Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 10
Số lượng câu trả lời 1
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (2)

Đang theo dõi (5)


Đề cương ôn tập công nghệ 7

 

Câu 1: Ở những nơi rừng có độ dốc bao nhiêu không được phép khai thác trắng?

   A. Lớn hơn 10 độ         B. Lớn hơn 25 độ         C. Lớn hơn 15 độ         D. Lớn hơn 20 độ

Câu 2: Gà trống biết gáy, quá trình đó được gọi là:

   A. Sinh trưởng sau đó phát dục.                        B. Sự phát dục.

   C. Phát dục sau đó sinh trưởng.                         D. Sự sinh trưởng.

Câu 3: Trong các phương pháp chế biến thức ăn sau, phương pháp nào là phương pháp vật lí?

   A. Đường hóa tinh bột.                                        B. Ủ men.

   C. Rang đậu.                                                           D. Kiềm hóa rơm rạ.

Câu 4: Thời gian chặt hạ trong Khai thác chọn là:

   A. Trong mùa khai thác gỗ (< 1 năm).             B. Kéo dài 5 – 10 năm.

   C. Kéo dài 2 – 3 năm.                                           D. Không hạn chế thời gian.

Câu 5: Loại đất lâm nghiệp đã mất rừng nhưng có khả năng phục hồi thành rừng gồm có:

   A. Đồng cỏ, cây bụi xen cây gỗ, tầng đất mặt dày trên 20cm.

   B. Đất đã mất rừng và nương rẫy bỏ hoang còn tính chất đất rừng.

   C. Đồng cỏ, cây bụi xen cây gỗ, tầng đất mặt dày trên 30cm.

   D. Cả B, C đều đúng

Câu 6: Giống bò vàng Nghệ An là giống được phân loại theo hình thức:

   A. Theo địa lý.                                                        B. Theo hình thái, ngoại hình.

   C. Theo mức độ hoàn thiện của giống.            D. Theo hướng sản xuất.

Câu 7: Giống vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi?

   A. Giống vật nuôi quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi.

   B. Cả A và C đều sai.

   C. Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi.

   D. Cả A và C đều đúng.

Câu 8: Trong các loại thức ăn sau, loại nào có nguồn gốc động vật?

   A. Khô dầu đậu tương.                                         B. Premic vitamin.

   C. Cám.                                                                    D. Bột cá.

Câu 9: Đây là một giống gà phổ biến ở miền Bắc, miền Trung, da vàng hoặc vàng trắng, lông pha tạp từ nâu, vàng nâu, hoa mơ, đỏ tía?

   A. Gà Ri                          B. Gà Hồ                         C. Gà Đông Tảo           D. Gà lơ-go

Câu 10: Các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi gồm:

   A. Đặc điểm di truyền.                                         B. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

   C. Điều kiện môi trường.                                     D. Sự chăm sóc của con người.

Câu 11: Phương pháp nào dưới đây là nhân giống thuần chủng:

   A. Lợn Móng Cái x Lợn Lanđơ rát.                  B. Gà Lơ go x Gà Ri.

   C. Lợn Móng Cái x Lơn Ba Xuyên.                 D. Lợn Móng Cái x Lợn Móng Cái.

Câu 12: Phát biểu nào dưới đây là sai khi nói về nhân giống thuần chủng:

   A. Là phương pháp nhân giống ghép đôi giao phối con đực với con cái của hai giống khác nhau.

   B. Tạo ra được nhiều cá thể của giống đã có.

   C. Giữ được và hoàn thiện các đặc tính tốt của giống đã có.

   D. Là phương pháp nhân giống ghép đôi giao phối con đực với con cái của cùng một giống.

Câu 13: Lợn Móng Cái có đặc điểm ngoại hình đặc trưng là:

   A. Tai nhỏ

   B. Chân nhỏ và ngắn

   C. Lang trắng đen hình yên ngựa ở trên lưng

   D. Đuôi thẳng

Câu 14: Lượng gỗ khai thác chọn không được vượt quá bao nhiêu % lượng gỗ của khu rừng khai thác?

   A. 25%                            B. 45%                            C. 30%                            D. 35%

Câu 15: Sự phát triển của vật nuôi có mối liên quan gì với sự sinh trưởng và phát dục?

   A. Sự sinh trưởng và phát dục xảy ra xen kẽ, hỗ trợ lẫn nhau.

   B. Sự sinh trưởng và phát dục xảy ra xen kẽ, không liên quan gì nhau.

   C. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

   D. Sự sinh trưởng và phát dục xảy ra cùng một lúc.

Câu 16: Đây là giống gà có chân to, xù xì nhiều hoa dâu?

   A. Gà Hồ                        B. Gà lơ-go                     C. Gà Đông Tảo           D. Gà Ri

Câu 17: Lượng cây chặt hạ trong Khai thác dần là:

   A. Chặt chọn lọc cây rừng đã già, sức sống kém.

   B. Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 lần khai thác.

   C. Chặt toàn bộ cây rừng trong 3 – 4 lần khai thác.

   D. Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 – 2 lần khai thác.

Câu 18: Trong các loại thức ăn sau, loại nào có tỉ lệ nước chiếm cao nhất?

   A. Rau muống.             B. Khoai lang củ.          C. Ngô hạt.                    D. Rơm lúa.

Câu 19: Trong các loại thức ăn sau, loại nào có tỉ lệ Protein chiếm cao nhất?

   A. Rau muống.             B. Khoai lang củ.          C. Bột cá.                       D. Rơm lúa.

Câu 20: Mục đích của dự trữ thức ăn là:

   A. Làm tăng mùi vị.                                              B. Tăng tính ngon miệng.

   C. Luôn có đủ thức ăn cho vật nuôi.                D. Dễ tiêu hóa, khử bỏ chất độc hại.

Câu 21: Lượng cây chặt hạ trong Khai thác trắng là:

   A. Chặt toàn bộ cây rừng trong 3 – 4 lần khai thác.

   B. Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 – 2 lần khai thác.

   C. Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 lần khai thác.

   D. Chặt chọn lọc cây rừng đã già, sức sống kém.

Câu 22: Trong các phương pháp chế biến thức ăn sau, phương pháp nào là phương pháp hóa học?

   A. Cắt ngắn.                  B. Đường hóa.               C. Nghiền nhỏ.             D. Ủ men.

Câu 23: Mục đích của việc bảo vệ rừng:

   A. Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật, đất rừng hiện có.

   B. Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển, cho sản phẩm cao và tốt nhất.

   C. Cả A và B đều đúng.

   D. Cả A và B đều sai.

Câu 24: Nhận định dưới đây là sai khi nói về vai trò thức ăn đối với vật nuôi trong sản xuất và tiêu dùng:

   A. Vật nuôi tăng sức đề kháng.                          B. Cung cấp thịt, trứng sữa.

   C. Cung cấp lông, da, sừng , móng.                  D. Vật nuôi thồ hàng cày, kéo.

Câu 25: Đăc điểm nào sau đây không phải của lợn Ỉ:

   A. Tỷ lệ mỡ cao.                                                     B. Chân cao và chắc khỏe

   C. Lưng võng, bụng xệ                                         D. Toàn thân đen

Câu 26: Lượng cây chặt hạ trong Khai thác chọn là:

   A. Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 lần khai thác.

   B. Chặt toàn bộ cây rừng trong 3 – 4 lần khai thác.

   C. Chặt chọn lọc cây rừng đã già, sức sống kém.

   D. Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 – 2 lần khai thác.

Câu 27: Cách phục hồi rừng trong Khai thác chọn là:

   A. Cả B và C đều sai.

   B. Rừng phục hồi bằng tái sinh tự nhiên.

   C. Trồng rừng.

   D. Cả B và C đều đúng.

Câu 28: Phát biểu nào dưới đây là sai khi nói nhân giống thuần chủng đạt kết quả

   A. Nuôi dưỡng tốt đàn vật nuôi để kịp thời loại bỏ các con có đặc điểm không mong muốn ra khỏi đàn.

   B. Phải có mục đích rõ ràng.

   C. Quản lí giống chặt chẽ, tránh giao phối cận huyết.

   D. Chọn một số ít cá thể đực, cái cùng giống tham gia.

Câu 29: Xương ống chân của bê dài thêm 5cm, quá trình đó được gọi là:

   A. Sự sinh trưởng.                                                 B. Sự phát dục.

   C. Phát dục sau đó sinh trưởng.                         D. Sinh trưởng sau đó phát dục.

Câu 30: Thức ăn xanh của vụ hè xuân, vật nuôi không ăn hết, người ta dùng để:

   A. Phơi khô dự trữ đến mùa đông.

   B. Ủ xanh làm thức ăn dự trữ đến mùa đông

   C. Ủ xanh làm phân bón.

   D. Cả A và B đều đúng.

Câu 31: Phương pháp vật lý chế biến thức ăn như:

A. Cắt ngắn, nghiền nhỏ.

B. Ủ men, đường hóa.

C. Cắt ngắn, ủ men.

D. Đường hóa ,nghiền nhỏ.

Câu 32: Phương pháp sản xuất thức ăn thô xanh là:

A. Nhập khẩu ngô, bột để nuôi vật nuôi.

B. Luân canh, gối vụ để sản xuất nhiều lúa, ngô, khoai, sắn.

C. Trồng xen, tăng vụ cây họ đậu.

D. Trồng nhiều loại cỏ, rau xanh cho vật nuôi.

Câu 33: Chế biến thức ăn cho vật nuôi nhằm:

A. Tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng.

B. Giảm độ thô cứng, giảm bớt độc hại.

C. Dễ tiêu hoá, giảm bớt khối lượng.

D. Tất cả các câu trên đều đúng.

Câu 34: Sự phát dục là:

A. Sự tăng lên về khối lượng và kích thước các bộ phận của cơ thể.

B. Sự thay đổi về chất của các bộ phận của cơ thể.

C. Sự tăng lên về chất lượng và kích thước các bộ phận của cơ thể.

D. Sự tăng lên về chất lượng và số lượng vật nuôi.

Câu 35: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống của các câu sau để có câu trả lời đúng. “chế biến; thích ăn; tăng mùi vị; bớt khối lượng; ngon miệng”.

- Nhiều loại thức ăn phải qua (1)...................vật nuôi mới ăn được.

- Chế biến thức ăn làm (2)......................tăng tính (3)……………… để vật nuôi (4)........................, ăn được nhiều, làm giảm (5)................... và giảm độ khô cứng và khử bỏ (6)……………

Câu 36: Em hãy điền những cụm từ cho sẵn (gia cầm, các chất dinh dưỡng, năng lượng, tốt và đủ, sản phẩm) vào chỗ trống sao cho đúng:

- Thức ăn cung cấp (1)……………. cho vật nuôi hoạt động và phát triển.

- Thức ăn cung cấp (2)……………. cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi như thịt, cho (3)……………. đẻ trứng, vật nuôi cái tạo ra sữa, nuôi con. Thức ăn còn cung cấp (4)………………. cho vật nuôi tạo ra lông, sừng, móng.

- Cho ăn thức ăn (5)……………, vật nuôi sẽ cho nhiều (6)………………. chăn nuôi và chống được bệnh tật.

Câu 37: Giống vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi?

A. Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi.

B. Giống vật nuôi quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 38: Gà mái bắt đầu đẻ trứng, quá trình đó được gọi là:

A. Sự sinh trưởng.

B. Sự phát dục.

C. Phát dục sau đó sinh trưởng.

D. Sinh trưởng sau đó phát dục.

Câu 39: Các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi gồm:

A. Đặc điểm di truyền.

B. Điều kiện môi trường.

C. Sự chăm sóc của con người.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 40: Trứng thụ tinh để tạo thành:

A. Giao tử.

B. Hợp tử.

C. Cá thể con.

D. Cá thể già.

----------- HẾT ----------