Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 136
Số lượng câu trả lời 6
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (1)

Đang theo dõi (0)


trinh dat

Câu 21: Để phòng ngừa các bệnh tim mạch, chúng ta cần lưu ý điều gì ?

A. Thường xuyên vận động và nâng cao dần sức chịu đựng
B. Nói không với rượu, bia, thuốc lá, mỡ, nội tạng động vật và thực phẩm chế biến sẵn
C. Ăn nhiều rau quả tươi, thực phẩm giàu Omega – 3
D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 22: Tại sao tim làm việc cả đời không biết mệt mỏi

A. Vì thời gian làm việc bằng thời gian nghỉ ngơi
B. Vì tim nhỏ
C. Vì khối lượng máu nuôi tim nhiều chiếm 1/10 trên cơ thể
D. Vì tim làm việc theo chu kì

Câu 23: Tiêm phòng vacxin giúp con người:

A. Tạo sự miễn dịch tự nhiên
B. Tạo sự miễn dịch nhân tạo
C. Tạo sự miễn dịch bẩm sinh
D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 24: Hệ tuần hoàn được cấu tạo từ

A. Tim và hệ mạch
B. Tim và động mạch
C. Tim và tĩnh mạch
D. Tim và mao mạch

Câu 25: Các hoạt động xảy ra trong quá trình tiêu hóa là:

A. Hấp thụ chất dinh dưỡng
B. Ăn và uống
C. Thải phân
D. Tất cả các đáp án trên

Câu 26: Ở người, khoang bụng và khoang ngực ngăn cách nhau bởi bộ phận nào?

A. Cơ hoành.
B. Cơ ức đòn chũm.
C. Cơ liên sườn.
D. Cơ nhị đầu.

Câu 27 Chọn cặp từ thích hợp để điền vào các chỗ trống trong câu sau: Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào …(1)… tạo ra những tế bào mới đẩy …(2)… và hóa xương.

A. (1) : mô xương cứng ; (2) : ra ngoài.
B. (1) : mô xương xốp ; (2) : vào trong.
C. (1) : màng xương ; (2) : ra ngoài.
D. (1) : màng xương ; (2) : vào trong.

Câu 28: Đặc điểm nào dưới đây không có ở hồng cầu người ?

A. Hình đĩa, lõm hai mặt.
B. Màu đỏ hồng.
C. Nhiều nhân, nhân nhỏ và nằm phân tán.
D. Tham gia vào chức năng vận chuyển khí.

Câu 29: Ở người, một cử động hô hấp được tính bằng

A. hai lần hít vào và một lần thở ra.
B. một lần hít vào và một lần thở ra.
C. một lần hít vào hoặc một lần thở ra.
D. một lần hít vào và hai lần thở ra.

Câu 30: Bàn chân hình vòm ở người có ý nghĩa thích nghi như thế nào ?

A. Làm giảm tác động lực, tránh được các sang chấn cơ học lên chi trên khi di chuyển.
B. Hạn chế tối đa sự tiếp xúc của bề mặt bàn chân vào đất bởi đây là nơi tập trung nhiều đầu mút thần kinh, có tính nhạy cảm cao.
C. Phân tán lực và tăng cường độ bám vào giá thể/ mặt đất khi di chuyển, giúp con người có những bước đi vững chãi, chắc chắn.
D. Tất cả các phương án đưa ra.

Câu 31: Bộ phận nào dưới đây không thuộc hệ hô hấp ?

A. Thanh quản.
B. Thực quản.
C. Khí quản.
D. Phế quản.

Câu 32: Trong nhân tế bào, quá trình tổng hợp ARN ribôxôm diễn ra chủ yếu ở đâu ?

A. Dịch nhân.
B. Nhân con.
C. Nhiễm sắc thể.
D. Màng nhân.

Câu 33 Khi luyện thở thường xuyên và vừa sức, chúng ta sẽ làm tăng

A. dung tích sống của phổi.
B. lượng khí cặn của phổi.
C. khoảng chết trong đường dẫn khí.
D. lượng khí lưu thông trong hệ hô hấp.

Câu 34: Trong quá trình trao đổi chất ở cấp độ tế bào, trừ khí cacbônic, các sản phẩm phân huỷ sẽ được thải vào môi trường trong và đưa đến

A. cơ quan sinh dục.
B. cơ quan hô hấp
C. cơ quan bài tiết.
D. cơ quan tiêu hoá.

Câu 35: Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở bộ xương người mà không tồn tại ở các loài động vật khác ?

A. Xương cột sống hình cung.
B. Lồng ngực phát triển rộng ra hai bên.
C. Bàn chân phẳng.
D. Xương đùi bé.

Câu 36: Phần cẳng chân có bao nhiêu xương ?

A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.

Câu 37: Dựa vào phân loại, em hãy cho biết mô nào dưới đây không được xếp cùng nhóm với các mô còn lại ?

A. Mô máu.
B. Mô cơ trơn.
C. Mô xương.
D. Mô mỡ.

Câu 38: Trong máu, huyết tương chiếm tỉ lệ bao nhiêu về thể tích ?

A. 75%.
B. 60%.
C. 45%.
D. 55%.

Câu 39: Mỗi ngày, một người bình thường tiết khoảng bao nhiêu ml nước bọt ?

A. 1000 – 1500 ml.
B. 800 – 1200 ml.
C. 400 – 600 ml.
D. 500 – 800 ml.

Câu 40: Vi khuẩn Helicobacter pylori – thủ phạm gây viêm loét dạ dày – kí sinh ở đâu trên thành cơ quan này ?

A. Lớp dưới niêm mạc.
B. Lớp niêm mạc.
C. Lớp cơ.
D. Lớp màng bọc.

Câu 41: Biện pháp nào dưới đây vừa giúp chúng ta chống nóng, lại vừa giúp chúng ta chống lạnh ?

A. Ăn nhiều tinh bột.
B. Uống nhiều nước.
C. Rèn luyện thân thể.
D. Giữ ấm vùng cổ.

Câu 42: Qua tiêu hoá, lipit sẽ được biến đổi thành

A. glixêrol và vitamin.
B. glixêrol và axit amin.
C. nuclêôtit và axit amin.
D. glixêrol và axit béo.

trinh dat

Câu 11. Trong quá trình trao đổi khí ở tế bào, loại khí nào sẽ khuếch tán từ tế bào vào máu ?

A. Khí nitơ
B. Khí cacbonic
C. Khí oxi
D. Khí hidro

Câu 12. Chất độc nào dưới đây có nhiều trong khói thuốc lá ?

A. Heroin
B. Côcain
C. Moocphin
D. Nicotine

Câu 13: Thành phần không thể thiếu của một tế bào là:

A. Màng sinh chất
B. Tế bào chất
C. Nhân
D. Tất cả các đáp án trên

Câu 14: Cấu tạo của một nơron điển hình là:

A. Thân, sợi trục, cúc tận cùng, đuôi gai, xinap.
B. Thân, sợi trục, cúc tận cùng
C. Thân, sợi trục, đuôi gai
D. Thân, sợi trục, đuôi gai, xinap.

Câu 15: Hai chức năng cơ bản của nơron là:

A. Cảm ứng và phân tích các thông tin
B. Dẫn truyền xung thần kinh và xử lý thông tin
C. Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh
D. Tiếp nhận và trả lời kích thích

Câu 16: Trong bàn tay người, ngón nào có khả năng cử động linh hoạt nhất ?

A. Ngón út
B. Ngón giữa
C. Ngón cái
D. Ngón trỏ

Câu 17: Môi trường trong cơ thể được tạo thành bởi:

A. Máu
B. Nước mô
C. Bạch huyết
D. Tất cả các đáp án trên

Câu 18: Máu gồm mấy thành phần:

A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 19: Máu được vận chuyển qua hệ mạch là do:

A. Sức đẩy của tim khi tâm co
B. Sự hỗ trợ của hệ mạch
C. Nhờ hệ thống van
D. Cả A và B đều đúng

Câu 20: Ở người bình thường, trung bình mỗi chu kì thì tim nghỉ ngơi hoàn toàn trong bao lâu ?

A. 0,3 giây
B. 0,4 giây
C. 0,5 giây
D. 0,1 giây

trinh dat