Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Quảng Trị , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 15
Số lượng câu trả lời 42
Điểm GP 2
Điểm SP 52

Người theo dõi (17)

Đang theo dõi (33)

Lê Công Thành
Huong San
Lê Như Quỳnh
Thien Tu Borum
Phương An

Câu trả lời:

Ống tiêu hóa gồm 3 phần có nguồn gốc khác nhau: phần trước ( khoang miệng, thực quản, dạ dày) có nguồn gốc nội bì, chức năng lấy, nghiền, chuyển thức ăn. Phần giữa là ruột non( gồm các đoạn tá tràng, hồi tràng, gan , tụy) bắt nguồn từ nội bì, có chức năng biến đổi hóa học và hấp thụ thức ăn. Phần cuối ( manh tràng, ruột già, trực tràng) có nguồn gốc ngoại bì, chức năng thải các chất cặn bả.

he tieu hoa nguoi

Thành ống tiêu hóa có cấu tạo như sau :

1. Lớp niêm mạc ( tunica mucosa ) lót ở mặt trong của ống tiêu hóa

Ở mỗi phần của ống , thượng mô có hình dạng khác nhau . Ở miệng , thượng mô có nhiều tầng . Ở dạ dày và ruột là thượng mô có một tầng . Hình thái của các tế bào thượng mô cũng khác nhau . Ở ổ miệng là thượng mô dẹt , ở ruột non là thượng mô trụ để thích ứng với các chức năng tương ứng .

2. Tấm dưới niêm mạc ( tele submucosa ) là tổ chức liên kết xơ , trong đó có các mạch máu , các sợi thần kinh và các mạch bạch huyết .

Giữa lớp niêm mạc và tấm dưới niêm mạc là một lớp mỏng các sợi cơ trơn tạo thành mảnh cơ niêm mạc ( lamina muscularis mucosae ) . Khi co rút , cơ niêm mạc có thể làm cho lớp niêm mạc gấp lại thành các nếp .

Trong các tế bào thượng mô của niêm mạc còn có thượng mô biệt hóa thành các tuyến tiết ra dịch tiêu hóa đổ vào lòng ruột qua các ống tiết . Có các tuyến đơn giản là tuyến một tế bào , có các tuyến phức tạp hơn gồm có nhiều tế bào hoặc có phân nhánh thành nhiều ống tuyến .

Các đám tổ chức lympho nằm trong lớp niêm mạc gồm một tổ chức lưới mà trong các mắt lưới có tế bào lympho sinh sản tại chỗ . Ở một số nơi , tổ chức này hợp thành các hạch gọi là nang thường nằm trong tấm dưới niêm mạc , hoặc các nang tụ lại thành đám gọi là mảng tổ chức lympho ( có nhiều ở hồi tràng )

3. Lớp cơ trơn ( tunica muscularis ) chia thành hai tầng , tầng ngoài gồm các sợi cơ dọc và tầng trong là các sợi cơ vòng . Trong phần trên của thực quản có các sợi cơ vân phù hợp với chức năng co thắt thật nhanh ở phần trên của thực quản khi nuốt . Từ dạ dày đến ruột non , tầng cơ vòng và cơ trơn là một lớp liên tục . Ở ruột già , các sợi cơ dọc tập trung thành ba dải có thể nhìn thấy khi quan sát đại thể . Ngoài ra , trong dạ dày còn có lớp cơ trơn thứ ba là lớp cơ chéo .

4. Tấm dưới thanh mạc (tela subserosa):

Là tổ chức liên kết thưa nằm giữa lớp cơ bên trong và lớp thanh mạc bên ngoài. Nhờ lớp này mà có thể bóc thanh mạc dễ dàng ra khỏi các cấu trúc bên dưới.

5. Lớp thanh mạc (tunica serosa):

Tạo bởi thượng mô dẹt của phúc mạc. Mặt tự do của thanh mạc có chất thanh dịch làm cho các tạng trượt lên nhau dễ dàng. Thanh mạc có hai phần: lá phủ thành ổ bụng gọi là phúc mạc thành, lá phủ các tạng gọi là phúc mạc tạng.

Câu trả lời:

Tập tính Tập tính xã hội Gà trống

Gà là loài chim sống thành đàn.Cách chúng tiếp cận mang tính cộng đồng đối với việc ấp trứng và nuôi gà con. Các cá thể gà trong đàn sẽ giành giật nhau chiếm ưu thế, thiết lập ra cái gọi là "tôn ti xã hội", trong đó những cá thể ưu thế có đặc quyền tiếp cận thức ăn và địa điểm làm tổ. Việc gà trống hoặc gà mái mất khỏi đàn sẽ phá vỡ trật tự này một thời gian ngắn cho đến khi một tôn ti mới được thiết lập. Việc bổ sung gà mái - đặc biệt là gà trẻ - và đàn có sẵn có thể dẫn đến đánh nhau và thương tích. Khi gà trống tìm ra mồi, nó sẽ cục tác, nhặt thức ăn và thả xuống, gọi các gà khác đến ăn trước. Tương tự, có thể quan sát thấy hành vi này ở gà mẹ khi chúng gọi gà con đến ăn.

Gà trống thường gáy to vào buổi sáng. Tiếng gáy của gà trống (thường có âm lượng lớn, thỉnh thoảng gây chói tai) còn là tín hiệu thông báo cho các gà trống khác về lãnh thổ. Tuy nhiên, gà có thể gáy khi bất ngờ bị phá rối. Gà mái cục tác ầm ĩ sau khi đẻ trứng và khi gọi gà con. Gà cũng có "tiếng kêu cảnh báo" âm lượng thấp khi chúng cho rằng có sự xuất hiện của loài ăn thịt.

Gà mái

Để bắt đầu màn tỏ tình, một số gà trống nhảy vòng tròn xung quanh hoặc gần gà mái, hạ thấp chiếc cánh gần nhất với gà mái (gọi là gù mái). Sau khi được gà mái đáp lại, cuộc giao phối có thể bắt đầu (gọi là đạp mái).

Nhảy ổ

Gà mái thường đẻ trứng trong những chiếc tổ đã có sẵn trứng từ trước; ngoài ra, người ta còn quan sát thấy chúng chuyển trứng từ tổ của những con khác sang tổ của mình. Do tập tính này mà một đàn gà chỉ có một số địa điểm đẻ trứng yêu thích thay vì mỗi con có một tổ khác nhau. Gà mái thường tỏ ra thích đẻ trứng có một nơi nhất định. Hai hoặc nhiều gà có thể cố gắng chia sẻ ổ với nhau cùng một lúc. Trong trường hợp ổ quá nhỏ hoặc một con gà quá cương quyết không chịu rời đi thì các gà mái sẽ cố nằm đè lên nhau. Có bằng chứng cho thấy các cá thể gà mái hoặc thích làm tổ một mình hoặc làm tổ tập thể. Có những người nuôi gà dùng trứng giả làm bằng nhựa hoặc đá để khuyến khích gà đẻ trứng ở nơi mà họ muốn.

Đòi ấp và úm gà[sửa | sửa mã nguồn] Trứng gà Tập tin:Embryo.ogv Các giai đoạn thai nghén ban đầu và tuần hoàn máu trong phôi gà

Trong tự nhiên, đa số gà chỉ đẻ đầy một ổ trứng rồi ngưng và bắt đầu ấp. Hành vi này được gọi là đòi ấp. Gà đòi ấp sẽ ngưng đẻ để chỉ tập trung vào việc ấp trứng (một ổ khoảng 12 quả). Trong thời gian này, gà ít ra khỏi tổ để ăn hay tắm, đồng thời sẽ mổ nếu bị làm phiền hoặc bị đẩy khỏi ổ. Gà mái duy trì nhiệt độ và độ ẩm trong tổ, đồng thời lật trứng trong giai đoạn đầu.

Hết thời gian ấp (khoảng 21 ngày),[4] trứng gà sẽ nở. Do trứng chỉ phát triển khi được gà ấp nên tất cả số trứng sẽ nở chỉ trong một hoặc hai ngày, dù cho thời gian gà đẻ trứng có thể trải dài trong hai tuần. Gà mái có khả năng nghe thấy gà con kêu trong vỏ trước khi trứng nở; nó sẽ nhẹ nhàng cục tác để kích thích gà con mổ vỏ chui ra. Gà con mổ một lỗ thở trên vỏ trứng, thường là ở phần trên của quả trứng. Gà con sau đó sẽ nghỉ ngơi trong vài giờ và hấp thu phần lòng đỏ trứng còn lại trước khi tiếp tục mổ cho đến khi lớp vỏ vỡ ra thành một cái nắp. Chúng chui ra khỏi vỏ và bộ lông được làm khô dưới sức ấm của tổ.

Gà con một ngày tuổi Một bầy gà gồm gà mẹ và các gà con

Gà mái nằm trong tổ khoảng hai ngày sau khi quả trứng đầu tiên nở. Trong thời gian này, gà mới nở sống nhờ vào dinh dưỡng thu được từ phần lòng đỏ trứng chúng hấp thu khi sắp nở. Gà mái rời ổ, bỏ lại những quả trứng không nở được. Gà con mới nở được gà mẹ ra sức bảo vệ và được ấp để giữ ấm khi cần thiết. Gà mẹ dẫn các con tìm thức ăn và nước uống; nó sẽ gọi con khi tìm thấy thứ gì ăn được nhưng hiếm khi mớm trực tiếp cho gà con. Gà mẹ tiếp tục chăm sóc gà con cho đến khi chúng được vài tuần tuổi, sau đó nó sẽ mất dần hứng thú và lại bắt đầu đẻ trứng mới.

Các giống gà lấy trứng hiện đại hiếm khi đòi ấp trứng. Những con nào còn đòi ấp thì thường bỏ ngang giữa chừng. Tuy vậy, một số giống như gà Tam hoàng, gà Cornwall và gà ác thường xuyên đòi ấp và là những bà mẹ tuyệt vời, không chỉ ấp trứng gà giỏi mà còn ấp cả các loại trứng nhỏ hơn như trứng chim cút, gà lôi, gà tây hoặc ngỗng. Có khi vịt cũng ấp trứng gà.