Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 14
Số lượng câu trả lời 67
Điểm GP 4
Điểm SP 21

Người theo dõi (4)

Lý Thị Thu Hà
thao nguyen
van nguyen

Đang theo dõi (10)

NTKL
Trần Việt Linh
Hà Đức Thọ

Câu trả lời:

a. Nguyên nhân phong trào cách mạng 1930 – 1931.

- Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và chính sách vơ vét bóc lột của thực dân Pháp đẩy nhân dân ta vào cảnh bần cùng.- Sau khởi nghĩa Yên Bái, Pháp tiến hành khủng bố dã man những người yêu nước, làm cho mâu thuẩn xã hội giữa nhân dân ta với đế quốc phong kiến thêm gay gắt.- Đảng Cộng Sản Việt Nam vừa mới ra đời (đầu năm 1930) đã nhanh chóng nắm bắt tình hình và kịp thời lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống đế quốc và phong kiến.

 

b. Diễn biến của phong trào cách mạng 1930 -1931,- Phong trào cả nước.+ Từ tháng 2 đến tháng 4/1930, có nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân nổ ra.+ Tháng 5/1930, trên cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế lao động.+ Tháng 6 đến tháng 8, phong trào liên tục nổ ra sôi nổi.- Ở Nghệ An – Hà Tĩnh.+ Tháng 9/1930, phong trào phát triển mạnh, quyết liệt nhất với những cuộc biểu tình của nông dân kéo đến huyện lị, tỉnh lị, được công nhân Vinh – Bến Thuỷ hưởng ứng.+ Tiểu biểu là cuộc biểu tình của 8000 nông dân huyện Hưng Nguyên, kéo đến huyện lị, phá nhà lao, đốt huyện đường…+ Hệ thống chính quyền địch bị tê liệt, tan rã ở nhiều huyện, xã. c. Sự ra đời và hoạt động của Xô – Viết (Xô – Viết Nghệ tĩnh là đỉnh cao của PT 1930 – 1931)* Hoàn cảnh:- Tại Nghệ An, tháng 9/1930 Xô viết thành lập các xã thuộc huyện Thanh Chương,Nam Đàn.- Tại Hà Tĩnh, cuối 1930 đầu 1931, Xô viết thành lập các xã thuộc huyện Can Lộc, Hương Khê.- Các Xô viết thực hiện quyền làm chủ của quần chúng, điều hành mọi mặt đời sống xã hội, với chức năng của một chính quyền cách mạng.* Chính sách của Xô viết.- Chính trị, thực hiện các quyền tự do, dân chủ. Thành lập các đội tự vệ, lập toà án nhân dân.- Kinh tế, tịch thu ruộng đất công chia cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ,..- Văn hoá – xã hội, xoá bỏ tệ nạn mê tín dị đoan, xây dựng nếp sống mới, mở lớp dạy chữ Quốc ngữ,* Ý nghĩa: Chính sách của Xô viết đã đem lại lợi ích cho nhân dân, là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Xô viết Nghệ – Tĩnh là đỉnh cao phong trào cách mạng 1930 – 1931. d. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 – 1931.* Ý nghĩa:- Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân.- Khối liên minh công - nông được hình thành.- Phong trào 1930-1931 được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Quốc tế Cộng sản công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là 1 bộ phận trực thuộc Quốc tế Cộng sản.- Đây là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám.

Câu trả lời:

3

a. Sự Phát triển kinh tế .

- Sau chiến tranh thế giới thứ II, Mỹ trở thành nước giàu nhất, nắm ưu thế hơn hẳn về kinh tế tài chính trên toàn thế giới.

- Sản lượng công nghiệp Mỹ luôn chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn cầu (Hơn 56% vào năm 1948 ).

- Sản lượng nông nghiệp bằng 2 lần tổng sản lượng của Anh, Pháp,CHLB Đức, Ý, Nhật cộng lại( 1949).

- Mỹ nắm trong tay gần ¾ dữ trữ vàng của thế giới (khoảng 24.6 tỷ đôla, năm 1949).

- Trên 50% tàu bè đi lại trên các biển.

- Trong nửa sau những năm 40 tổng sản phẩm quốc dân tăng trung bình hằng năm là 6%.

- Nền kinh tế Mỹ trong những thập niên 50, 60 chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

- GDP năm 2000 là 9 765 tỉ USD, thu nhập đầu người là 34 600USD, tạo ra 25% tổng sản phẩm của toàn thế giới.

- Trong khoảng 2 thập niên đầu chiến tranh, Mỹ là trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới.

b. Nguyên nhân kinh tế phát triển .

- Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, khí hậu khá thuận lợi.

- Mỹ có nguồn nhân công dồi dào, có trình độ kỹ thuật cao, năng động ,sáng tạo.

- Quân sự hóa nền kinh tế, thu lợi từ buôn bán vũ khí. Trong thế chiến II, Mỹ thu 114 đô la lợi nhuận nhờ buôn bán vũ khí.

- Áp dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm và điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất.

- Trình độ tập trung tư bản và sản xuất ở Mỹ cao, các tập đoàn tư bản Mỹ có sức sản xuất và cạnh tranh có hiệu quả ở cả trong và ngoài nước.

- Chính sách điều tiết nền kinh tế của chính phủ có hiệu quả.

Nguyên nhân quan trọng nhất làm nền kinh tế Mỹ phát triển nhảy vọt sau chiến tranh thế giới thứ II là việc Mỹ đã khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần II và đã đạt được những thành tựu kỳ diệu trong việc sáng tạo ra những công cụ sản xuất mới (máy tính), nguồn năng lượng mới (nguyên tử, nhiệt hạch, măt trời), những vật liệu mới (chất polyme, nhũng vật liệu tổng hợp nhân tạo), cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp, cách mạng trong giao thông và thông tin liên lạc, trong khoa học vũ trụ và sản xuất vũ khí hiện đại…

- Nhờ đó Mỹ đã :

Ÿ Điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất .

Ÿ Cải tiến kỹ thuật làm năng suất tăng, giá thành hạ.

Ÿ Chính nhờ những thành tựu cách mạng khoa học - kỹ thuật này mà nền kinh tế Mỹ phát triển nhanh chóng và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân Mỹ đã có nhiều thay đổi khác trước.

Câu trả lời:

2

Hoàn cảnh ra đời

Sau khi giành độc lập và đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển .Để hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực, nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Đông Dương ngày càng không thuận lợi.Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.

Mục tiêu của ASEAN

Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

Nguyên tắc hoạt động

Cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có hiệu quả.

Viêt Nam gia nhập ASEAN có

- Thời cơ:
+ Trong kinh tế: thu hút vốn và kĩ thuật của các quốc gia tiên tiến trong khu vực, phát triển du lịch dịch vụ;
+ Về văn hóa giáo dục: Được giao lưu, tăng cường hiểu biết giữa các nền văn hóa truyền thống độc đáo, tiếp cận nền giáo dục ở các quốc gia tiên tiến;
Về an ninh-chính trị: chung tay giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu, đảmt bảo ổn định chính trị của khu vực.
- Thách thức:
+ chênh lệch về mức sống và tăng trưởng;
+ Khác biệt về chế độ chính trị;
+ lai căng về văn hóa, dung nhập tệ nạn xã hội;
+ cạnh tranh với các nước đã có nền kinh tế phát triển hơn...