Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 2
Số lượng câu trả lời 72
Điểm GP 27
Điểm SP 268

Người theo dõi (27)

Đang theo dõi (3)

ATNL
Hà Đức Thọ
ongtho

Câu trả lời:

Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản xuất hiện sau sinh sản vô tính và có xu hướng ngày càng hoàn thiện (càng phân hóa về cấu tạo, chuyên hóa về chức năng).
a) Những điểm giống nhau trong sinh sản của giới thực vật và động vật:
* Đều có hình thức sinh sản tiếp hợp là hình thức sinh sản hữu tính sơ khai nhất, trong đó có giảm phân và thụ tinh là nguyên nhân làm thay đổi vật chất di truyền so với tế bào bố mẹ.
* Trong hình thức sinh sản hữu tính từ chỗ chưa có cơ quan sinh sản chuyên biệt đến chỗ có cơ quan sinh sản rõ ràng.
- Từ thụ tinh nhờ nước đến chỗ thụ tinh không lệ thuộc vào môi trường nước.
- Từ cơ thể lưỡng tính đến cơ thể phân tính (đơn tính).
- Từ tự phối đến giao phối ở động vật và tự thụ phấn đến giao phấn ở thực vật, do đó có hiện tượng tự thụ tinh hoặc thụ tinh chéo.
- Từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh ttrong, phôi ngày càng được nuôi dưỡng và bảo vệ tốt để phát triển.
* Đều có sự kết hợp giữa 3 quá trình
- Giảm phân tạo thành giao tử
- Các giao tử qua thụ tinh tạo thành hợp tử.
- Hợp tử phát triển thành phôi rồi thành cơ thể mới bằng nguyên phân bảo đảm cho cơ thể con sinh ra vẫn mang bộ NST đặc trưng cho loài, nhưng đồng thời cũng có những thay đổi trong cấu trúc của NST.
* Kết quả đều tạo ra các thế hệ con có sức sống cao, dễ thích nghi tạo điều kiện cho phân bố rộng.
* Hình thức sinh sản hữu tính ngày càng chiếm ưu thế trong đời sống của động thực vật.
b) Những điểm khác nhau trong sinh sản của thực vật và động vật:

*Có sự liên quan chặt chẽ và xen kẽ bắt buộc giữa sinh sản vô tính (sinh sản bằng bào tử) với sinh sản hữu tính trong đời sống của thực vật, thuộc hai giai đoạn thể giao tử (đơn bội) và thể bào tử (lưỡng bội) gọi là sự xen kẽ thế hệ.
* Ở động vật sự xen kẽ giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính tuy có nhưng không chặt chẽ, tùy thuộc vào điều kiện môi trường, càng lên cao trên thang tiến hóa thì sinh sản vô tính càng giảm và sinh sản hữu tính càng chiếm ưu thế.

Câu trả lời:

Nguyên nhân là hình thức phân chia thông thường và phổ biến nhất của mọi tế bào của cơ thể (trừ tế bào sinh dục) trong cơ thể đa bào (kể cả tế bào thực vật và động vật) đảm bảo cho cơ thể lớn lên.
Quá trình nguyên phân trải qua 5 kì:
a) Kì trung gian
Mỗi NST ở dạng mảnh tự tổng hợp nên một NST mới, giống hệt nó tạo thành một NST kép đính nhau ở tâm động. Trung thể cũng tự nhân đôi chuẩn bị cho sự phân chia.
b) Kì đầu
Các NST xoắn lại, co ngắn và hiện rõ. Nhân con và màng nhân biến mất. Hai trung thể con tách nhau ra và tiến về 2 cực của tế bào, thoi vô sắc hình thành, nối giữa 2 trung thể ở 2 cực.
c) Kì giữa
Các NST kép tập trung về mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, NST xoắn chặt, co lại đến mức ngắn nhất và có hình dạng đặc trưng cho từng loài (đa số có hình chữ V). Chúng đính vào các thoi vô sắc ở tâm động.
d) Kì sau
Các NST đơn trong từng NST kép tách nhau ra ở tâm động, dàn thành 2 nhóm tương đồng. Sau đó, mỗi nhóm trượt về một cực theo các sợi của thoi vô sắc.
e) Kì cuối
Tại mỗi cực, các NST tháo xoắn và duối ra dưới dạng sơi mảnh như ở kì trung gian. Thoi vô sắc biến mất, màng nhân và nhân con xuất hiện tạo thành 2 nhân mới có số NST bằng nhau và bằng NST của bế bào mẹ.
Lúc này, ở tế bào động vật, chất nguyên sinh cũng phân chia bằng cách thắt dần ở phần giữa của tế bào mẹ để tạo thành 2 tế bào con; còn ở tế bào thực vật thì xuất hiện một vách ngăn trong chất nguyên sinh để chia thành 2 tế bào con với màng xenlulozơ bao ngoài.
Nhờ cơ chế tự nhân đôi của NST và phân chia đều đặn về 2 cực nên bộ NST đặc trưng cho loài vẫn được ổn định.

Câu trả lời:

Tế bào trong cơ thể bao gồm các thành phần cấu trúc và chức năng được trình bày trong bảng sau:

Các thành phần cấu trúc

Cấu trúc

Chức năng

1. Màng sinh chất

- Dày khoảng \(70-120\text{Å }\)

\(1\text{Å}=10^{-7}mm\)
- Cấu tạo bởi các phân tử prôtêin và phôtpholipit.

- Bảo vệ và ngăn cách các tế bào.
- Trao đổi chất có chọn lọc đối với các yếu tố của môi trường.

2.Tế bào chất và các bào quan:

- Gồm 2 lớp: ngoại chất và nội chất.
- Trong chứa nhiều bào quan.

Thực hiện mọi hoạt động sống của tế bào

a) Ti thể






b) Lạp thể (lục lạp, sắc lạp, bột lạp)
c) Trung thể


d) Thể Gôngi


e) Lưới nội chất






g) Lizôxôm (thể hòa tan)


h) Thể vùi

- Thể hình sợi, hạt, que
- Kích thước nhỏ: \(0,2-7\mu m\)
- Số lượng tùy thuộc hoạt động của các loại tế bào ( \(2-2000\text{/}1\) tế bào).
- Có hệ enzim nằm trên các tấm răng lược ở thành trong ti thể.
- Chỉ có ở tế bào thực vật, quan trọng nhất là lục lạp trong chứa chất diệp lục.
- Chỉ có ở tế bào động vật và thực vật bậc thấp.
- Nằm gần nhân
- Có dạng gồm nhiều túi dẹp xếp chồng.
- Nằm gần nhân
- Là hệ thống các xoang và ống phân nhánh nối màng với nhân và các bào quan, có cấu tạo giống màng sinh chất.
- Có các ribôxôm (vi thể) kích thước từ \(100-150\text{Å}\) .- Có dạng túi nhỏ chứa nhiều enzim thủy phân.

Tham gia quá trình hô hấp của tế bào →tạo năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào.



- Lục lạp than gia vào quá trình quang hợp.

Tham gia vào quá trình phân bào.

Tập trung các chất tiết, các chất cặn bã thải ra ngoài (kể cả các chất độc).
- Tham gia vào quá trình trao đổi vật chất cùng với màng tế bào.


- Nơi thực hiện quá trình tổng hợp prôtêin trong tế bào.


- Phân giải các chất dinh dưỡng thâm nhập vào tế bào, thực hiện tiêu hóa nội bào.
- Bảo vệ cơ thể.
- Nơi dự trữ glicôgen, lipit

3. Nhân

- Hình cầu, ở trung tâm tế bào

- Màng nhân ngăn cách chất nhân với tế bào chất, có nhiều lỗ nhỏ.

- Trong nhân có nhân con và chất nhiễm sắc (ADN).

- Trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
- Ngăn cách chất nhân với tế bào chất, có nhiệm vụ điều khiển trao đổi chất giữa nhân và tế bào chất.
- ADN có chức năng di truyền. Nhân con tổng hợp các ribôxôm cho tế bào chất.

 

 

Câu trả lời:

Ta có thể lập bảng về cấu tạo và đời sống của virut, vi khuẩn, vi khuẩn lam, tảo đơn bào và động vật nguyên sinh như sau:

TÊN SINH      VẬT

                                                                  CẤU TẠO

                               ĐỜI SỐNG

  Virut

- Rất nhỏ, vài chục đến vài trăm nm.

- Chưa có cấu tạo tế bào: chỉ có một lõi axit nuclêic (ADN hoặc ARN) và bỏ bọc prôtêin.

- Hình dạng: hình que, hình cầu

- Kí sinh bắt buộc trong tế bào vật chủ.

- Sự phát triển và sinh sản làm phá hủy hàng loạt tế bào vật chủ.

- Gây bệnh cho các sinh vật khác.

  Vi khuẩn

- Kích thước từ 1 – 5µm, cơ thể đơn bảo, chưa có nhân rõ rệt: ADN nắm giữa tế bào (chưa có màng ngăn cách với chất nguyên sinh).

- Hình dạng, hình que, hình cầu, dạng xoắn.

- Phần lớn sống kí sinh và gây bệnh cho các sinh vật khác.

- Một số sống hoại sinh.

- Sinh sản rất nhanh 20 phút/ lần.

  Vi khuẩn lam

- Cơ thể đơn bào, chưa có nhân rõ rệt.

- Có chất diệp lục.

- Tự tổng hợp chất hữu cơ nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời và chất diệp lục.

  Tảo đơn bảo

- Cơ thể đơn bào, có nhân rõ rệt.

- Có chất diệp lục.

- Tự tổng hợp chất hữu cơ nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời và chất diệp lục.

  Động vật nguyên sinh

- Cơ thể đơn bào, có nhân rõ rệt.

- Có các bào quan, không bào tiêu hóa, không bào bài tiết.

- Một số có chất diệp lục (trùng roi).

- Phần lớn sống nhờ các chất dinh dưỡng có sẵn, sống tự do.

- Một số ít có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ (trùng roi).

- Một số sống kí sinh, gây bệnh cho các sinh vật khác.

- Có khả năng kết bào xác.

- Sinh sản rất nhanh bằng trực phân.