Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi
[...] Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ có bóng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đấtlà gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay. Thể thơ năm chữ vốn có sức biểu hiện những câuchuyện dâu bể, hoài niệm, đã tỏ ra rất đắc địa, nhịp điệu khơi gợi một nỗi buồn nhẹ mà thấm. Màu mưa bụi khép lại đoạn thơ thật ảm đạm, lạnh, buồn, vắng. Như vậy cũng chỉ với tám câu, bốn mươi chữ, đủ nói hết những bước chót của một thời tàn. Sự đối chiếu chi tiết ở đoạn này và đoạn trên: mựcvới mực, giấy với giấy, người với người, càng cho ta cái ấn tượng thảng thốt xót xa của sự biến thiên.[...]
(Vũ Quần Phương)
1. Đoạn văn trên khiến em liên tưởng đến bài thơ nào đã học trong chương trình Ngữ văn 8? Ai là tác giả?
2. Em hiểu gì về khoảng thời gian “một thời tàn” mà tác giả Vũ Quần Phương nhắc đến trong phần văn bản trên? Qua đó, em có suy nghĩ gì về số phận ông đồ trong thời buổi ấy?
3. Tìm và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ sau:
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay.
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
1. Em hiểu cụm từ "đêm vàng" trong câu thơ "Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối" có nghĩa là gì?
2. Trong đoạn thơ trên, con hổ đã nhớ về những gì về tháng ngày còn tự do ở chốn núi rừng. Con hổ đã bộc lộ tâm trạng gì qua nỗi nhớ đó?
3. Xét theo mục đích nói, câu in đậm trong đoạn thơ trên thuộc kiểu câu gì? Vì sao?
Hai câu thơ cuối bài thơ “Ông đồ” thể hiện tâm sự gì của tác giả?
"Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?"
A. Lo lắng cho số phận những ông đồ thời xưa
B. Nuối tiếc phong tục bị lụi tàn và cảm thương cho kiếp người bị bỏ rơi
C. Thương cảm cho kiếp người đã hết thời
D. Xót xa cho một nét phong tục đẹp của dân tộc đã hết thời.
Câu in đậm có phải là câu cảm thán không? Giải thích lí do.
Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết… Một người như thế ấy!… Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!… Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm, láng giềng… Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn…