Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Thái Bình , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 1
Số lượng câu trả lời 24
Điểm GP 5
Điểm SP 20

Người theo dõi (5)

Đang theo dõi (1)


Câu trả lời:

Tùng! Tùng! Tùng! Hồi trống bỗng vang lên khi cô giáo vừa kết thúc xong bài học. Cả lớp chúng em đứng dậy chào cô rồi chạy ùa ra khỏi lớp. Mấy phút trước, sân trường hãy còn lặng im, vắng vẻ thế mà bây giờ lại rộn rã hơn hẳn vì tiếng cười đùa, nói chuyện của các bạn học sinh.

Từ trên tầng 2 nhìn xuống, sân trường trông giống như một “rừng hoa” bởi các bạn học sinh đều mặc đồng phục áo trắng quần kẻ caro màu đỏ. Cũng có thể ví sân trường lúc này giống như một bầy ong vỡ tổ bởi lẽ, khắp sân trường đâu đâu cũng thấy các bạn học sinh đứng từ hành lang các dãy nhà trên tầng 3 xuống tầng 1. Rồi thì từ trong lớp cho đến ngoài sân, tiếng nói, tiếng cười, tiếng đùa nghịch hòa lẫn với tiếng chim ríu rít trong vòm lá một buổi sớm đầu Thu đã làm cho sân trường nhộn nhạo cả lên.Dưới tán phượng già xanh mát, từng tốp bạn nữ chơi nhảy dây và chơi que chuyền thoăn thoắt. Còn các bạn nam thì chơi bắn bi hay đá cầu. Ở phía những hàng ghế đá dưới gốc bằng lăng, có rất nhiều bạn học sinh ngồi ôn lại bài. Thi thoảng, các bạn khác đến trêu chọc, giật mất cuốn sách trên tay. Thế là lại có một cuộc rượt đuổi, hò hét vang cả một góc sân. Sôi nổi nhất có lẽ là bên ngoài sân thể dục, các “cầu thủ” hai lớp 6A và 6B đang tranh thủ thời gian tập dượt, chuẩn bị cho hội thi “Hội khỏe Phù Đổng” sắp tới. Hai phía bên trái và phải của sân bóng là các “cổ động viên” của hai đội đang chăm chú quan sát theo đường bóng lăn và hò reo rộn rã. Bên trái hô: “6A chiến thắng!”, bên phải lập tức đáp lại ngay: “6B vô địch!”. Các cầu thủ đội nào đội nấy đều nhễ nhại mồ hôi, thế mà ngang sức ngang tài chưa phân được thắng bại.Trong khi đó, căng tin của trường cũng là một chốn “huyên náo”. Hầu hết các bạn học sinh trong trường đều tới đây để mua những đồ ăn vặt như kem, ô mai chua, sấu dầm hay hạt hướng dương… vì trong buổi học học sinh không được phép ra ngoài trường. Chính vì thế mà khu vực căng tin là một “cục nam châm” thu hút học sinh rất lớn. Lại có vài tốp học sinh làm nhiệm vụ cờ đỏ, trực nhật tưới mấy bồn hoa và gom rác về thùng rác. Các bạn ấy cũng nhắc nhở các bạn học sinh xung quanh nên bỏ rác vào thùng đúng nới quy định để cho sân trường được sạch đẹp hơn. Trên hành lang dãy nhà văn phòng, các thầy cô giáo đưa mắt xuống sân nhìn lũ trẻ chơi đùa, bàn luận và mỉm cười, nét mặt như tràn đầy niềm phấn khởi.

Một nhịp trống lại vang lên. Không gian như ngưng đọng trong tích tắc rồi lại rộn rã bởi những tiếng bước chân vội vã chạy hướng về phía lớp mình. Hai mươi phút nghỉ giữa giờ kết thúc, sân trường lại trở về với không khí yên tĩnh của nó. Bên trong các lớp học, một tiết học mới lại bắt đầu.

Câu trả lời:

Tùng! Tùng! Tùng! Hồi trống bỗng vang lên khi cô giáo vừa kết thúc xong bài học. Cả lớp chúng em đứng dậy chào cô rồi chạy ùa ra khỏi lớp. Mấy phút trước, sân trường hãy còn lặng im, vắng vẻ thế mà bây giờ lại rộn rã hơn hẳn vì tiếng cười đùa, nói chuyện của các bạn học sinh.

Từ trên tầng 2 nhìn xuống, sân trường trông giống như một “rừng hoa” bởi các bạn học sinh đều mặc đồng phục áo trắng quần kẻ caro màu đỏ. Cũng có thể ví sân trường lúc này giống như một bầy ong vỡ tổ bởi lẽ, khắp sân trường đâu đâu cũng thấy các bạn học sinh đứng từ hành lang các dãy nhà trên tầng 3 xuống tầng 1. Rồi thì từ trong lớp cho đến ngoài sân, tiếng nói, tiếng cười, tiếng đùa nghịch hòa lẫn với tiếng chim ríu rít trong vòm lá một buổi sớm đầu Thu đã làm cho sân trường nhộn nhạo cả lên.Dưới tán phượng già xanh mát, từng tốp bạn nữ chơi nhảy dây và chơi que chuyền thoăn thoắt. Còn các bạn nam thì chơi bắn bi hay đá cầu. Ở phía những hàng ghế đá dưới gốc bằng lăng, có rất nhiều bạn học sinh ngồi ôn lại bài. Thi thoảng, các bạn khác đến trêu chọc, giật mất cuốn sách trên tay. Thế là lại có một cuộc rượt đuổi, hò hét vang cả một góc sân. Sôi nổi nhất có lẽ là bên ngoài sân thể dục, các “cầu thủ” hai lớp 6A và 6B đang tranh thủ thời gian tập dượt, chuẩn bị cho hội thi “Hội khỏe Phù Đổng” sắp tới. Hai phía bên trái và phải của sân bóng là các “cổ động viên” của hai đội đang chăm chú quan sát theo đường bóng lăn và hò reo rộn rã. Bên trái hô: “6A chiến thắng!”, bên phải lập tức đáp lại ngay: “6B vô địch!”. Các cầu thủ đội nào đội nấy đều nhễ nhại mồ hôi, thế mà ngang sức ngang tài chưa phân được thắng bại.Trong khi đó, căng tin của trường cũng là một chốn “huyên náo”. Hầu hết các bạn học sinh trong trường đều tới đây để mua những đồ ăn vặt như kem, ô mai chua, sấu dầm hay hạt hướng dương… vì trong buổi học học sinh không được phép ra ngoài trường. Chính vì thế mà khu vực căng tin là một “cục nam châm” thu hút học sinh rất lớn. Lại có vài tốp học sinh làm nhiệm vụ cờ đỏ, trực nhật tưới mấy bồn hoa và gom rác về thùng rác. Các bạn ấy cũng nhắc nhở các bạn học sinh xung quanh nên bỏ rác vào thùng đúng nới quy định để cho sân trường được sạch đẹp hơn. Trên hành lang dãy nhà văn phòng, các thầy cô giáo đưa mắt xuống sân nhìn lũ trẻ chơi đùa, bàn luận và mỉm cười, nét mặt như tràn đầy niềm phấn khởi.

Một nhịp trống lại vang lên. Không gian như ngưng đọng trong tích tắc rồi lại rộn rã bởi những tiếng bước chân vội vã chạy hướng về phía lớp mình. Hai mươi phút nghỉ giữa giờ kết thúc, sân trường lại trở về với không khí yên tĩnh của nó. Bên trong các lớp học, một tiết học mới lại bắt đầu.

Câu trả lời:

Đã bao giờ vào một sớm mai thức giấc, hít thở không khí trong lành, bạn chợt thấy yêu sao cái cây đầu ngõ, yêu sao bầu trời với những đám mây trôi lững thững? Đã bao giờ trên đường đi học, nhìn ngắm những đứa trẻ cắp sách tới trường với khuôn mặt tươi cười rạng rỡ, bạn lại thấy nhớ biết bao thầy cô, bè bạn? I – li – a Ê – ren – bua từng viết: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất, yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh (...)”. Đối với tôi cũng vậy. Tổ quốc trong tôi là một buổi sớm mai, là cái cây đầu ngõ, là con đường đi học. Tổ quốc in đậm hình bóng thân thương của những con người quanh tôi. Và từ hình ảnh những con người ấy, tôi đã yêu biết mấy Tổ quốc mình!

Tôi yêu những đứa bé dù đang rất nhỏ nhưng vẫn biết Việt Nam là quê hương, vẫn nở nụ cười xinh tươi khi ngắm nhìn lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió. Tôi yêu những buổi sáng thứ hai, học sinh trang nghiêm trong bộ đồng phục hát vang bài Quốc ca vào giờ chào cờ, bởi Quốc ca là giai điệu chung của dân tộc khi hai tiếng “đồng bào” cất lên cùng một nhịp, là bản trường ca thu nhỏ gói gọn những năm tháng lịch sử đầy thăng trầm, là bài học vỡ lòng về tình yêu nước…Vì vậy, mỗi khi hát Quốc ca, bạn và tôi hãy cùng đặt bàn tay lên ngực trái để khẳng định đó là câu hát của trái tim!

Tôi trân trọng những người nông dân Việt Nam. Họ mưu sinh trên mảnh đất khô cằn sỏi đá nhưng lại luôn cần mẫn, chăm chỉ, một nắng hai sương ngày ngày dắt trâu ra đồng đem đến bát cơm trắng, hạt gạo thơm ngon cho biết bao người. Họ gieo từng hạt thóc như gieo niềm tin, niềm hi vọng, khát khao một cuộc sống no ấm, đủ đầy. Trong thời bình cũng như kháng chiến, họ là lực lượng nòng cốt, là cội nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng dân tộc.

Tôi khâm phục sự vững chãi, kiên cường của những người lính biển, họ vượt qua mọi khó khăn khi phải xa gia đình, người thân đi theo tiếng gọi của Tổ quốc. Họ luôn cầm chắc tay súng nơi đầu sóng ngọn gió, nơi có cột mốc chủ quyền, nơi lá cờ Tổ quốc tung bay. Và ở đó, những chàng trai lính đảo - những con người đầy nhiệt huyết có trái tim yêu nước luôn biết hi sinh và cống hiến ngày đêm đương đầu với sóng dữ. Họ chính là biểu tượng cao đẹp của Tổ quốc hôm nay:
“Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa

Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn”.
( “Tổ quốc nhìn từ biển” , Nguyễn Việt Chiến )

Trong cuốn sách “Tôi yêu Tổ quốc tôi, tôi yêu đồng bào tôi”, bạn Vũ Quý An đã viết: “Nếu Tổ quốc có một hương vị, nếu tôi có thể nâng niu bàn tay và đặt môi hôn, tôi nghĩ rằng nó sẽ có vị mặn. Vị mặn của biển khơi, vị mặn trong không khí của những miền duyên hải lồng lộng gió làm hồn người đằm lại. Vị mặn của hạt muối miền xuôi cần cù gửi lên miền ngược, vị mặn của máu, của nước mắt bà tôi trong những năm tháng kháng chiến khóc ông tôi, bác tôi, những người ra trận rồi không về - đất đai này mặn, nước non này mặn. Với tôi, Tổ quốc thật mặn”. Cũng có người bạn từng nói với tôi: “Tổ quốc Việt Nam có màu xanh thật đẹp và hiền hoà, màu xanh của chiếc áo tình nguyện, màu xanh làm ấm lòng đồng bào, sáng bừng cái chữ. Nụ cười trên môi, mồ hôi đổ xuống cho Tổ quốc thêm xanh. Màu xanh của lá chuối quen thuộc gói xôi bắp buổi sáng thưở còn thơ, của bánh chưng ngày Tết, của bánh tét đồng quê nội cặm cụi gói làm quà”. Nhưng với tôi, Tổ quốc còn có vị ngọt, ngọt quyến rũ, ngọt say đắm lòng người. Vị ngọt của những loài hoa trái đầu mùa đương thời nở rộ, vị ngọt của bầu sữa mẹ thuở ấu thơ, vị ngọt của món đặc sản cu đơ đất Hà Tĩnh quê hương tôi… và còn ngọt bởi tình người Việt Nam trong tim tôi thật ngọt!

Thế còn bạn? Trong trái tim bạn, Tổ quốc như thế nào? Bạn đã làm gì để yêu Tổ quốc? Hãy lắng nghe từ sâu thẳm trái tim mình và cùng chia sẻ cảm xúc, nghĩ suy về một dáng vóc của Việt Nam!