Câu 11. Lực ma sát nghỉ đã xuất hiện trong trường hợp nào?
A. Kéo một quyển vở trên bàn. B. Thùng hàng trong toa tàu đang chuyển động.
C. Quả bóng lăn trên mặt đất. D. Kéo cưa để cắt gỗ.
Câu 12. Một khúc gỗ trôi trên sông, trong các kết luận dưới đây, kết luận không đúng là
A. Nếu chọn bờ sông làm mốc, thì khúc gỗ đang chuyển động so với bờ sông.
B. Nếu chọn khúc gỗ làm mốc, thì bờ sông đang chuyển động so với khúc gỗ.
C. Nếu chọn dòng nước làm mốc, thì khúc gỗ đang chuyển động so với dòng nước.
D. Nếu chọn dòng nước làm mốc, thì khúc gỗ đang đứng yên so với dòng nước.
Câu 13. Khi nói về chuyển động cơ học, câu kết luận nào dưới dây là đúng?
A. Chuyển động cơ học là sự dịch chuyển của vật.
B. Chuyển động cơ của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.
C. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vận tốc của vật. D. Chuyển động cơ học là sự chuyển dời vị trí của vật.
Câu 14. Có mấy loại lực ma sát?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 15. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của áp suất?
A. N. B. N/m2. C. Pa. D. N/cm2.
Câu 16. Quan sát một đoàn tàu đang chạy vào ga, trong các câu mô tả sau, câu mô tả nào là sai?
A. Đoàn tàu đang chuyển động so với nhà ga. B. Đoàn tàu đang đứng yên so với người lái tàu.
C. Đoàn tàu đang chuyển động so với hành khách đang ngồi trên tàu.
D. Đoàn tàu đang chuyển động so với hành khách đang đứng dưới sân ga.
B. TỰ LUẬN (6 điểm)
Bài 1 (2 điểm) : Một người đi xe máy trên quãng đường AB, đoạn đường đầu dài 30 km người ấy đi với vận tốc 40km/h. Quãng đường tiếp theo người ấy đi với vận tốc 10m/s và mất khoảng thời gian là 1h15 phút.
a) Khi nói vận tốc xe máy trên đoạn đường đầu là 40km/h là nói đến vận tốc nào? Điều đó cho biết gì?
b) Tính vận tốc trung bình của người ấy trên cả quãng đường AB?
Bài 2 (2 điểm) : Một cái cặp xách có khối lượng 0,3 kg đặt trên mặt bàn.
a)Cặp xách chịu tác dụng của những lực nào? Tại sao cặp xách đứng yên? Nêu đặc điểm của các lực đó?
b)Hãy biểu diễn các lực tác dụng vào cặp xách?
Bài 3 (1,0 điểm): a) Một vật hình hộp được đặt trên mặt bàn nằm ngang, diện tích tiếp xúc của vật với mặt bàn là 0,006m2, vật có khối lượng 6kg. Tính áp suất của lên mặt bàn.
b) Từ công thức áp suất hãy nêu các cách làm tăng và giảm áp suất.
Bài 4 (1,0 điểm): Trên một cái móng dài 10m, rộng 40cm, người ra xây một bức tường dài 10m, rộng 22cm. Áp suất tối đa mà nền đất chịu được là 10N/cm2. Khối lượng riêng trung bình của bức tường là 1900kg/m3. Tính chiều cao giới hạn của bức tường.
ĐỀ 2. I. Trắc nghiệm: (3 điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Có một ô tô chạy trên đường, câu mô tả nào sau đây là đúng?
A. Ô tô đang chuyển động. B. Ô tô đang chuyển động so với hàng cây bên đường.
C. Ô tô đang đứng yên. D. Ô tô chuyển động so với người lái xe.
Câu 2. Độ dài quãng đường (s) đi được trong thời gian (t) và vận tốc của chuyển động (v) liên hệ với nhau bằng hệ thức: A. s = v.t B. v = t/s C. v = s.t D. t = s.v
Câu 3. Một ô tô chuyển động với vận tốc 35km/h trong thời gian 2h. Vậy đoạn đường ô tô đi được sẽ là:
A. 37km B. 70km C. 15,5km D. 33km
Câu 4. Một xe đạp đi với vận tốc 12 km/h. Con số đó cho ta biết điều gì? Hãy chọn câu trả lời đúng.
A. Thời gian đi của xe đạp. B. Quãng đường đi của xe đạp.
C. Xe đạp đi 1 giờ được 12km. D. Mỗi giờ xe đạp đi được 12km.
Câu 5. Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe:
A. Đột ngột rẽ sang trái B. Đột ngột giảm vận tốc.
C. Đột ngột tăng vận tốc. D. Đột ngột rẽ sang phải.
Câu 6. Cách làm nào sau đây giảm được lực ma sát?
A. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc. C. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc.
B. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc. D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc.
Câu 7. Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị của vận tốc?
A. km.h B. m.s C. km/h D. s/m
Câu 8. Chuyển động cơ học là:
A. Sự thay đổi vị trí theo thời gian. B. Sự thay đổi khoảng cách của một vật so với vật mốc.
C. Sự thay đổi vị trí của một vật so với vật mốc theo thời gian.
D. Sự không thay đổi vị trí của vật so với vật mốc theo thời gian
Câu 9: Vì sao nói lực là một đại lượng véc tơ ?
A.Vì lực là đại lượng chỉ có độ lớn. B. Vì lực là đại lượng vừa có độ lớn vừa có phương.
C.Vì lực là đại lượng vừa có độ lớn vừa có phương và chiều. D.Vì lực là đại lượng vừa có phương vừa có chiều.
Câu 10: Mọi vật khi chịu lực tác dụng đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được. Tại sao?
A. Do lực tác dụng chưa đủ mạnh. C. Do mọi vật đều có quán tính.
B. Do có lực khác cản lại. D.Do giác quan của mọi người bị sai lầm.
Câu 11: Khi vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì:
A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động; B. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động chậm dần.
C.Vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.D.Vật đang chuyển động sẽ chuyển động nhanh dần
Câu 12: Trường hợp nào sau đây có ma sát trượt?
A.Bánh xe đạp bị phanh dừng lại. B. Bánh xe đạp lăn từ từ rồi dừng lại.
C.bánh xe bắt đầu lăn bánh khi bị đạp đi. D.Bánh xe quay khi xe đạp bị dựng ngược để thợ cân lại vành bánh xe.
II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Thế nào là hai lực cân bằng?
Câu 2 (2 điểm): Biểu diễn véc tơ lưc sau.
Lực kéo một vật sang phải, theo phương ngang, có cường độ 2000N (biết tỉ xích 1cm ứng với 500N).
Câu 3 (4 điểm):
Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 150m hết 30s. Khi hết dốc xe lăn tiếp một quãng đường nằm ngang dài 90m trong 15s. Tính vận tốc trung bình trên quãng đường dốc, trên quãng đường nằm ngang và trên cả hai quãng đường.
Câu 4 (1,5 điểm): Trong các trường hợp dưới đây, loại lực ma sát nào đã xuất hiện?
a) Kéo một hộp gỗ trượt trên bàn.
b) Đặt một cuốn sách lên mặt bàn nằm nghiêng so với phương ngang, cuốn sách vẫn đứng yên.
c) Một quả bóng lăn trên mặt đất.
Câu 5 (2,5 điểm): Một thùng cao 0.5m đựng đầy nước. Áp suất của nước lên đáy thùng là bao nhiêu? Biết nước có trọng lượng riêng 10000N/m3.
Câu 6 (1,0 điểm): Thế nào là chuyển động đều?
Câu 7. Bạn A đi xe đạp từ nhà đến trường đoạn đường dài 5km hết 25 phút. Khi đi học về bạn đi hết 20 phút.
a) Tính vận tốc trung bình của bạn A khi đi và khi về ra đơn vị km/h?
b) Tính vận tốc trung bình của bạn A trên cả quãng đường đi lẫn về ?
Câu 8. (2đ). Một quyển sách có khối lượng 0,5 kg đặt trên bàn.
a) Quyển sách chịu tác dụng của những lực nào? Tại sao quyển sách đứng yên? Nêu đặc điểm của các lực đó?
b) Hãy biểu diễn các lực tác dụng vào quyển sách?
Câu 9 (2đ) Một người đi bộ đều trên quãng đường đầu dài 3km với vận tốc 2m/s, quãng đường tiếp theo dài 1,95km, người đó đi hết 0,5h.
a)Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường ?
b) Sau khi người đi bộ đi được 10 phút thì có một người đi xe đạp đuổi theo với vận tốc 15km/h. Hỏi sau bao lâu người đi xe đạp đuổi kịp người đi bộ?
ĐỀ 3
A.Trắc nghiệm ( 4 điểm)
Câu 1. Khi nói về chuyển động cơ học, câu kết luận nào dưới dây là đúng?
A. Chuyển động cơ học là sự dịch chuyển của vật.
B. Chuyển động cơ của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.
C. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vận tốc của vật. D. Chuyển động cơ học là sự chuyển dời vị trí của vật.
Câu 2. Một chiếc thuyền chuyển động trên sông, câu nhận xét không đúng là
A. Thuyền chuyển động so với người lái thuyền. B. Thuyền chuyển động so với bờ sông.
C. Thuyền đứng yên so với người lái thuyền. D. Thuyền chuyển động so với cây cối trên bờ.
Câu 3. Đơn vị vận tốc là: A. km.h B. m/s C. m.s D. s/m
Câu 4.Công thức tính vận tốc là:
A. . B. . C. . D. .
Câu 5. Tốc độ của chuyển động cho biết
A. quãng đường dài hay ngắn của chuyển động B. mức độ nhanh hay chậm của chuyển động
C. thời gian dài hay ngắn của chuyển động D. thời gian và quãng đường của chuyển động
Câu 6: Chuyển động không đều là chuyển động
A. mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian. B. mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
C. mà quãng đường có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
D. mà quãng đường có độ lớn thay đổi theo thời gian.
Câu 7: Trong các chuyển động sau đây,chuyển động nào là đều?
A.Chuyển động của ô tô khi khởi hành. B. Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc.
C. Chuyển động của đầu cánh quạt máy khi quạt đang chạy ổn định. D. Chuyển động của tàu hỏa khi vào ga.
Câu 8. Lực là đại lượng véctơ vì
A. lực có độ lớn, phương và chiều B. lực làm cho vật bị biến dạng
C. lực làm cho vật thay đổi tốc độ D. lực làm cho vật chuyển động
Câu 9.Hai lực cân bằng là hai lực có
A. cùng phương, cùng chiều, cùng độ lớn và tác dụng vào cùng một vật.
B. cùng phương, ngược chiều, khác nhau về độ lớn và tác dụng vào cùng một vật.
C. cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn và tác dụng vào cùng một vật.
D. cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn và tác dụng vào cùng hai vật khác nhau.
Câu 10. Một vật khi chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì
A. vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần. B. vật đang chuyển động sẽ dừng lại.
C. vật đang chuyển động đều sẽ không còn chuyển động đều nữa.
D. nếu vật đang đứng yên sẽ đứng yên và nếu vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều.
Câu 11. Chuyển động nào dưới đây không phải là chuyển động do quán tính?
A. Chuyển động của người bị ngả về phía sau, khi ô tô đột ngột tăng tốc.
B. Chuyển động của người nghiêng sang phải khi ô tô đột ngột rẽ trái.
C. Chuyển động của ô tô lúc bắt đầu rời bến.
D. Chuyển động của người lao về phía trước khi ngồi trên ô tô, lúc ô tô đột ngột hãm phanh.
Câu 12. Lực ma sát trượt đã xuất hiện khi
A. quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. B. quả bóng lăn trên sân bóng.
C. hộp bút nằm yên trên mặt bàn nghiêng. D. khúc gỗ bị kéo trên mặt đường.
Câu 13.Có mấy loại lực ma sát?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 14.Áp lực là
A. lực tác dụng lên mặt bị ép. B. lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
C. trọng lực của vật tác dụng lên mặt nghiêng. D. lực tác dụng lên vật.
Câu 15: Đơn vị của áp suất là
A. niutơn (N).B. kilôgam(kg) C. mét trên giây(m/s) D.niutơn trên mét vuông (N/m2 ).
Câu 16: Phương án nào trong các phương án sau đây có thể làm tăng áp suất của một vật tác dụng xuống mặt sàn nằm ngang?
A. Giảm áp lực và giữ nguyên diện tích bị ép. B. Giảm áp lực và tăng diện tích bị ép
C. Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép D. Giữ nguyên áp lực và tăng diện tích bị ép.