Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 36
Số lượng câu trả lời 33
Điểm GP 10
Điểm SP 29

Người theo dõi (9)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Sau Đại thắng mùa Xuân 1975, Tổ quốc Việt Nam về mặt lãnh thổ đã được thống nhất, song ở mỗi miền vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau.

      Thực tế đó trái với nguyện vọng, tình cảm thiêng liêng của nhân dân hai miền Bắc - Nam mong muốn có một chính phủ thống nhất.

Đáp lại nguyện vọng của nhân dân cả nước, Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9 -1975) đã đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.

          Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước (11-1975) ở Sài Gòn đã nhất trí thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.

           Ngày 25 - 4 - 1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước.

          Từ ngày 24 - 6 đến ngày 3 – 7- 1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất Quốc hội khoá VI, họp kì đầu tiên tại Hà Nội.

Quốc hội thông qua chính sách đối nội và đối ngoại của nước Việt Nam thống nhất, quyết định cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Quyết định tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ ngày 2-7-1976), Quốc huy mang dòng chữ "Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam", Quốc kì là cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài "Tiến quân ca".

Quyết định Thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài Gòn -Gia Định đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh.

Bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bầu Uỷ ban dự thảo Hiến pháp (và Hiến pháp của nước CHXHCN chính thức được Quốc hội thông qua ngày 18-12-1980).

Ở địa phương, tổ chức thành ba cấp chính quyền : cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, cấp huyện và tương đương, cấp xã và tương đương.

- Ý nghĩa :

          Đất nước đã thống nhất về mặt Nhà nước, tạo nên sức mạnh toàn diện để xây dụng chủ nghĩa xã hội.

          Tạo nên những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng  quan hệ đối ngoại.    

 

Câu trả lời:

-Ở miền Bắc

          Thuận lợi: trải qua hơn 20 năm (1954 -1975) tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, miền Bắc đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện, đã xây dựng được những cơ sở vật chất -kĩ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội.

          Khó khăn: cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ đã tàn phá nặng nề, gây hậu quả lâu dài đối với miền Bắc.

-Ở miền Nam

          Thuận lợi: miền Nam đã hoàn toàn giải phóng, chế độ thực dân mới của Mĩ cùng bộ máy chính quyền Sài Gòn ở trung ương và địa phương bị sụp đổ.

          Miền Nam có nền kinh tế trong chừng mực nhất định phát triển theo hướng tư bản.

Khó khăn :

          Cơ sở của chính quyền cũ ở địa phương cùng bao di hại xã hội vẫn tồn tại.

           Cuộc chiến tranh của Mĩ đã gây ra hậu quả nặng nề. Nhiều làng mạc, đồng ruộng bị tàn phá, ruộng đất bị bỏ hoang... Đội ngũ thất nghiệp có tới hàng triệu người…

          Miền Nam về cơ bản vẫn mang tính chất của nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ và phân tán, phát triển mất cân đối, lệ thuộc nặng nề vào viện trợ từ bên ngoài. Hoạt động văn hoá, giáo dục, y tế... được tiến hành khẩn trương.

Câu trả lời:

      - Nguyên nhân thắng lợi 

           Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước thắng lợi trước hết là nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối quân sự, chính trị, ngoại giao độc lập, tự chủ, đúng đắn và sáng tạo, đường lối tiến hành đồng thời cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

        Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, đoàn kết nhất trí, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm. Hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc kháng chiến.

         Nhờ có sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung của ba dân tộc ở Đông Dương.

         Sự đồng tình ủng hộ giúp đỡ to lớn, của các lực lượng cách mạng, hoà bình, dân chủ trên thế giới, nhất là Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác.

     - Ý nghĩa lịch sử

           Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi đã kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc từ khi cách mạng tháng Tám năm 1945, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong phạm vi cả nước.

         Mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử của lịch sử dân tộc- kỷ nguyên đất nước độc lập thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội.

           Thắng lợi của ta thất bại nặng nề của đế quốc Mĩ, có tác động mạnh đến tình hình nước Mỹ và thế giới là nguồn cổ vũ mạnh mẽ đối với phong trào cách mạng trên thế giới nhất là đối với phong trào giải phóng dân tộc.

 

 

Câu trả lời:

- Chiến dịch Tây Nguyên (từ 4-3 đến 24-3) :

Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, cả ta và địch đều cố  nắm giữ, nhưng địch ở đây nhận định sai hướng tiến công của quân ta và có nhiều sơ hở.

Ngày 10-3-1975, quân ta tiến công Buôn Ma Thuột trận then chốt mở màn chiến dịch và giành thắng lợi (trước đó ngày 4-3 quân ta đánh nghi binh ở Plâyku và Kon Tum).

Ngày 12-3, địch phản công chiếm lại Buôn Ma Thuột, nhưng không thành.

Ngày 14-3-1975, Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút toàn bộ quân khỏi Tây Nguyên. Trên đường rút chạy, địch bị quân ta truy kích tiêu diệt. Ngày 24-3-1975, Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng.

- Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ 21-3 đến 29-3) :

Nhận thấy thời cơ thuận lợi, khi chiến dịch Tây Nguyên đang tiếp diễn, Bộ Chính trị quyết định kế hoạch giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam, trước tiên tiến hành chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng.

Ngày 21-3-1975, quân ta đánh thắng vào căn cứ địch ở Huế. Đúng 10 giờ 30 phút ngày 25-3 quân ta tiến vào cố đô Huế, đến ngày 26-3, ta giải phóng thành phố và toàn tỉnh Thừa Thiên.

Đà Nẵng, căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất của Mĩ và quân đội Sài Gòn rơi vào thế cô lập. Sáng ngày 29-3-1975, quân ta từ 3 phía bắc, tây, nam tiến thẳng vào thành phố, 3 giờ chiều ta giải phóng toàn bộ Đà Nẵng.

Từ cuối tháng 3 đến tháng 4, nhân dân các tỉnh còn lại ven biển miền Trung, Nam Tây Nguyên và một số tỉnh Nam Bộ, có sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang địa phương và quân chủ lực, đã nổi dậy dánh địch, giành quyền làm chủ.

- Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ 26-4 đến 30-4) :

Sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng, Bộ Chính trị nhận định “Thời cơ chiến lược đã đến”  quyết định giải phóng miền Nam trước mùa mưa (trước tháng 5-1975); chiến dịch giải phóng Sài Gòn –Gia Định được Bộ Chính trị quyết định mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh.

17 giờ ngày 26-4-1975, quân ta nổ súng mở đầu chiến dịch. Năm cánh quân vượt qua tuyến phóng thủ vòng ngoài của địch tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng.

10 giờ 45 phút ngày 30-4, xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ Nội các Sài Gòn. Dương Văn Minh vừa lên giữ chức Tổng thống Sài Gòn ngày 28-4 đã phải đầu hàng không điều kiện. 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc Lập, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh.

Sau khi giải phóng Sài Gòn, lực lượng vũ trang và nhân dân các tỉnh còn lại thừa thắng, nhất tề đứng lên tiến công và nổi dậy, theo phương thức "xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện, tỉnh giải phóng tỉnh". Ngày 2-5, Châu Đốc, tỉnh cuối cùng ở miền Nam được giải phóng.

 

Câu trả lời:

- Điều kiện lịch sử :

Sau Hiệp định Pari, nhất là từ cuối năm 1974 đầu năm 1975, trong tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng miền Nam : Mĩ phải hết rút quân về nước.

Thực tế sau thắng lợi Phước Long (6-1-1975) với sự suy yếu và bất lực của quân đội Sài Gòn ; về khả năng can thiệp trở lại bằng quân sự rất hạn chế của Mĩ là điều kiện thuận lợi cho cách mạng miền Nam.

- Nội dung:

Bộ Chính trị từ  Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 và năm 1976.

    Bộ Chính trị cũng nhận định cả năm 1975 là thời cơ và chỉ rõ: "Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975".

   Bộ Chính trị nhấn mạnh sự cần thiết phải tranh thủ thời cơ để đánh nhanh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt các cơ sở kinh tế, công trình văn hoá… giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh.

- Ý nghĩa: Chủ trương kế hoạch giải phóng miền Nam của Bộ Chính trị đã thể hiện rõ sự linh hoạt, sáng tạo của Đảng. Chủ trương đó thực sự là ngọn đuốc soi đường dẫn đến đại thắng của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975.

Câu trả lời:

- Âm mưu, hành động của Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau Hiệp định Pari :

Với Hiệp định Pari, Mĩ buộc phải rút quân về nước ( ngày 29-3-1973), nhưng vẫn giữ lại 2 vạn cố vấn quân sự, lập Bộ chỉ huy quân sự, tiếp tục viện trợ quân sự, kinh tế cho chính quyền Sài Gòn.

Chính quyền Sài Gòn ngang nhiên phá hoại Hiệp định Pari. Chúng tiến hành chiến dịch "tràn ngập lãnh thổ", liên tiếp mở những cuộc hành quân "bình định lấn chiếm" vùng giải phóng. Đây thực chất là hành động tiếp tục chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" của Níchxơn.

- Cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam :

- Những tháng đầu sau Hiệp định Pari: địch "bình định - lấn chiếm", "tràn ngập lãnh thổ" => trên một số địa bàn quan trọng, ta bị mất đất, mất dân.

Tháng 7-1974, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 21, nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiếp tục con đường cách mạng bạo lực.

       Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 21 của Đảng, từ cuối 1973, quân dân ta ở miền Nam vừa kiên quyết đánh trả địch, bảo vệ vùng giải phóng, vừa chủ động mở những cuộc tiến công địch, mở rộng vùng giải phóng.

       Quân ta đã giành thắng lợi trong chiến dịch Đường 14 - Phước Long (từ ngày 12-12-1974 đến 6-1-1975), loại khỏi vòng chiến đấu 3 000 địch, giải phóng Đường 14, thị xã và toàn tỉnh Phước Long.

       Sau chiến thắng này của ta, chính quyền Sài Gòn phản ứng mạnh và đưa quân chiếm lại, nhưng đã thất bại. Còn Mĩ chỉ phản ứng yếu ớt, chủ yếu dùng áp lực đe doạ từ xa.

Thực tế thắng lợi của ta ở Phước Long, cho thấy rõ về sự lớn mạnh và khả năng thắng lợi của quân ta, sự suy yếu và bất lực của quân đội Sài Gòn ; về khả năng can thiệp trở lại bằng quân sự rất hạn chế của Mĩ.

Tại các vùng giải phóng, nhân dân ta ra sức khôi phục và đẩy mạnh sản xuất, tăng nguồn dự trữ chiến lược cho cuộc chiến đấu hoàn thành giải phóng miền Nam.

        

 

Câu trả lời:

 - Hoàn cảnh :

Quân và dân miền Bắc đã làm lên trận "Điện Biên Phủ trên không ” đập tan cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 vào Hà Nội và Hải Phòng trong 12 ngày đêm cuối 1972 của Mĩ, buộc Mỹ phải ký hiệp định Pa-ri với.

Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam được kí chính thức ngày 27-1-1973 giữa bốn ngoại trưởng đại diện cho các chính phủ tham dự Hội nghị và bắt đầu có hiệu lực.

    - Nội dung hiệp định:

 Hoa Kỳ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

 Hai bên ngừng bắn ở miền Nam vào tháng 1 năm 1973 và Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam.

 Hoa Kỳ rút hết quân đội của mình và quân đồng, huỷ bỏ căn cứ quân sự ở, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.

 Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.

 Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có 2 chính quyền, 2 quân đội, 2 vùng kiểm soát và 3 lực lượng chính trị .

 Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt .

Hoa Kì cam kết đóng góp vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, thiết lập quan hệ bình thường cùng có lợi với Việt Nam.

      - Ý nghĩa :

          Đây là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của của quân dân ta ở hai miền đất nước, mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (Mĩ đã cút tạo ĐK để ta tién lên đánh cho nguỵ nhào )

Với Hiệp định Pari, Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân về nước. Đó là thắng lợi quan trọng, tạo thời cơ để giải phóng hoàn toàn miền Nam.

     

Câu trả lời:

-Hoàn cảnh lịch sử :

Giữa lúc cách mạng ở hai miền Nam –Bác có những bước tiến quan trọng, Đảng ta đã tiến hành Đại hội  đại biểu toàn quốc lần thứ III diễn ra từ ngày 5 đến 10-9-1960 ở Hà Nội.

           Nội dung Đại hội :

          Đại hội đã đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng  cả nước và nhiệm vụ của cách mạng từng miền, mối quan hệ giữa cách mạng hai miền.

          Cách mạng XHCN ở miền Bắc có nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng cả nước. 

          Cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam có tác dụng quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.

          Cách mạng hai miền có quan hệ gắn bó mật thiết và tác động lẫn nhau nhằm hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hoà bình, thống nhất đất nước.

Đại hội thông qua kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 -1965).

Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương mới. Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng, Lê Duẩn được bầu giữ chức Bí thư thứ nhất của Đảng.

 Ý nghĩa Đại hội : đường lối của Đại hội là kim chỉ nam là bó đuốc soi đường cho toàn Đảng và toàn dân ta xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà.