Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Long An , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 1
Số lượng câu trả lời 311
Điểm GP 41
Điểm SP 533

Người theo dõi (53)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam như được công nhận bởi hiệp định Geneva.
Điều khoản này có nghĩa Hoa Kỳ công nhận chính thức các điều khoản Hiệp định Geneva về sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, mà trước đó Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và phía Quốc gia Việt Nam trước đây cả hai phía đều xác nhận chủ quyền của mình trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam từ Bắc tới Nam, mặc dầu trên thực tế mỗi bên chỉ quản lý một nửa. Tuy nhiên, do chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được bầu lên bởi cuộc Tổng tuyển cử Toàn quốc vào ngày 06/01/1946 bất chấp sự chống phá của Thực dân Pháp, quân đội Tưởng Giới Thạch, đảng Việt Quốc và Việt Cách (tuy nhiên, sau đó Việt Minh vẫn nhượng bộ khi để cho 2 đảng Việt Quốc và Việt Cách tham gia chính phủ liên hiệp mà không qua bầu cử để đảm bảo đoàn kết dân tộc) nên nhiều ý kiến cho chính phủ Việt Nam Dân chủ có tính chính danh và hợp pháp cao hơn chính phủ Quốc gia Việt Nam - thành lập năm 1949 - vốn lên cầm quyền không qua bất kỳ 1 cuộc bầu cử nào trước năm 1946. Việc đồng ý Tổng tuyển cử năm 1956 là 1 bước nhượng bộ rất lớn của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do với cuộc bầu cử năm 1946, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức trở thành người đại diện và bảo vệ hợp pháp duy nhất của nhân dân Việt Nam, có quyền tấn công các lực lượng vũ trang và hành chính được thành lập không tuân theo các quy định trong Hiến pháp năm 1946 trên toàn lãnh thổ 2 miền, bao gồm cả chính phủ Quốc gia Việt Nam và quân đội Việt Nam Cộng hòa - lực lượng vũ trang thực hiện kế thừa đối với lực lượng xâm lược của Thực dân Pháp. Việc đại diện của Pháp ký vào Bản Tuyên bố cuối cùng với Điều 7 quy định việc tiến hành Tổng tuyển cử vào tháng 7/1956 đã khiến cho chính phủ Quốc gia Việt Nam - bên kế thừa các nghĩa vụ của Pháp ở Việt Nam - phải có nghĩa vụ tiến hành Tổng tuyển cử năm 1956 dù muốn hay không.Ngừng bắn trên toàn Việt Nam sẽ bắt đầu từ 27 tháng 1 năm 1973. Và ở miền Nam tất cả các đơn vị quân sự Mỹ và đồng minh, hai bên miền Nam Việt Nam ở nguyên vị trí (không áp dụng với Quân đội nhân dân của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Hoa Kỳ sẽ chấm dứt mọi hoạt động quân sự của Hoa Kỳ chống Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bằng mọi lực lượng trên bộ, trên không, trên biển, chấm dứt việc thả mìn tại vùng biển, các cảng và sông ngòi và sẽ tháo gỡ, làm mất hiệu lực vĩnh viễn, phá huỷ tất cả những mìn ở vùng biển, các cảng và sông ngòi miền Bắc Việt Nam. Uỷ ban quân sự liên hợp giữa hai lực lượng quân sự hai bên miền Nam (tức của Việt Nam Cộng hòa vàChính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam) sẽ quy định vùng của hai lực lượng quân sự do mỗi bên kiểm soát, và những thể thức trú quân. Trong vòng 60 ngày, sẽ có cuộc rút lui hoàn toàn của quân đội Mỹ và đồng minh cùng các nhân viên quân sự Mỹ, kể cả cố vấn quân sự tất cả các tổ chức bán quân sự và lực lượng cảnh sát của các nước nói trên ra khỏi miền nam Việt Nam, huỷ bỏ tất cả các căn cứ quân sự ở miền Nam Việt Nam của Hoa Kỳ và các nước đó ở nam Việt Nam. Các lực lượng chính quy thuộc mọi quân chủng và binh chủng và các lực lượng không chính quy của các bên ở miền Nam Việt Nam (Mỹ và đồng minh, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Việt Nam cộng hòa) phải ngừng mọi hành động tấn công nhau. Ngăn cấm mọi hoạt động vũ lực trên bộ, trên không và trên biển, mọi hành động đối địch, khủng bố và trả thù của cả hai bên. Từ khi thực hiện ngừng bắn cho đến ngày thành lập chính phủ thông qua tổng tuyển cử thật sự tự do và dân chủ, có giám sát quốc tế, hai bên miền Nam Việt Nam (Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Việt Nam cộng hòa) không được nhận đưa vào miền Nam Việt Nam quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự, kể cả nhân viên quân sự kỹ thuật, vũ khí, đạn dược và dụng cụ chiến tranh (không có tính ràng buộc với Mỹ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Trong thời gian này, hai bên miền Nam (Việt Nam cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam), được phép từng thời gian thay thế vũ khí, đạn dược, dụng cụ chiến tranh đã bị phá huỷ, hư hỏng, hao mòn hoặc dùng hết từ sau khi ngừng bắn, trên cơ sở một đổi một, cùng đặc điểm và tính năng, có sự kiểm soát của Ban liên hợp quân sự hai bên miền Nam Việt Nam và của Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát. Vấn đề nhận viện trợ quân sự sau này cho miền Nam Việt Nam sẽ thuộc thẩm quyền của chính phủ được thành lập sau tổng tuyển cử ở miền Nam. Hoa Kỳ sẽ không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
Đây là vấn đề quan trọng số một là thực chất của hiệp định. Nó quy định Hoa Kỳ và đồng minh phải rút hết quân khỏi nam Việt Nam chấm dứt mọi can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam kể cả cung cấp khí tài và cố vấn quân sự, trong khi đó Quân đội Nhân dân Việt Namtiếp tục được ở lại trên chiến trường miền Nam để hỗ trợ Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, nhưng không được tăng thêm theo ràng buộc với riêng hai bên miền nam và không bị giới hạn di chuyển. Đây là nhượng bộ lớn nhất mà qua 4 năm đấu tranh trên chiến trường và bàn hội nghị cuối cùng Hoa Kỳ đã thoả hiệp. Đây là điều khoản mà Việt Nam Cộng hoà lúc đầu cương quyết bác bỏ vì thấy trước là mối hiểm hoạ nhất định nổ ra sau khi Hoa Kỳ rút hết quân. Trong chương này có điều khoản cho phép về thay thế binh bị khi bị phá huỷ, hư hỏng, theo nguyên tắc một-đổi-một áp dụng với Quân giải phóng của Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và quân đội Việt Nam Cộng hòa đến khi có chính phủ mới, nhưng không được phép đưa thêm từ bên ngoài vào. Điều này không cho Quân đội Việt Nam Cộng hòa nhận tiếp tế vũ khí của Mỹ và đồng minh cho nhưng lại cho phép Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam nhận tiếp tế của Quân đội Nhân dân Việt Nam, vì Hiệp định cấm vận chuyển vũ khí từ ngoài vào trong lãnh thổ Việt Nam nhưng lại không cấm vận chuyển vũ khí bên trong lãnh thổ Việt Nam. Theo một số quan điểm đây là nhượng bộ của phía Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nhưng thực ra điều khoản này trên thực tế theo một số quan niệm sẽ nhanh chóng bị vô hiệu hoá vì không có một lực lượng nào có thể kiểm chứng trang bị của Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam trên chiến trường và trên đường tiếp tế.Việc trao trả những nhân viên quân sự của các bên bị bắt và thường dân nước ngoài của các bên (Mỹ và đồng minh, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Việt Nam cộng hòa) bị bắt sẽ tiến hành song song và hoàn thành không chậm hơn ngày hoàn thành việc rút quân trong vòng 60 ngày. Vấn đề trao trả các nhân viên dân sự Việt Nam (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Việt Nam cộng hòa) bị bắt và giam giữ ở miền Nam Việt Nam sẽ do hai bên miền Nam Việt Nam (Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Việt Nam cộng hòa) giải quyết trên cơ sở những nguyên tắc của Điều 21(b) của Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam ngày 20/7/1954. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ làm điều đó trên tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, nhằm chấm dứt thù hằn, giảm bớt đau khổ và đoàn tụ các gia đình. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ gắng hết sức mình để giải quyết vấn đề này trong vòng chín mươi ngày sau khi ngừng bắn có hiệu lực..
Điều khoản trao trả tù binh không điều kiện trong vòng 60 ngày có tầm quan trọng rất lớn và cực kỳ nhạy cảm đối với chính phủ của Tổng thống Nixon. Uy tín chính quyền Nixon trong con mắt người dân Mỹ phụ thuộc lớn vào việc có nhanh chóng đưa được các tù binh Mỹ về nước như đã hứa khi bầu cử tổng thống hay không và điều rất quan trọng nữa là điều này tạo ra được ấn tượng tâm lý "ra đi trong danh dự". Việc giải phóng tù binh không điều kiện, còn tù nhân dân sự sẽ được giải quyết sau, phản ánh nguyên tắc của phía Hoa Kỳ là tách các vấn đề thuần tuý quân sự ra khỏi các vấn đề rất phức tạp về chính trị. Chính vì vấn đề tù binh Mỹ quá quan trọng với chính quyền của Tổng thống Nixon nên đây cũng là một lý do giải thích cho phản ứng rất dữ dội của Nixon bằng Chiến dịch Linebacker II khi phía Bắc Việt Nam đặt lại vấn đề phóng thích tù binh phải gắn liền với vấn đề tù chính trị. Đây cũng là một trong những lý do để sau này nhiều nhà sử học cho rằng cuộc không kích cuối năm 1972 đã đạt được mục đích nhất định.Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cam kết tôn trọng những nguyên tắc thực hiện quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam. Nhân dân miền Nam Việt Nam sẽ quyết định tương lai chính trị của mình qua "tổng tuyển cử tự do và dân chủ dưới sự giám sát quốc tế" (Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát sẽ báo cáo với hai bên miền Nam Việt Nam những vấn đề về việc kiểm soát và giám sát cho đến khi Hội nghị quốc tế có những sắp xếp dứt khoát, và chấm dứt hoạt động của mình theo yêu cầu của chính phủ được thành lập sau Tổng tuyển cử ở miền Nam Việt Nam). Các nước ngoài sẽ không được áp đặt bất cứ xu hướng chính trị hoăc cá nhân nào đối với nhân dân miền Nam Việt Nam. Hai bên miền Nam Việt Nam (Việt Nam cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam) cam kết tôn trọng ngừng bắn và giữ vững hòa bình ở miền Nam Việt Nam, giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng thương lượng và tránh mọi xung đột bằng vũ lực. Ngay sau khi ngừng bắn, hai bên miền Nam Việt Nam sẽ thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, xóa bỏ thù hằn, cấm mọi hành động trả thù và phân biệt đối xử với những cá nhân hoặc tổ chức đã hợp tác với bên này hoặc bên kia, bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân: tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tổ chức, tự do hoạt động chính trị, tự do tín nguỡng, tự do đi lại, tự do cư trú, tự do làm ăn sinh sống, quyền tư hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ hiệp thương trên tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, tôn trọng lẫn nhau và không thôn tính nhau để thành lập Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc gồm ba thành phần ngang nhau (được hiểu gồm chính phủ Việt Nam cộng hòa, lực lượng thứ ba, chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam). Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ ký một hiệp định về các vấn đề nội bộ của miền Nam Việt Nam trong vòng chín mươi ngày. Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc có nhiệm vụ đôn đốc hai bên miền Nam Việt Nam thi hành Hiệp định này, thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, bảo đảm tự do dân chủ. Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do và dân chủ. Các cơ quan quyền lực mà cuộc tổng tuyển cử đó sẽ bầu ra sẽ do hai bên miền Nam Việt Nam thông qua hiệp thương mà thỏa thuận. Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc cũng sẽ quy định thủ tục và thể thức tuyển cử địa phương theo như hai bên miền Nam Việt Nam thỏa thuận. Vấn đề lực lượng vũ trang Việt Nam ở miền Nam Việt Nam (được hiểu Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân giải phóng Miền Nam, Quân lực Việt Nam cộng hòa) sẽ do hai bên miền Nam Việt Nam (Việt Nam cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam) giải quyết trên tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, không có sự can thiệp của nước ngoài, "phù hợp với tình hình sau chiến tranh". Hai bên miền Nam Việt Nam (Việt Nam cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam) sẽ thảo luận về việc giảm số quân của họ và phục viên số quân đã giảm càng sớm càng tốt. Miền Nam Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, độc lập. Miền Nam Việt Nam sẵn sàng thiết lập quan hệ với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị và xã hội trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau và nhận viện trợ kinh tế, kỹ thuật của bất cứ nước nào không kèm theo điều kiện chính trị..
Điều khoản này phản ánh thực tế ở miền Nam có hai chính quyền có quân đội và vùng kiểm soát khác nhau. Phía Mỹ yêu cầu phải có điều khoản nói về việc thành lập Hội đồng hòa giải hòa hợp dân tộc, bảo đảm nhân dân miền Nam được hưởng các quyền tự do dân sự và chính trị, có quyền quyết định tương lai chính trị của mình thông qua bầu cử tự do dân chủ, tuy nhiên không đặt giới hạn thời gian, là để ngăn ngừa về mặt pháp lý sự tấn công bằng vũ lực của các bên (Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hoà). Điều này có nghĩa phía Việt Nam Dân chủ Cộng hoà công nhận trên nguyên tắc sự tồn tại của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa tại miền Nam cùng với chính sách ngoại giao độc lập của nó nhưng bị ràng buộc bởi hiệp định, cho đến khi một chính phủ mới được thành lập trên tinh thần của bản hiệp định, cả cơ chế lẫn đường lối. Cuộc Tổng tuyển này đã diễn ra năm 1976. Do chính quyềnViệt Nam Cộng hòa thực hiện Chiến dịch Lý Thường Kiệt 1975 trước khi phía đối phương tiến hành Chiến dịch Mùa Xuân 1975 với sự hỗ trợ của Quân đội Nhân dân Việt Nam nên Chiến dịch Mùa Xuân 1975 mang tính phản kích, thực hiện trả đũa theo đúng Hiệp định Paris.[14]Sự tái thống nhất Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở bàn bạc và thỏa thuận giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam, không bên nào cưỡng ép hoặc thôn tính bên nào và không có sự can thiệp của nước ngoài. Thời gian thống nhất sẽ do miền Bắc và miền Nam Việt Nam thỏa thuận. Trong khi chờ đợi thống nhất, ranh giới và khu phi quân sự tại vĩ tuyến 17 chỉ là tạm thời và không được tính là biên giới quốc gia theo như quy định tại Hiệp định Genève. Miền Bắc và miền Nam Việt Nam sẽ sớm bắt đầu thương lượng nhằm lập lại quan hệ bình thường về nhiều mặt bao gồm có vấn đề thể thức đi lại dân sự qua giới tuyến quân sự tạm thời. Miền Bắc và miền Nam Việt Nam sẽ không tham gia bất cứ liên minh quân sự hoặc khối quân sự nào và không cho phép nước ngoài có căn cứ quân sự, quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự trên đất mình
Chương này khẳng định ranh giới và khu phi quân sự tại vĩ tuyến 17 chỉ là tạm thời theo như quy định tại Hiệp định Genève. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và chính quyền mới ở miền Nam sau này tiến hành đàm phán, thương lượng và thỏa thuận để đi đến thống nhất Việt Nam. Cơ chế, phương thức đi đến thống nhất là do chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính quyền mới ở miền Nam Việt Nam quyết định miễn là việc thống nhất được thực hiện thông qua biện pháp chính trị. Sau này Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam (kế thừa Việt Nam Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam tiến hành thống nhất qua cuộc Tổng tuyển cử năm 1976[15].Để bảo đảm và giám sát việc thực hiện hiệp định, một ủy ban kiểm soát và giám sát quốc tế và Ban liên hợp quân sự bốn bên (gồm Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Hoa Kỳ, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hoà), Ban liên hợp quân sự hai bên (Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hoà) sẽ được thành lập. Ban liên hợp quân sự bốn bên phối hợp hành động của các bên trong việc thực hiện về việc ngừng bắn, việc rút ra khỏi miền Nam Việt Nam quân đội của Hoa Kỳ và quân đội đồng minh, việc hủy bỏ các căn cứ quân sự của họ...và chấm dứt hoạt động trong thời gian sáu mươi ngày, sau khi Hoa Kỳ và đồng minh rút quân. Ban liên hợp quân sự hai bên có nhiệm vụ bảo đảm sự phối hợp hành động của hai bên miền Nam Việt Nam về việc ngừng bắn giữa tất cả các bên ở miền Nam Việt Nam (Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân giải phóng Miền Nam, quân lực Việt Nam cộng hòa) sau khi Ban liên hợp quân sự bốn bên chấm dứt hoạt động của mình, về việc ngừng bắn giữa hai bên miền Nam Việt Nam, việc không được đưa quân đội vào miền Nam Việt Nam từ khi thực hiện ngừng bắn cho đến ngày thành lập chính phủ mới,...Các bên thỏa thuận về việc triệu tập một Hội nghị quốc tế trong vòng ba mươi ngày kể từ khi ký Hiệp định này để ghi nhận các Hiệp định đã ký kết.
Cơ chế giám sát này không áp dụng cho điều khoản Hoa Kỳ sẽ chấm dứt mọi hoạt động quân sự của Hoa Kỳ chống lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thực tế là đã có hoạt động của các bên và ủy ban quốc tế nhưng sau hai bên đều tố cáo vi phạm hiệp định.Các bên tham gia Hội nghị phải triệt để tôn trọng Hiệp định Geneva năm 1954 về Campuchia và Hiệp định Geneva năm 1962 về Lào đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân hai nước về độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ các nước đó. Các bên phải tôn trọng nền trung lập của hai nước. Các bên tham gia Hội nghị cam kết không dùng lãnh thổ của hai nước để xâm phạm chủ quyền và an ninh của nhau và của các nước khác. Các nước ngoài sẽ chấm dứt mọi hoạt động quân sự ở hai nước, rút hết và không đưa trở lại vào hai nước đó quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự, vũ khí, đạn dược và dụng cụ chiến tranh.
Đây là trói buộc của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa đối với các căn cứ và tuyến vận chuyển của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trên đường mòn Hồ Chí Minh trên đất Lào và Campuchia, tuy nhiên Mỹ cũng phải rút toàn bộ sự hỗ trợ cho hai chính quyền Mỹ ủng hộ bên Lào và Campuchia. Quy định này không có tính ràng buộc đối với các chính quyền tồn tại ở Lào và Campuchia do họ không tham dự mà chỉ ràng buộc với bốn bên ký kết. Đây là một nhượng bộ của phía Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nhưng trên thực tế thì phía Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa không có cách gì để bắt buộc đối phương thi hành điều khoản này một phần vì ngay tại Lào và Campuchia cũng đang có chiến tranh và không có một chính quyền thống nhất và lập trường thống nhất. Trên thực tế từ cuối năm 1972 chính quyền Pol Pot đã yêu cầu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam phải rút quân và họ đã rút quân khỏi nước này trong năm 1973, và hướng di chuyển quân trên đường Trường Sơn đông. Bên cạnh đó, việc Vương quốc Lào vi phạm lệnh ngừng bắn trong Hiệp ước Viêng-chăn cũng khiến cho Pathet Lào nhận được sự trợ giúp của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.Hoa Kỳ sẽ đóng góp vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh và công việc xây dựng sau chiến tranh ở Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và trên toàn Đông Dương, để hàn gắn các thiệt hại do chiến tranh.
Đây không phải là điều khoản bắt buộc mà mang tính chất khuyến nghị. Điều khoản tái thiết sau chiến tranh, với số tiền lên đến 3,25 tỉ USD được Tổng thống Nixon hứa hẹn trong một bức thư riêng. Kissinger còn trao một bản dự thảo công hàm của Mỹ về xây dựng lại miền Bắc Việt Nam và 1 tháng 2 năm 1973 trao bản chính thức: Viện trợ cho không mỗi năm 650 triệu đôla; viện trợ với điều kiện nhân nhượng: 1 đến 1,5 tỷ đôla Mỹ. Viện trợ không hoàn lại sẽ dùng hình thức công hàm; viện trợ khác dùng bản ghi (note). Khoản viện trợ sau này không được thi hành với lý do Hoa Kỳ đưa ra là vì vấn đề xung đột ở Campuchia và tìm kiếm hài cốt binh sĩ Mỹ mất tích. Tới năm 1978, CHXHCN Việt Nam không đòi hỏi điều kiện này nữa để bình thường hoá quan hệ giữa hai nước, nhưng tới thập niên 1990 Hoa kỳ mới đưa ra xem xét.Tất cả các bên đồng ý thi hành hiệp định. Và hiệp định được sự bảo trợ của quốc tế thông qua việc các quốc gia ký nghị định thư quốc tế về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam.
Điều khoản cuối của hiệp định và cũng không có điều khoản cưỡng chế: hiệp định không đưa ra được biện pháp và lực lượng cưỡng chế nếu một bên vi phạm hiệp định.

Câu trả lời:

Mùa đông lạnh giá đã về, con người cũng như cảnh vật giường như co mình lại để chống lại cái lạnh giá của mùa đông. Mùa đông đến làm thay đổi mọi cảnh sắc và con người trên quê hương em. Hôm nay đã vào giữa mùa đông, trời rất lạnh, không khí trong làng cũng khác hẳn ngày thường.

Mùa đông, bầu trời thường u ám, hiếm có ngày chúng ta nhìn thấy mặt trời. Buổi sáng hôm nay, sương muối phủ khắp cành cây, bãi cỏ. Gió lùa hơi nước vào tận nhà, gió thổi mây về phía cửa sông, mặt nước song một màu lam thẩm. 

Trong xóm làng, mọi người đang í ới gọi nhau. Đâu đó, văng vẳng tiếng chim non dáo dác gọi bầy, vài chiếc lá vàng lìa cành phất phơ trong gió. Những cây cổ thụ đứng trầm ngâm lặng nhìn cảnh héo tàn của mùa đông rét buốt. Có những cây bị gãy sau những cơn gió lớn, dòng nhựa trong cây dạt dào tuôn chảy. Hơi thở của đất trời dường như nặng nề, hơi nước từ sông bốc lên một mùi nồng ngai ngái của phù sa, đất mới. Trên các mái rơm mái xịt, nước mưa đọng lại đang thổn thức, tí tách rơi… 

Nếu thời tiết không lạnh giá, cả xóm làng sẽ âm vang tiếng cười đùa của lũ trẻ, của những người nông dân đang làm việc. Trời lạnh giá con đường làng chỉ lác đác người qua lại. Ngoài ngõ xóm, mọi người nói chuyện rầm rì, họ bàn bạc cho vụ đông xuân sắp đến. Trên các bờ ao, vài bác nông dân đang tháo nước, be bờ, có người xách thùng đi bắt cá rô rạch nước, đi móc con da dưới vệ sông… Họ bất chấp thời tiết khắc nghiệt của buổi sáng mùa đông đang bao phủ. 

Buổi trưa thời tiết ấm hơn, cũng đến giờ mọi người đi làm về. Người và cuốc xẻng, trâu, bò lục tục dồn lên mấy con đường về làng. Cánh đồng một màu trắng xóa của nước đã được cải tạo, cày, bừa. Dười làn nước lạnh giá như vậy, mọi người vẫn hăng say làm việc. Họ quả là những người nông dân cần cù chịu khó, nhờ tinh thần hăng say lao động của những người nông dân mà chúng ta có lúa gạo để ăn. Vì vậy chúng ta phải biết quý trọng hạt lúa hạt gạo, vì nó là sương máu của những người lao động.

Khi chiều xuống, nhà nhà lại ngồi quanh đống lửa, nấu cơm, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc. Dưới sông, từ sau khúc quanh co vắng lặng, tiếng cá quẫy tũng toẵng trên những mạn thuyền, tiếng lanh canh của những chiếc xuồng nan đang kéo lưới. Màu tối lan dần từ dưới mặt sông, ngã dài trên bãi cát rồi đổ vào thôn xóm. Bóng tối như bức màn nhung, mờ đen, phủ dần lên mọi vật. Mảng sáng của ánh ngày đã dần dần nhường chỗ cho màn đêm. Đường làng thật vắng, một vài tiếng côn trùng rỉ rả trong lòng đất, vẻ thăm dò, chờ đợi… 

Những chú dế con bắt đầu cuộc hành trình tìm kiếm thức ăn, nó rón rén từng bước rồi tung tăng trên thảm cỏ, chúng thưởng thức lá non và uống sương đêm. Có đôi ánh đom đóm chấp chới trong màn đêm tĩnh mịch. Nhà nhà đều đóng cửa sớm. Gió vẫn lùa và mưa vẫn rả rích ngoài hiên. 

Mùa đông thật lạnh lẽo, nhưng người dân quê tôi vẫn gồng mình lên trước cái lạnh giá để làm việc, họ vẫn dầm mưa dãi nắng để làm ra của cải, xây dựng quê hương. Những cánh đồng màu vẫn mơn mởn tươi tốt, hứa hẹn một mùa bội thu. Thật đáng tự hào về quê hương tươi đẹp, đáng tự hào về những người con của quê hương.

Câu trả lời:

Ngày 4 tháng 7 (tức 22 tháng 5 âm lịch), Tôn Thất Thuyết lệnh cho binh sĩ đặt đại bác hướng về phía tòa Khâm Sứ và đồn Mang Cá là hai địa điểm đóng quân của địch. Gần tối, Trần Xuân Soạn lần lượt cho đóng hết các cửa thành và đặt thêm súng thần công ở phía trên. Đêm đó, Tôn Thất Thuyết bí mật chia quân ở các dinh vệ làm hai đạo; một đạo giao cho em là Tôn Thất Lệ chỉ huy, nửa đêm dùng đò vượt sông Hương, sang hợp cùng với quân của Đề đốc thủy sư và Hiệp Lý đánh úp Tòa Khâm Sứ. Ngay trong đêm, họ đã phối hợp cùng 5.000 thủy binhcủa triều đình ở các trại dọc bờ sông để nổ súng tấn công. Pháo binh ở đông nam kinh thành Huế cũng nổ súng yểm trợ cho đội quân này.

Tôn Thất Thuyết cùng Trần Xuân Soạn ở bên này sông, sẽ chỉ huy đánh vào Trấn Bình đài; nhằm tiêu diệt đội quân tiếp viện của Pháp mới từ miền Bắc vào đang trú đóng ở đây. Ông còn cử một toán quân mai phục ở cầu Thanh Long, đề phòng Đại tá Pernot là người chỉ huy đội quân ở Mang Cá và các sĩ quan thuộc hạ ở Tòa Khâm Sứ về, qua cầu này thì đánh úp ngay[5]. Tôn Thất Thuyết chỉ huy đội quân thứ ba, đóng ở Hậu Bộ phía sau Đại nội vừa làm nhiệm vụ trợ chiến vừa làm dự bị.

Đêm 4, sáng ngày 5 tháng 7 năm 1885, trong khi người Pháp khao thưởng quân đội thì vào một giờ sáng Thuyết và Soạn cho bắn một phát đại bác làm hiệu lệnh để nhất tề tấn công vào Trấn Bình Đài, trong khi đó, bên kia sông, Tôn Thất Lệ chỉ huy quân cũng đồng loạt tấn công vào Tòa Khâm Sứ và Sứ quán Pháp. Tiếng đại bác vang động khắp kinh thành.

 Kinh thành Huế

Quân Pháp bị bất ngờ nhưng vẫn giữ thế thủ để chờ buổi sáng. Họ ẩn núp trong trại không chịu ra ngoài trong khi đại bác quân Nguyễn bắn sập mái nhà và lầu tòa Khâm Sứ. Còn phía đồn Mang Cá thì thậm chí Trần Xuân Soạn đã dùng cả tù nhân được sung binh đi phóng hỏa trại quân Pháp. Quân Nam hò reo và liên tục bắn súng. Nhà cửa trong Tòa khâm sứ cháy tứ tung, khói lửa bốc lên ngùn ngụt, thiêu cháy nhiều trại lính, chuồng ngựa. Quân Nam quyết tràn vào chiếm Tòa, một toán quân Pháp do trung úy Boucher nổ súng chống cự, ngăn chặn quân Nam tràn vào. Lính Pháp đang ngủ, chợt thức dậy, kẻ bị bắn, kẻ bị chết cháy, số bị thương khá nhiều. Một số sóng sót chạy ra vơ lấy súng ống, mình trần như nhộng, nhiều người không kịp mặc áo. Họ được lệnh tập trung ở một địa điểm xa tầm đạn của quân Nam. Tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá cách xa 2500m và ngăn cách bằng dòng Sông Hương, vì thế họ không thể cứu viện lẫn nhau.

Về tình hình ở Tòa khâm sứ vào đêm hôm đó, A.Delvaux (ngoại vụ Pais) đã viết trên BAVH- 1916 như sau (BAVH 1916, sdd tr 76):

"Một trong những phát đạn đại bác bắn từ ổ pháo phía Đông đã làm thủng mái và nền nhà của nhà Phái bộ (tức Tòa Khâm sứ).

Các trại lính của đại đội 27 và 30 của Tiểu đoàn 4 Thủy quân lục chiến bị cháy cùng một lúc với chỗ để đồ đạc của Phái bộ và các nhà hậu cần. Binh lính chạy đến bức tường bằng cửa phía trước của tòa nhà đối diện với trại binh. Ông De Courcy chỉ huy 160 người, bố trí cứ một cửa sổ hai người, biến ngôi nhà thành một pháo đài. Hàng loạt đạn súng trường bắn ra nhưng quan trọng nhất là sáu cỗ đại bác ở góc đông của Kinh thành đã cầm chân 1500 quân tấn công không có nhiều súng ống và ở cự ly xa. Cũng may là căn nhà để điện thoại ở cách xa nhà phái bộ 300m không bị đạn, nhờ vậy mà ông tướng (tức De Courcy) có thể liên lạc với đồn Thuận An. Ông tướng bị kẹt trong gian nhà chính giữa rất lo cho số phận của đồn Mang Cá. Đến sáng thì khẩu đội pháo gồm hai khẩu đại bác hướng nòng về phía Tây nhà phái bộ đã bị một trung đội thủy quân lục chiến tiến đánh tập hậu và chiếm được..."

Khi mặt trời hé mọc, quân Pháp phản công. Họ chở súng lên đài và nóc tàu bắn qua hạ được quân Nguyễn rất nhiều, Hoàng thành và cung điệnnhiều nơi bị phá hủy. Pháo hạm Javelin cấp tập bắn dọn đường cho bộ binh Pháp phản công. Dưới sự chỉ huy của Pernot, quân Pháp chia quân làm 3 cánh để tiến vào kinh thành. Họ xung phong từng đợt một, chiếm lĩnh các vị trí cửa chắn then chốt, để tràn vào các cửa Đông Ba, Thượng Tứ, Chánh Đông, Chánh Tây, An Hòa… Một toán từ Cửa Trài phá cầu Thanh Long, vượt sông Ngự Hà tiến vào Lục Bộ, cố tấn công cửa Hiển Nhơn để mở đường vào Đại Nội. Toán quân thứ hai vượt Cầu Kho, tấn công quân Nam đang tử thủ ở vườn Thượng Uyển, đồng thời cũng để tiếp ứng cho toán quân đang tìm cách phá vỡ cửa Hiển Nhơn (cửa phía Đông vào Đại Nội).

Bị bất ngờ phản công, ban đầu quân Nam chống cự rất anh dũng, bắn thủng ruột thiếu úy Pellicot. Các vọng lâu được sử dụng làm pháo đài, trên thành, quân Nam bắn xuống xối xả. Quân Pháp đánh vào một pháo đài có chứa thuốc súng, nhưng pháo đài bốc cháy, một toán quân Phi và một chỉ huy bị nổ tung, chết cháy ngay tại trận.

Về bên phía Tòa Sứ, đoàn quân của Cheroutre cũng tiến sang... Họ cố tràn lên, nhưng bị quân Nam nổ súng chặn lại. Trung úy Lacroix bị thương; thiếu úy Heitschell khi sắp qua cầu thì một thùng thuốc súng phát nổ, bị chết cháy tại chỗ. Cuối cùng, quân Pháp cũng tiến được vào thành, cùng lúc đó, quân của Bornes và Sajot cũng vừa tiến vào

Trước sự phản công của quân Pháp, quân triều đình không giữ được thành, cả hai đạo quân của triều đình ở bên trong và bên ngoài chống không nổi, tan vỡ, tháo chạy về phía Lục Bộ và tràn ra cửa Đông Ba. Tại đây đã họ bị toán quân của Pháp từ phía Cửa Trài tiến lên bao vây. Cuộc giết chóc tàn bạo chưa từng có đã xảy ra: hơn 1.500 người dân và binh lính triều đình đã ngã xuống trong đêm hôm đó vì bị trúng đạn của Pháp, hay một số do chen lấn, giẫm đạp lên nhau khi cố vượt ra khỏi Kinh thành. Hầu như không có gia đình nào không có người bị tử nạn trong đêm binh biến này.

Quân Pháp tiến được vào thành, họ hạ cờ triều đình Huế xuống, treo cờ tam tài lên kỳ đài. Sau đó, họ tiếp tục tiến vào Đại Nội, rồi ra sức đốt phá, hãm hiếp, giết chóc, cướp bóc không từ một ai. Một toán quân Pháp đốt trụi trụ sở Bộ Lại, Bộ Binh và các kho thuốc súng. Quân Pháp chia nhau chiếm giữ các kho tàng, cung điện, thu được nhiều vàng bạc và số tiền hơn một triệu quan, là số tiền mà triều đình không kịp mang đi... Trưa hôm đó, họ chia nhau đi đốt hoặc vùi lấp những thi hài của quân và dân Nam chết trong trận đánh.

Nguyễn Văn Tường thấy thế nguy liền vào Nội yêu cầu nhà vua xuất cung. Hữu quân Hồ Văn Hiển phò giá, đưa Hoàng gia ra cửa tây nam. Từ Dũ thái hậu ủy Tường ở lại lo việc giảng hòa, Thuyết chạy kịp theo, còn chừng trăm người.