Câu 1 :
Về triều đình: - Đứng đầu triều đình là vua nắm mọi quyền hành. - Giúp việc cho vua là các quan văn, quan võ,... - Ở triều đình có 6 bộ và một số cơ quan chuyên môn. - Hệ thống thanh tra giám sát hoạt động của quan lại được tăng cường từ trung ương đến tận đơn vị xã. Về các đơn vị hành chính: - Các đơn vị hành chính được tổ chức chặt chẽ, đặc biệt là cấp thừa tuyên và cấp xã. - Cả nước làm 13 đạo, dưới đạo là phủ, châu, huyện, xã. Về cách đào tạo, tuyển dụng nhân tài: - Mở rộng thi cử, chọn nhân tài công bằng. - Nhà nước thời Lê Thánh Tông lấy phương thức học tập, thi cử làm nguyên tắc lựa chọn, bổ dụng quan lại. Câu 2: - Ở thời Lê Sơ: + Mọi quyền hành về tay vua bao gồm cả việc chỉ huy quân đội. + Là nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế. - Ở thời Lý Trần + Vua cũng nắm mọi quyền hành tuy nhiên không như thời Lê Sơ. + Là nhà nước quân chủ quý tộc. Câu 3 : Những điểm giống và khác nhau giữa luật pháp thời Lê sơ và thời Lý - Trần :- Giống nhau : xã hội có hai giai cấp chính : giai cấp thống trị và giai cấp bị thống trị với các tầng lớp quý tộc, địa chủ tư hữu (giai cấp thống trị), nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì.
- Khác nhau : Thời Lý - Trần, tầng lớp quý tộc vương hầu rất đông đảo, nắm mọi quyền lực, tầng lớp nông nô nô tì có số lượng lớn, rất đông đảo trong xã hội. Thời Lê sơ, tầng lớp nông nô không còn, nô tì giảm dần về số lượng và được căn bản giải phóng vào cuối thời Lê sơ, tầng lớp địa chủ tư hữu phát triển rất mạnh.
Câu 6 : Bài 21 : Ôn tập chương IV | Học trực tuyến