Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 36
Điểm GP 14
Điểm SP 75

Người theo dõi (192)

PhanThi Nhân
cà văn dái
Thảo Nguyễn
minh nguyệt 2004

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Chương 1: Khối đa diện

Câu 1: Gọi H là trung điểm AB thì SH là trung trực của tam giác đều SAB. Tâm đường tròn ngoại tiếp SAB là điểm E chia đường cao SH theo tỉ số EH : SH = 1:3.

- Gọi D là trung điểm BC thì D là tâm đường tròn ngoại tiếp ABC và HD là đường trung bình tam giác vuông BAC, HD song song AC nên HD vuông góc AB. Mà (SAB) vuông góc với đáy (ABC) nên SH vuông góc (ABC). Do đó, dựng hình chữ nhật EHDO thì O là tâm mặt cầu ngoại tiếp hình chóp SABC và OA chính là bán kính hình cầu này.

- Tam giác ABC vuông cân với cạnh góc vuông a nên cạnh huyền \(BC=a\sqrt{2}\), do đó \(DA=\dfrac{BC}{2}=\dfrac{a\sqrt{2}}{2}\).

Tam giác SAB đều cạnh a nên đường cao \(SH=\dfrac{a\sqrt{3}}{2}\), do đó \(OD=EH=\dfrac{1}{3}SH=\dfrac{a\sqrt{3}}{6}\). Vì vậy

\(OA^2=DA^2+OD^2=\dfrac{a^2}{2}+\dfrac{a^2}{12}=\dfrac{7a^2}{12}\).

Hình cầu có bán kính \(R=a\sqrt{\dfrac{7}{12}}=\dfrac{a\sqrt{21}}{6}\). Thể tích khối cầu ngoại tiếp hình chóp là

\(V=\dfrac{4\pi R^3}{3}=\dfrac{4\pi}{3}\left(\dfrac{a\sqrt{21}}{6}\right)^3=\dfrac{7\pi a^3\sqrt{21}}{54}\)

Câu 2: Thiết diện qua trục hình trụ là hình vuông TNPR cạnh 3a nên hình trụ có chiều cao 3a và có bán kính đáy \(\dfrac{3a}{2}\).

Hình trụ có diện tích đáy \(\pi\left(\dfrac{3a}{2}\right)^2=\dfrac{9\pi a^2}{4}\), diện tích xung quanh là \(3a.2.\dfrac{3a}{2}\pi=9a^2\pi\). Hình trụ có diện tích toàn phần là \(2.\dfrac{9\pi a^2}{4}+9\pi a^2=\dfrac{27\pi a^2}{2}\).

Câu 3:

Chương 1: Khối đa diện

Hính nón cần tính diện tích xung quanh có đỉnh là tâm E của hình vuông ABCD và có đáy là hình tròn ngoại tiếp hình vuông A'B'C'D'. Vậy hình nón này có chiều cao EO = AA' = a; có bán kính đáy là \(r=OA'=\dfrac{a\sqrt{2}}{2}\) nên có đường sinh là \(l=EA'=\sqrt{EO^2+OA'^2}=\sqrt{a^2+\dfrac{a^2}{2}}=\dfrac{a\sqrt{6}}{2}\) Diện tích xung quanh hình nón là

\(S_{xq}=\pi rl=\pi.\dfrac{a\sqrt{2}}{2}.\dfrac{a\sqrt{6}}{2}=\dfrac{\pi a^2\sqrt{3}}{2}\)

Câu trả lời:

Với điều kiện \(\left(m-2\cos x\right)\left(m-2\sin x\right)\ne0\) (*) phương trình đã cho tương đương với

\(\left(m\sin x-2\right)\left(m-2\sin x\right)=\left(m\cos x-2\right)=\left(m-2\cos x\right)\)

\(\Leftrightarrow m^2\sin x-2m-2m\sin^2x+4\sin x=m^2\cos x-2m-2m\cos^2x+4\cos x\)

\(\Leftrightarrow2m\left(\cos^2x-\sin^2x\right)-m^2\left(\cos x-\sin x\right)-4\left(\cos x-\sin x\right)=0\)

\(\Leftrightarrow\left(\cos x-\sin x\right)\left(2m\left(\cos x+\sin x\right)-m^2-4\right)=0\) (1)

a) Nếu \(m=0\) thì (1) \(\Leftrightarrow\cos x-\sin x=0\)\(\Leftrightarrow\tan x=1\Leftrightarrow x=\dfrac{\pi}{4}+k\pi\). Nghiệm này sẽ không thỏa mãn điều kiện (*) khi và chỉ khi \(\left(m-2\cos\left(\dfrac{\pi}{4}+k\pi\right)\right)\left(m-2\sin\left(\dfrac{\pi}{4}+k\pi\right)\right)=0\)

\(\Leftrightarrow\left(0-\left(-1\right)^k\sqrt{2}\right)\left(0-\left(-1\right)^k\sqrt{2}=0\right)\)

\(\Leftrightarrow\left(-1\right)^k\sqrt{2}=0\) , vô lí.

Vậy khi \(m=0\), phương trình đã cho có nghiệm là \(x=\dfrac{\pi}{4}+k\pi\)

b) Nếu \(m\ne0\) thì (1) tương đương với tập hợp hai phương trình:

\(\tan x=1\) (2) và \(\sqrt{2}\cos\left(x-\dfrac{\pi}{4}\right)=\dfrac{m^2+4}{2m}\)\(\Leftrightarrow\cos\left(x-\dfrac{\pi}{4}\right)=\dfrac{m^2+4}{2m\sqrt{2}}\) (3)

Trong đó phương trình (3) vô nghiệm vì \(\left|\dfrac{m^2+4}{2m\sqrt{2}}\right|=\dfrac{m^2+4}{2\sqrt{2}\left|m\right|}\ge\dfrac{2\sqrt{4m^2}}{2\sqrt{2}\left|m\right|}=\sqrt{2}>1\).

Phương trình (2) có nghiệm là \(x=\dfrac{\pi}{4}+k\pi\). Nghiệm này sẽ không thỏa mãn điều kiện (*) khi và chỉ khi

\(\left(m-2\cos\left(\dfrac{\pi}{4}+k\pi\right)\right)\left(m-2\sin\left(\dfrac{\pi}{4}+k\pi\right)\right)=0\)\(\Leftrightarrow\left(m-\left(-1\right)^k\sqrt{2}\right)\left(m-\left(-1\right)^k\sqrt{2}=0\right)\)

\(\Leftrightarrow m=\left(-1\right)^k\sqrt{2}\), trái giả thiết \(m\ne\pm\sqrt{2}\).

Tóm lại, trong mọi trường hợp phương trình đã cho có nghiệm \(x=\dfrac{\pi}{4}+k\pi\) Điều kiện \(x\in[20\pi;30\pi]\) tương đương với \(20\pi\le\dfrac{\pi}{4}+k\pi\le30\pi\)\(\Leftrightarrow20-\dfrac{1}{4}\le k\le30-\dfrac{1}{4}\)\(\Leftrightarrow k=21;22;23;...;29\). Số nghiệm của phương trình trong đoạn đang xét là 9.