Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hưng Yên , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 68
Số lượng câu trả lời 471
Điểm GP 54
Điểm SP 420

Người theo dõi (293)

huyhuy
blauceky swift
Hoàng phong
dương tiểu my

Đang theo dõi (1048)

nhân bibi
Vũ Kiều
Đạt Love Giang
FDC
FDC
Hoàng phong

Câu trả lời:

Đề thi kì 2 lớp 8 môn Văn 2018 - THCS Mỹ Đức

Phần I: Đọc-hiểu (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“ Từng nghe:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc - Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có……”

(Trích Nước Đại Việt ta - Ngữ văn 8, tập II, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

Câu 1(0,25 điểm). Tác giả của văn bản có chứa đoạn trích trên là ai?

Câu 2(0,25 điểm). Văn bản chứa đoạn trích trên thuộc thể loại nào?

Câu 3(0,25 điểm). Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

Câu 4(0,25 điểm). Văn bản có chứa đoạn trích trên được sáng tác vào năm nào?

Câu 5 (0,5 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn trích trên?

Câu 6 (1.0điểm)

Chỉ ra biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

“ Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường,Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có.”

Câu 7(1,5 điểm)

Từ nội dung của đoạn trích trên em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về vấn đề được gợi ra trong đoạn trích.

Phần II. Làm văn (6,0 điểm)

Hãy nói không với tệ nạn ma túy.

Đáp án đề thi kì 2 lớp 8 môn Văn 2018 - THCS Mỹ Đức

Phần I: Đọc - hiểu (4,0 điểm)

. Phần II. Làm văn (6,0 điểm)

Câu

Nội dung cần đạt

Thang điểm

Câu 1

Tác giả: Nguyễn Trãi

0,25 điểm

Câu 2

Thể loại: Cáo

0,25 điểm

Câu 3

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

0,25điểm

Câu 4

Thời gian sáng tác:Năm 1428, sau khi quân ta đại thắng quân Minh

0,25điểm

Câu 5

*.Nội dung chính của đoạn trích: Niềm tự hào của tác giả về nước Đại Việt bao gồm không chỉ cương vực, địa phận mà cả những giá trị tinh thần như văn hóa, truyền thống lịch sử, phong tục, văn hiến…. sánh ngang cùng với triều đại phong kiến phương Bắ

0,5 điểm

Câu 6

Biện pháp tu từ so sánh và liệt kê .

Khẳng định chủ quyền dân tộc về truyền thống lich sử.

0,25 điểm

0,25điểm

Câu 7

-Qua đoạn trích tác giả đã khẳng định chủ quyền của dân tộc: Nền văn hiến, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, truyền thống lịch sử.

- Suy nghĩ của bản thân:

+ Suy nghĩ về vấn đề chủ quyền độc lập dân tộc trong thời điểm hiện nay. Được sống trong cuộc sống tự do, hòa bình như ngày nay là công lao của bao thế hệ ông cha bảo vệ xây dựng nên.

+ Nhận thức được trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn, bảo vệ xây dựng Tổ quốc.

0,5 điểm

1,0 điểm

Phần II. Làm văn (6,0 điểm)

Tiêu chí

Nội dung cần đạt

Thang điểm

Kỹ năng

- Viết đúng kiểu nghị luận chứng minh,kết cấu chặt chẽ, có bố cục rõ ràng, hợp lí;văn viết mạch lạc,không mắc lỗi chính tả.

- Có sự sáng tạo trong lời văn.

1,0 điểm

Kiến thức

a.Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Ma túy là vấn đề nhức nhối của cả loài người . Nó hủy hoại sức khỏe con người và là nguyên nhân dẫn đến nhiều loại tội phạm nguy hiểm .

b.Thân bài

1.Giải thích: Ma túy là gì?: Là loại thuốc kích thích gây hưng phấn, nó khiến con người phải phụ thuộc vào nó và trở thành nghiện.

2.Khẳng định,chứng minh

- Với người nghiện:

+ Nó làm cơ thể người nghiện mệt mỏi,yếu đuối,cơ thể suy giảm mọi chức năng. Nếu thiếu thuốc có lên cơn co giật.

+ Không có khả năng lao động vì sức sức khỏe cơ bắp và thần kinh bị suy giảm.

+ Tiêu tốn nhiều tiền của vì nhu cầu thuốc ngày càng lớn trong khi người nghiện không kiếm ra tiền.

+ Khi không có khả năng kinh tế ,người nghiện sẽ chuyển sang chích ,làm nát mạch máu khiến sức khỏe suy giảm nhanh chóng ,nguy cơ tử vong cao.

+ Ma túy gắn liền với AIDS,một bệnh chết người chưa có truốc đặc trị.

- Với gia đình có người nghiện:

+ Kinh tế kiệt quệ vì tiêu tốn nhiều tiền của cho người nghiện

+ Gia đình tan vỡ hạnh phúc vì không làm ra tiền của mà còn phải chi nhiều cho việc hút hít của người nghiện.

- Với xã hội:

+ Lực lượng lao động bị ảnh hưởng khi xã hội có nhiều người nghiện.

+ Kinh tế xã hội suy giảm.

+ Ma túy là sự bắt nguồn của nhiều loại tội phạm nguy hiểm: trộm cắp,cướp của,giết người .....

- Với thế hệ trẻ: ma túy đặc biệt nguy hiểm vì thế hệ trẻ là tương lai của đất nước,là lực lượng lao động chính của xã hội ,là đối tượng nhạy cảm với tệ nạn xã hội ,dễ bị lôi kéo.

3.Liên hệ,mở rộng

- Hiểu rõ tác hại và sự nguy hiểm của ma túy để phòng tránh.

- Không giao du với những người nghiện ma túy.

- Cảnh giác ,đề phòng với sự lôi kéo ,rủ rê của những kẻ xấu

- Dứt khoát không dùng thử dù chỉ một lần .

- Có lối sống lành mạnh ,học tập và rèn luyện sức khỏe để không có cơ hội cho ma túy tiếp cận .

c. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề : Vì sự nguy hiểm của ma túy nên hãy tránh loại độc dược này. Tránh xa ma túy là bạn đã góp phần làm cho xã hội ngày một tươi đẹp hơn.

0,5 điểm

0,5 điểm

2,0 điểm

1,5 điểm

0,5 điểm

Câu trả lời:

Đề thi kì 2 lớp 8 môn Văn 2018 - THCS Nguyễn Du

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: (5.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“… Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh ; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi ; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc, chó săn tuy khỏe khôn đuổi được quân thù ; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc các ngươi cũng mất ; chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ngươi cũng khốn ; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên ; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục, rồi đến trăm năm sau, tiếng dơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà đến gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng tướng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không? ...”

(Trích Ngữ Văn 8, tập 2 – NXB GD Việt Nam 2016)

1. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

2. Xác định nội dung của đoạn văn bản trên.

3. Xác định kiểu câu của các câu (1), (2) và (4) trong đoạn văn. Xác định mục đích nói của các câu đó.

4.Khát vọng đánh thắng giặc ngoại xâm, giành độc lập – tự do cho Tổ quốc của vị chủ tướng trong đoạn văn trên đã trở thành hiện thực. Nhưng từ khát vọng, ước mơ đến hiện thực ấy là cả một chặng đường dài. Viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 câu) để nêu lên khát vọng, ước mơ của em và cả những dự định để biến ước mơ ấy trở thành hiện thực.

Đáp án đề thi kì 2 lớp 8 môn Văn 2018 - THCS Nguyễn Du

Câu trả lời:

dàn bài

I. Mở bài:

- “Bàn luận về phép học” là một phần trong bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi cho vua Quang Trung đễ bàn bạc, tìm cách đổi mới cho phương thức học tập thời bấy giờ _ thế kỉ 18. Văn bản nghị luận này không chỉ có giá trị đương thời mà còn ảnh hưởng đến cách học của chúng ta sau này.
- Học phải đi đôi với hành. Học phải kết hợp với hành là luận điểm tiến bộ trong bài tấu mà ngày nay chúng ta còn làm theo.
- Vậy giữa học và hành có quan hệ như thế nào ? Chúng ta cần làm rõ vấn đề trên !
II. Thân bài:

1) Giải thích:
- Học: là hoạt động của trí óc đễ tiếp thu những cái mới, những điều chưa biết, học còn là bắt chước những cái hay, cái đẹp của người khác.
- Hành: là thực hành, là ứng dụng những gì đã học. Tác giả khuyên học phải có hành, nghĩa là học và hành phải đi đôi với nhau. Không thể học mà không đi đôi với hành và ngược lại: hành mà không học.

2) Tại sao học và hành phải đi đôi ?
- Trong cuộc sống, con người luôn tồn tại 2 mặt: thể xác và tinh thần. Thể xác muốn lớn phải ăn uống. Tinh thần muốn lớn phải học hành. Do vậy con người cần phải học tập.
- Nếu học chỉ đễ nhồi nhét một mớ kiến thức, sách vở vào đầu thì có ích lợi gì nếu không biết đem những điều đã học ra áp dụng. Học mà không hành như vậy thật là vô ích. Phải biết đem cái học áp dụng vào thực tế thì cái học ấy mới có giá trị. Ngược lại: chỉ hành mà không học theo kiểu: “Trăm hay không bằng hay quen” thì rõ ràng là cực đoan và nguy hiểm.
- Hành mà không học thì làm sao biết được đầy đủ kiến thức về sự vật, sự việc ấy đễ ứng phó trong mọi trường hợp, mọi lĩnh vực.
- Hành mà không học thì chỉ là sự mò mẫn chẳng khác nào người đi trong đêm tối. Vừa mất thời gian, vừa hỏng việc.
- Rõ ràng kiến thức không phải tự nhiên mà có, tất cả là từ những kinh nghiệm quý báu đã được rút ra từ thực tiễn, có giá trị đúng đắn và được nhiều người chấp nhận. Cho nên hành không thễ không học. ý thức được điều này, ông cha ta thường xuyên “học hành, học hỏi, học tập”.
- Học, hỏi, hiểu, hành là phương trâm mà mọi người cần hướng tới và làm theo nó.

3) Tác dụng:
- Phải gắn liền học và hành. Cần hiểu hành ở đây không chỉ là những bài tập áp dụng trong sách vở mà hành còn là những điều đã học phải đem ra áp dụng vào thực tế cuộc sống.

(Trích đem vào vài câu danh ngôn nói về học và hành, thêm ví dụ cụ thể vào. hoặc đặt những câu nêu lên sự gắn kết của học và hành :Học và hành như một đôi đũa nếu kết hợp cả hai thì chúng trở nên hữu dụng nhưng khi tách riêng ra thì chúng trở thành vô dụng,...)
Ví dụ: chúng ta học lý thuyết trong trường, khi về nhà chúng ta phải biết áp dụng những điều đã học vào thực tế, vào cuộc sống.
- Học đễ cung cấp kiến thức cho thực hành, giúp cho thực hành dễ dàng hơn.
- Học đễ đem áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Hành còn củng cố, hoàn chỉnh cho học.
- Là học sinh còn ngồi ghế nhà trường phải biết áp dụng tốt phương trâm học này đễ việc học ngày càng đạt kết quả tốt hơn. Lời khuyên này còn có tác dụng chỉ ra con đường học tập đúng đắn, nhất là đối với 1 số người lười nhác, không chịu thực hành, chỉ muốn rập khôn theo lý thuyết.

4) Liên hệ đến bản thân

Tự đánh giá và nhận xét về việc vận dụng cái đã học vào cuộc sống của bản thân mình như thế nào.

III. Kết bài:
Tóm lại qua tư tưởng tiến bộ, Nguyễn Thiếp đã chỉ cho ta thấy được học và hành phải là hai mặt đồng thời của một quá trình học tập. Không được coi nhẹ mặt nào, coi nặng mặt nào.

Câu trả lời:

Từ thuở con người xuất hiện trên Trái Đất, môi trường sống là một điều kiện không thể thiếu cho sự sinh tồn của sự vật và con người. Hiện nay, do nhu cầu đời sống vật chất cao nên ít ai quan tâm đến và làm cho môi trường ngày càng trở nên xấu đi do những kẻ vô lương tâm phá hoại.

Môi trường là không gian sống của con người, động vật,...Bao gồm tất cả những gì xung quanh ta và được phân thành hai loại: môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. Môi trường tự nhiên là các yếu tố thiên nhiên như không khí, nước, đất, rừng,... Là lá phổi xanh của Trái Đất, là những ngọn núi cao hùng vĩ, là ánh sáng rạng ngời,... Môi trường rất quan trọng đối với đời sống của mỗi người. Vì thế, chúng ta phải bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sức khỏe của chính mình

Môi trường là bầu không khí cho ta hít thở. Nhưng bây giờ thì bầu không khí ấy đang bị ô nhiễm do những nhà máy, xí nghiệp mà ta đã tự hào dựng lên, thả khí độc nghi ngút, làm cho một giây Trái Đất nặng thêm một tấn bụi. Những chiếc xe ô tô, xe máy tấp nập liên tục chạy trên đường, khói xả ra đen bụi cả đường phố. Làm cho không khí trở nên ngột ngạt nặng nề. Từ đó, tầng ô-zôn ngăn cản sức nóng của Mặt Trời cũng đang bị thủng ngày một lớn hơn. Sức nóng ấy làm băng tan ra và tràn vào đất liền gây ngập lụt, bão, và sóng thần. Không chỉ thế, không khí bị ô nhiễm gây ra mưa a-xit làm hư hại mùa màng, phá hủy nhiều rừng cây và đời sống của các sinh vật cũng bị đe dọa.

Cây xanh là nguồn cung cấp không khí trong lành. Cây còn ngăn lũ, cho bóng mát, bảo vệ đời sống con người. Vì thế, cây xanh cũng rất quan trọng trong môi trường. Nhưng có một số người không hiểu điều đó, chặt phá cây, đốt rừng, xuất hiện đất trống đồi trọc. Màu xanh dần dần biến mất, khí hậu trở nên ngột ngạt. Lũ lụt tràn về gây nhiều thiệt hại. Những nguồn lợi quý giá như gỗ, nguyên liệu làm thuốc,...dường như cũng bị cuốn vào những lưỡi cưa phá hoại rừng. Chỉ một hành động tàn nhẫn đó đã phá hoại vẻ đẹp thiên nhiên, mà con người không thể tạo ra.

Đâu chỉ có vậy, rừng còn là nơi cư trú của các loài động vật hoang dã, quý báu mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta. Con người đã săn bắn thú quý hiếm bán cho nhau. Chỉ vì cái lợi trước mắt mà tàn phá thiên nhiên. Bây giờ một số loài đã và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Chúng ta nên bảo vệ, xây dựng nhiều khu bảo tồn để bảo vệ các thú vật quý hiếm.

Thành phần tiếp theo cũng có không ít vai trò quan trọng đó chính là nước. Nước là vật chất không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của con người và sự vật. Ví dụ như: làm nước uống, giao thông đường biển, và nhiều sinh hoạt khác. Hãy nghĩ xem nếu một ngày không có nước thì mọi vật sẽ ra sao? Sẽ chất dần, héo dần vì mất nước, khô khan. Điều đó sẽ xảy ra nếu chúng ta cứ phung phí, không biết sử dụng hợp lí. Người ta thường nói "rừng vàng, biển bạc" mà giờ đây mặt biển lại bập bềnh toàn rác thải. Những ao, hồ bị ô nhiễm do rác của con người quá nhiều làm cho cá, tôm chết, nhiễm bệnh hàng loạt. Rồi con người lại sử dụng nguồn nước đó, ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh bệnh. Ôi, thật kinh khủng! Nguồn nước bị ô nhiễm chẳng những không sử dụng được mà còn gây ô nhiễm môi trường do mùi hôi thối. Như mọi người cũng đã biết, Hồ Gươm là nơi rất sạch đẹp, dành cho mọi người đi tham quan, ngắm cảnh ở đây. Nhưng cách đầy không lâu có một bài báo đưa tin về việc ý thức người dân bị giảm sút làm cho hồ bị ô nhiễm, mất đi vẻ đẹp văn hóa của Hồ Gươm.

Hiện nay, sự ô nhiễm môi trường đã đến mức báo động. Chúng ta nên bảo vệ môi trường bằng những hành động thiết thực. Không khí bị ô nhiễm thì cần phải có những biện pháp lọc không khí. Nguồn nước bị ô nhiễm thì phải bảo vệ và tiết kiệm nước. Rừng bị tàn phá thì phải trồng thêm cây. Tích cực tham gia các hoạt động phong trào như: Mùa hè xanh, Ngày chủ nhật,...Nếu mỗi người đóng góp một ít thì chẳng bao lâu môi trường sẽ ngày càng xanh tươi.

Môi trường sống là rất quan trọng. Nếu không có môi trường thì sẽ không có chúng ta, không có sự sống. Nhưng đã có nó thì phải biết giữ gìn, bảo vệ. Chúng ta không nên có thêm hành động nào phá hoại môi trường. Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt nhất để hành tinh luôn xanh tươi.

Câu trả lời:

Môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sức khỏe của cộng đồng nhưng hiện nay môi trường đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng do chính bàn tay của con người. Vì vậy mỗi chúng ta cần ý thức và hiểu được rằng: bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Môi trường là tất cả những gì ở xung quanh chúng ta và rất thân thiện gần gủi với chúng ta. Môi trường bao gồm: môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. Môi trường tự nhiên bao gồm: đất đai, sông ngòi, không khí , cây cối, động thực vật,……Môi trường nhân tạo là do con người tạo nên như đường xá, nhà máy, xí nghiệp,… Tất cả những vấn đề trên đều có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người.

Thật vậy ! Môi trường có một mối quan hệ mật thiết tới cuộc sống con người . Những cánh rừng bạt ngàn như những lá phổi xanh khổng lồ đem lại bầu không khí trong lành cho con người. Không những thế rừng còn che chắn bão lũ, là nơi trú ngụ của những loài động vật quý hiếm. Vậy mà giờ đây rừng đang bị chính bàn tay con người tàn phá một cách không thương tiếc dẫn đến thiên tai, lũ lụt xảy ra ngày càng nghiêm trọng dẫn đến bao cảnh đau lòng.

Mặc khác nguồn nước cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các chất thải từ các nhà máy dẫn đến cá chết hàng loạt nguồn nước sinh hoạt không được đảm bảo dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm cho con người. Ở các thành phố lớn dân cư đông đường xá cầu cống xuống cấp lượng xe cộ nhiều nên không khí cũng bị ô nhiễm nặng tai nạn giao thông ngày càng nhiều đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng. Ở nông thôn, do hình thức và trình độ hiểu biết của người dân chưa cao nên sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu không có hiệu quả. Từ những vấn đề nêu trên đã giúp chúng ta hiểu rõ môi trường có ảnh hưởng rát lớn đến sức khỏe của cộng đồng nói chung và sự sống của con người nói riêng. Từng ngày từng giờ môi trường đang lên tiếng kêu cứu. Vậy mỗi chúng ta phải làm gì để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta?

Tóm lại môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng. Vậy nên chúng ta phãi có ý thức giữ gìn môi trường sống. Là học sinh chúng ta hãy có ý thức trồng thêm cây xanh, giữ gìn vệ sinh trường lớp. Làm được như vậy là chúng ta đã góp phần bảo vệ được cuộc sống của chính mình.