Mik lm 2 bệnh thui nha, có tham khảo trên wiki:
Các bệnh do vi khuẩn gây ra:
1. Tên bệnh: lao phổi; cúm
2. Nguyên nhân:
Lao phổi:
- Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do Trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây ra, nguồn lây bệnh chủ yếu là người hoặc động vật mắc vi khuẩn lao, bệnh dễ lây truyền khi người hoặc động vật nhiễm bệnh ho, hắt hơi tạo ra những hạt nước bọt rất nhỏ chứa nhiều vi khuẩn lao lơ lửng trong không khí. Người ta có thể hít những hạt này vào phổi và mắc bệnh.
Cúm:
- Chủ yếu gây ra bởi virus cúm Influenza, virus cúm tấn công vào hệ hô hấp của người bệnh, bao gồm mũi, cổ họng và phổi. Theo nghiên cứu dịch tễ, các chủng virus cúm có khả năng biến đổi liên tục theo chu kỳ hàng năm, do đó tỷ lệ trẻ em và người lớn lây nhiễm với các chủng cúm mới có thể lên tới 90%.
3. Biểu hiện:
Lao phổi:
- Ở nền bệnh tiến triển, tùy vào mức độ gây bệnh ở từng cơ quan bệnh nhân sẽ có những triệu chứng khác nhau. Ở lao phổi, các dấu hiệu thường đặc hiệu biểu hiện qua đường hô hấp như:
+, Ho khan, ho ít, nhiều đờm, sốt nhẹ (có thể sốt về chiều).
+, Ho khạc đờm, đờm thường có màu trắng.
+, Ho ra máu (đờm lẫn máu) số lượng từ ít tới nhiều.
+, Thường hay có triệu chứng khó thở, khám phổi thấy ran ẩm, ran nổ vùng tổn thương.
Cúm:
- Biểu hiện lâm sàng của bệnh cúm thường xuất hiện sau 2 ngày khi cơ thể tiếp xúc với virus gây bệnh. Có rất nhiều người nhầm lẫn giữa bệnh cúm và cảm lạnh do triệu chứng cúm và cảm lạnh tương đồng với nhau. Ngoài các dấu hiệu nhận biết bệnh cúm là đau họng, sổ mũi và hắt hơi (giống với cảm lạnh) thì bệnh cúm còn có các dấu hiệu cảnh báo như sau:
+, Sốt vừa đến cao (trên 38oC)
+, Cảm giác ớn lạnh
+, Đau đầu, chóng mặt
+, Đau nhức cơ bắp
+, Mệt mỏi toàn thân, cảm giác yếu ớt không còn chút sức lực
+, Buồn nôn, tiêu chảy (thường xuất hiện ở trẻ em nhiều hơn)
4. Biện pháp phòng bệnh và trị bệnh:
Lao phổi:
- Việc điều trị sớm sẽ giúp bệnh nhân mau chóng khỏi bệnh và chịu ít biến chứng, không chỉ vậy còn giảm bớt gánh nặng trong cộng động. Phương pháp điều trị lao theo quy chuẩn của bộ y tế bao gồm:
+, Điều trị có kiểm soát trực tiếp
+, Điều trị theo phác đồ chuẩn được Bộ Y tế quy định cho các trường hợp lao ở phổi mới được phát hiện.
+, Uống thuốc đúng phác đồ
+, Uống thuốc đủ thời gian
+, Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, đều đặn tránh việc bỏ thuốc, gián đoạn trong điều trị
+, Tiêm vắc-xin phòng bện định kì
Cúm:
- Mục tiêu chính của điều trị cúm là giảm nhẹ và loại bỏ triệu chứng. Hiện tại có nhiều phương pháp điều trị bệnh cúm, đối với các trường hợp nhẹ, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà (nên thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ). Các phương pháp trị bệnh cúm bao gồm:
+, Nghỉ ngơi cho đến khi hạ sốt, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu và chú ý uống nhiều nước
+, Sử dụng nước muối loãng có tính sát khuẩn tốt, người bệnh có thể sử dụng để vệ sinh họng, hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng đau họng, rát cổ và viêm nhiễm cổ họng
+, Vệ sinh mũi sạch sẽ để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, giúp người bệnh dễ chịu hơn. Lưu ý, sau khi thực hiện vệ sinh mũi xong cần vệ sinh tay sạch sẽ để tránh tình trạng lây lan bệnh
+, Có thể sử dụng một số loại thuốc không kê đơn để hạ sốt nhanh và giảm đau khi cần
+, Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, che miệng khi hắt hơi, rửa tay sạch với xà phòng đồng thời vệ sinh mũi, họng bằng nước muối thường xuyên
+, Luôn giữ ấm cơ thể, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng kết hợp với luyện tập thể thao nâng cao thể trạng
+, Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân mắc cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ nếu không thật sự cần thiết
+, Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời
+, Tiêm vắc xin cúm mùa để tăng cường miễn dịch phòng chống cúm