Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Tuyên Quang , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 13
Số lượng câu trả lời 79
Điểm GP 3
Điểm SP 48

Người theo dõi (17)

Giang
Anh Ngoc
sat thu mau lon

Đang theo dõi (4)


Câu trả lời:

Mùa xuân là tết trồng cây, đó là một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ, mỗi độ xuân về trên khắp cả nước đều tổ chức Tết trồng cây. Trồng cây, trồng rừng đã trở thành một phong trào không những mang lại màu xanh cho sự sống mà còn là một thế mạnh để phát triển kinh tế của các địa phương.

Hàng năm vào dịp đầu xuân tỉnh ta lại phát động Tết trồng cây ở khắp các địa phương trong tỉnh. Phong trào này đã mở đầu cho kế hoạch trồng rừng hàng năm của tỉnh. Với một tỉnh có tiềm năng về đất lâm nghiệp như tỉnh ta thì trồng cây gây rừng đã góp phần quan trọng phủ xanh đất trồng, đồi núi trọc. Từ một tỉnh có nhiều diện tích đất lâm nghiệp bỏ hoang thì đến nay tỉnh ta là một trong những tỉnh có độ che phủ lớn nhất cả nước.

Nhiều năm qua, cả tỉnh mỗi năm đã trồng được hơn 10 ngàn ha rừng. Phong trào trồng rừng đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế- xã hội. Từ phong trào này đã góp phần quan trọng cải tạo vườn tạp, xây dựng nhiều mô hình trang trại vườn rừng mang lại thu nhập đáng kể cho người dân. Từ chỗ chỉ trồng theo phong trào đến nay người dân đã biết lựa chọn những loại cây dễ tiêu thụ mang lại lợi ích kinh tế thiết thực. Phong trào trồng cây xanh, cây bóng mát tại các công sở, đơn vị đã ngày càng phát triển.

Nhận thức được lợi ích thiết thực từ trồng cây, trồng rừng nên số hộ gia đình tham gia đăng ký hàng năm đều tăng. Trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều gia đình trồng hàng chục ha rừng và từ rừng đã mang lại nguồn lợi không nhỏ làm giàu cho các hộ. Phong trào trồng cây không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Nhiều người đã ý thức được ý nghĩa của việc trồng cây gây rừng trong đời sống xã hội nên nhiều gia đình đã tự giác trồng rừng.

Tuy nhiên, bên cạnh những địa phương làm tốt công tác trồng cây gây rừng thì vẫn còn tình trạng mang tính hình thức. Số lượng cây sống đạt không cao, trồng những cây không phù hợp với khí hậu, cảnh quan môi trường, cây trồng không được chăm sóc…đó là những hạn chế cần sớm được khắc phục để ý nghĩa trồng cây đầu xuân năm mới thực sự phát huy hiệu quả.

Để phong trào trồng cây, trồng rừng phát huy được hiệu quả kinh tế thì ngành chuyên môn cần chỉ đạo các địa phương căn cứ vào lợi thế, khí hậu, đất đai để trồng các loại cây phù hợp. Khuyến khích phát triển các mô hình trang trại đa dạng, cải tạo vườn tạp thành những mô hình điểm. Tại các cơ quan công sở cần trồng và chăm sóc diện tích cây xanh trong khuôn viên. Làm sao để cây xanh thực sự tạo cảnh quan xanh- sạch- đẹp, bảo vệ môi trường.

Cùng với việc tích cực trồng cây thì các địa phương và mỗi người dân cần chăm sóc và bảo vệ tốt diện tích rừng đã trồng. Kiên quyết đấu, tranh ngăn chặn hành vi phá rừng. Có như vậy việc trồng cây gây rừng mới ngày càng phát triển, rừng mới thực sự góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sự sống của con người./.

Câu trả lời:

Rừng là lá phổi xanh của trái đất. Cây xanh, trong quá trình quang hợp, hấp thụ khí cacbonic và nhả ra khí ôxy cần thiết cho sự sống. Rừng có tác dụng làm trong sạch không khí. Tán lá cản và giữ bụi. Lá cây tiết ra nhiều loại chất kháng khuẩn có tác dụng tiêu diệt vi trùng gây bệnh trong không khí. Rừng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài quý hiếm. Trong rừng có nhiều loại cây khác nhau. Ðây là nguồn thực phẩm, nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp và dược phẩm, là nguồn gen hoang dại có giá trị trong lai tạo giống mới cho nông nghiệp và chăn nuôi. Rừng bảo vệ và cải tạo đất. Nhờ có tán lá xoè rộng như chiếc ô, nước mưa không xối thẳng xuống mặt đất, nắng không đốt cháy mặt đất, nên lớp đất trên mặt khó bị rửa trôi theo nước mưa. Rừng nuôi đất, bồi bổ cho đất. Ðất rừng hầu như tự bón phân, vì cành lá rơi rụng từ cây sẽ bị phân huỷ, tạo thành các chất dinh dưỡng, làm tăng độ màu mỡ của đất. Ðất phì nhiêu, tơi xốp sẽ thấm tốt, giữ nước tốt và hạn chế xói mòn. Vùng bãi triều ven biển có các rừng sú, vẹt, đước, vừa chắn sóng, vừa giữ phù sa, làm cho bờ biển không những không bị xói, mà còn được bồi đắp và tiến ra phía trước. Rừng có tác dụng điều hoà dòng chảy trong sông ngòi và dưới đất. Nước mưa rơi xuống vùng có rừng bị giữ lại nhiều hơn trong tán cây và trong đất, do đó lượng dòng chảy do mưa trong mùa lũ giảm đi. Rừng cản không cho dòng chảy mặt chảy