến tranh Việt Nam nổi tiếng.

Mạc Thị Bưởi là một trong những nữ anh hùng dân tộc Việt Nam được phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, và là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.
Cách mạng tháng 8 năm 1945, Mạc Thị Bưởi gia nhập vào hội Phụ nữ Cứu quốc ở quê hương. Bà bắt đầu tham gia vào đội du kích sau khi quân Pháp quay lại đánh chiếm Đông dương, và là cán bộ chính trị tại xã, nơi đây đang nằm trong sự kiểm soát của quân Pháp.
Năm 1949, đồn Trung Hà được quân Pháp dựng lên, chúng lập hàng rào, bố trí tổ chức vơ vét trong nhân dân tại xã Nam Tân. Do vậy, các cán bộ xã Việt Minh phải chuyển sang các làng kế bên để hoạt động. Nhưng bà vẫn quyết tâm ở lại nhằm xây dựng tổ chức cho Việt Minh trong lúc khó khăn. Không những vậy mạc Thị Bưởi còn xây dựng được 3 tổ nữ du kích, 35 cơ sở Việt Minh ở 3 thôn bản, vận động nhân dân không nộp thuế, không chịu đi làm thuê cho bọn thực dân Pháp.
Năm 1950, quân đội Việt Minh đánh vào đồn bốt Thanh Dung. Trong trận chiến, bà đã được giao nhiệm vụ theo dõi tiền trạm, tạo cơ hội cho quân ta đánh vào. Quân Pháp rất tức giận, nhiều lần treo giải thưởng cho ai bắt được bà nhưng đã đều thất bại.
Năm 1951, Mạc Thị Bưởi được giao nhiệm vụ kêu gọi nhân dân quyên góp gạo, đường, sữa chuyển ra phục vụ chiến dịch Trần Hưng Đạo, đánh vào đường 18. Trong khi đang vận chuyển lương thực cho quân đội thì bà đã bị quân giặc bắt được, chúng tra tấn rất dã man. Nhưng cho dù thế nào bà vẫn giữ khí tiết của người chiến sĩ, đó không chịu khai báo nên vào ngày 23 tháng 4 năm 1951, bà chị giết, khi đó mới 24 tuổi.
Ngày 31 tháng 8 năm 1955, Mạc Thị Bưởi đã được Đảng, Nhà nước ta truy tặng Huân chương Quân công hạng nhì và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Câu 5:

Sáng hôm đó, mới năm giờ nhưng em đã thức dậy đánh răng, rửa mặt và tập thể dục. Hôm nay, không như mọi khi, lòng em rất háo hức khi được thầy cô dẫn đi viếng Nghĩa trang Liệt sỹ.

Đúng sáu giờ, em có mặt tại trường và được các thầy cô dẫn đi viếng nghĩa trang. Màn sương vẫn còn giăng mù cả lối đi. Dải sương lạnh buốt khiến em tê tái.

Ở đây còn có bướm rất nhiều, đủ màu sắc và còn có những con bướm rất lạ nữa. Một số bạn nói đó là linh hồn của các chiến sỹ hiện về, nhưng em không tin vì các anh, các chị chiến sỹ đó đã yên nghỉ dưới ngôi mộ của riêng mình. Và có cả những ngôi mộ không tên, tuổi và nơi ở nữa.

Các thầy, cô và các học sinh chia nhau dọn sạch sẽ nghĩa trang. Các cô thì quét sân sạch sẽ còn các thầy thì hòa vôi quét lại tường và giẫy cỏ. Riêng các em thì được phân công trồng hoa xung quanh nghĩa trang và quanh các mộ.

Dọn dẹp xong cả, các thầy cô và học sinh bắt đầu dâng hoa. Hai bạn nam tiến lên dâng hoa cùng đoàn đại biểu của trường theo sau. Sau khi dâng hoa, từng học sinh và thầy cô bước lên thắp hương.

Khi ra về lòng em vui phới phới vì đã làm một việc thể hiện lờng biết ơn với các chiến sỹ, như những câu thơ:

Hôm nay về viếng nghĩa trang

Cúi đầu đứng trước những hàng mộ xanh

Rưng rưng đứng trước mồ anh

Không tên, địa chỉ vô danh nghẹn ngào.

Lặng yên cảm xúc dâng trào

Xa quê nhưng vẫn ấm bao nghĩa tình

Nghiêm trang vái trước anh linh

Nén nhang hương tỏa nghiêng mình thành tâm.