1.
-Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra. Mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm chung giống nhau, có năng xuất và chất lương như nhau, có tính di truyền ổn định, có số lượng cá thể nhất định.
-vd: vịt cỏ, bò sữa Hà Lan, Lợn lan đơ rat, ...
-Giống vật nuôi có ảnh hưởng quyết định đến năng xuất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
-Muốn chăn nuôi hiệu quả phải chọn giống vật nuôi phù hợp
2.
-Vai trò của ngành chăn nuôi là cung cấp thực phẩm, sức kéo, phân bón và nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất khác
- Có 3 nhiệm vụ như sau:
+ Phát triển chăn nuôi toàn diện (đa dạng về loại vật nuôi, đa dạng về quy mô chăn nuôi).
+ Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất (đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kĩ thuật).
+ Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và quản lý (về cơ sở vật chất, năng lực cán bộ).
- Dẫn đến tăng nhanh về khối lượng và chất lượng sản phẩm chăn nuôi cho nhu cầu tiêu dung trong nước và xuất khẩu.
3.
Tỉa, dặm cây: Trong hố có nhiều cây thì tỉa chỉ còn 1 cây và đem những cây tỉa dặm vào những nơi cây chết hay chổ đất trống.
- Làm cỏ quanh gốc: Làm sạch cỏ xung quanh gốc cây.
- Bón phân: Thường bón ngay trong năm đầu.
- Xới đất, vun gốc: Lấy cuốc xới đất xung quanh gốc rồi vun vào gốc cây nhưng không làm tổn thương bộ rễ.
- Phát quang và làm rào bảo vệ:
+ Phát quang là chặt bỏ dây leo, cây hoang dại chèn ép cây rừng trồng.
+ Làm rào bảo vệ bằng cách trồng cây dứa dại và một số cây khác, làm hàng rào bao quanh khu rừng.
4.
-Bảo vệ rừng vì rừng là tài nguyên quý của đất nước, là 1 bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với đời sống và sản xuất của xã hội
5.
- Thu hoạch đúng thời vụ, bảo quản và chế biến kịp thời đối với nông sản để giảm hao hụt, giữ được chất lượng sản phẩm, sử dụng được lâu dài…
- Ở địa phương em đa số là trồng lúa: Nên song song với việc thu hoạch đúng thời hạn là sự kết hợp với phương pháp bảo quản kín. Thóc sau khi phơi khô sẽ được đóng bao tải và cho vào kho.