Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Tuyên Quang , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 24
Số lượng câu trả lời 78
Điểm GP 2
Điểm SP 51

Người theo dõi (29)

Đang theo dõi (6)


Câu trả lời:

Bài 1. Cho biết đặc điểm của khí hậu nhiệt đới.

Trả lời:

Khí hậu nhiệt đới có đặc điểm:
- Nhiệt độ cao quanh năm, nhiệt độ trung bình năm trên 20°C;
— Có một thời kì khô hạn (từ 3 đến 9 tháng); càng gần chí tuyến càng kéo dài, biên độ nhiệt càng lớn; 
- Lượng mưa trung bình năm từ 500 đến 1500 mm; tập trung chủ yếu vào mùa mưa.

Bài 2. Tại sao đất ở vùng nhiệt đới có màu đỏ vàng?

Trả lời:

Ở vùng nhiệt đới, khí hậu phân mùa rõ rệt; tại khu vực đồi núi vào mùa mưa, nước mưa thấm xuống các lớp đất đá bên dưới, đến mùa khô nước lại di chuyển lên mang theo ôxít sắt, nhôm, tích tụ dần ở gần mặt đất làm cho đất có màu đỏ vàng.

Bài 3. Tại sao diện tích xa van nửa hoang mạc ở vùng nhiệt đới đang ngày càng mở rộng?

Trả lời:

Ở khu vực chí tuyến, lượng mưa ít cùng với sự phá rừng của con người đã làm cho đất bị thoái hoá.

Bài 4. Quan sát biểu đồ trang 22, cho biết biểu đồ nào ở Bắc bán cầu, biểu đồ nào ở Nam bán cầu ? Tại sao ?

Trả lời:

Biểu đồ thứ nhất là biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Bắc bán cầu. Biểu đồ thứ hai là biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Nam bán cầu.
-Vì:
+ Biểu đồ thứ nhất ta thấy : đường nhiệt độ có 2 giá trị cực đại trong năm vào tháng 5 và tháng 10; mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, đây là thời kì mùa hạ của Bắc bán cầu.
+ Biểu đồ thứ hai, có tới 3 tháng nhiệt độ dưới 20°C vào các tháng 6, 7, 8 ; thời kì khô hạn kéo dài tới 6 tháng (từ tháng 5 đến tháng 10) ; mưa tập trung vào các tháng từ 11 đến tháng 4 , đây là thời kì mùa hạ của Nam bán cầu.



 

Câu trả lời:

Bài 1. Dinh dưỡng ờ trũng sốt rét và trùng kiết lị giống nhau và khác nhau như thế nào ?

Hướng dẫn trả lời:

Trùng kiết lị và trùng sốt rét đều là sinh vật dị dưỡng, tấn công cùng một loại tê bào là hồng cầu.
Tuy nhiên, chúng có những đặc điểm khác nhau như sau:
- Trùng kiết lị lớn, một lúc có thể nuốt nhiều hồng cầu, rồi sinh sản bằng cách phân đôi liên tiếp (theo cấp số nhân).
- Trùng sốt rét nhỏ hơn, nên chui vào kí sinh trong hồng cầu (kí sinh nội bào), ăn chất nguyên sinh của hồng cầu, rồi sinh sản ra nhiều trùng kí sinh mới cùng một lúc còn gọi là kiểu phân nhiều hoặc liệt sinh) rồi phá vỡ hồng cầu đế ra ngoài. Sau đó mỗi trùng kí sinh lại chui vào các hồng cầu khác đế' lặp lại quá trình như trên. Điều này giải thích hiện tượng người bị bệnh sốt rét hay đi kèm chứng thiếu máu.

Bài 2. Trùng kiết lị có hại như thế nào với sức khoẻ con người ?

Hướng dẫn trả lời:

Trùng kiết lị gây các vết loét hình miệng núi lửa ở thành ruột để nuốt hồng cầu tại đó, gây ra chảy máu. Chúng sinh sản rất nhanh để lan ra khắp thành ruột, làm cho người bệnh đi ngoài liên tiếp, suy kiệt sức lực rất nhanh và có thể nguy hiếm đến tính mạng nếu không chữa trị kịp thời.

Bài 3. Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi ?

Hướng dẫn trả lời:
Beẹnh sốt rét thường xảy ra ở miền núi vì ở đây có nhiều khu vực thuận lợi cho quá trình sống của muỗi anôphen mang mầm bệnh (trùng sốt rét) như: có nhiều vùng lầy, nhiều cây cối rậm rạp,....