-Đến cuối thế kỉ XVIII, nên văn học dân gian ở nước ta phát triển rực rỡ với nhiều loại hình nghệ thức như tục ngữ, ca dao, truyện Nôm, truyện tiếu lâm,.......Văn học chữ Nôm phát triển đến đỉnh cao tiêu biểu là Truyện Kiều của Nguyễn Du.
-Các tác phẩm nổi tiếng khác như Chinh phụ ngâm khúc,cung oán ngâm khúc, thơ của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu,........ Ngoài ra, có nhiều truyện Nôm khuyết danh.
-Văn nghệ dân gian phát triển phong phú như tuồng, chèo, dân ca quan họ,.... Hội họa với sự suất hiện của nhiều tranh dân gian nhưng nổi tiếng nhất là tranh dân gian Đông Hồ như Hứng dừa, Chăn trâu thổi sáo, Đám cưới chuột,...
- Các công trình kiến trúc nổi tiếng như chùa Tây Phương(Thạch Thất, Hà Nội), đình làng Đình Bảng(Từ Sơn, Bắc Ninh), di tích cung điện lăng tẩm các vua Nguyễn ở Huế
-Có các nhà sử học nổi tiếng như Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú,..với các tá phẩm nổi tiếng như Đại Nam thực lực, Vân đài loại ngữ, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Lịch triều hiến chương loại chí, Gia Định thành thông chí, Nhất thống dư địa chí,..
-Về y học Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã thu thập được 2854 phương thuốc chữa bệnh và đặc biệt ông đã biên soạn bộ sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh (66 quyển)...
-Về mặt kỹ thuật, đã chế được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước và lần đầu tiên thí nghiệm thành công tàu thủy chạy bằng hơi nước