Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 40
Số lượng câu trả lời 11
Điểm GP 0
Điểm SP 2

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Xđ Hân

Chủ đề:

Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật

Câu hỏi:

Đề: Tưởng tượng gặp người lính trong bài thơ tiểu đội xe không kính

Nhờ mọi người đọc và sửa hộ em( em có tham khảo trên mạng mọi người đọc thấy cấn chỗ nào sửa lại giúp em ạ)Hè vừa qua tôi được về thăm quê nội, điều làm tôi vô cùng bất ngờ và sung sướng đó là được ngồi chung xe cạnh bên một người lính mà trước đây chính là người lái trong đội xe được Phạm Tiến Duật miêu tả trong bài thơ: Tiểu đội xe không kính năm đó. Người lính của tiểu đội xe không kính năm ấy bây giò đã già, mái tóc đã điểm bạc cùng với giọng nói khoẻ, ấm áp. Tôi và ông đã cùng nhau có 1 cuộc trò chuyện lý thú kể về những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến, về những kỉ niệm của tiểu đội xe không kính huyền thoại năm ấy. Ông bùi ngùi kể: - Vào những năm đó, tuyến đường Trường Sơn là tuyến đường trọng điểm nên thường xuyên bị máy bay Mỹ ném bom, những con đường bị quần nát, cây cối hai bên đường trơ trụi,… chúng quyết tiêu diệt chúng ta cho bằng được. Tuy nhiên, chúng càng ném bom, tinh thần của những người lính càng được nâng cao, ai cũng mang trong mình quyết tâm lớn, hi sinh tất cả vì miền Nam ruột thịt. Bởi vậy, hàng ngày, hàng đêm các đoàn xe vẫn anh dũng tiến về phía trước, mặc mưa bom, bão đạn để tiếp tế cho miền Nam. - Có lẽ cháu không thể tưởng tượng hết những khó khăn, gian khó mà thế hệ ông đã phải trải qua. Đó là những năm tháng tuy nguy hiểm, khốc liệt mà anh dũng hào hùng. Cũng bởi những chiếc xe phải đi trong những cơn mưa bom bão đạn như vậy nên hầu hết các xe vận tải không còn xe nào có kính, những chiếc xe bị biến dạng nghiêm trọng, mui xe xước chằng chịt vì va quệt, những chiếc xe không có đèn mà vẫn băng băng trong đêm tối, đường rừng Trường Sơn với biết bao nguy hiểm. - Đường tối, lại không có đèn xe, vậy ông làm thế nào để có thể đi được ạ? - Cháu có câu hỏi thật hay. Cháu biết không, ông đi bằng trái tim, bằng ý chí quyết tâm. Lúc ấy trái tim nhiệt huyết sẽ soi sáng con đường ông đi, chính vì vậy dù đêm tối cũng không thể ngăn cản những nhịp bánh xe lăn. Không chỉ vậy, đi trên những chiếc xe không kính cũng là một trải nghiệm vô cùng thú vị. Những đêm trên đường vận chuyển lương thực, vũ khí với tốc độ di chuyển nhanh gió và sao như ùa cả vào buồng lái. Gió mạnh táp thẳng vào mặt khiến ai nấy đều đỏ ửng cả mặt mũi. Nhưng không chỉ có vậy, những hôm quang trời, đường khô, bụi cuốn tung lên, phả vào trong xe khiến khuôn mặt ai cũng được tráng một lớp phấn trắng xóa, tóc bạc chẳng khác người già. Các chú nhìn nhau, thích thú cười ha ha. Những ngày mưa ngồi trong cabin mà chẳng khác ngồi ngoài trời, mưa xối thẳng vào buồng lái. Nhưng các ông khi ấy không ai chịu dừng bước, vẫn tiến lên phía trước, gió lùa chẳng mấy chốc mà quần áo sẽ khô thôi. Tôi liền cất tiếng hỏi: - Thưa ông, vậy những năm tháng oanh liệt, hào hùng ấy điều gì làm ông ấn tượng mãi? - Trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh có lẽ tình cảm đồng chí, đồng đội là điều khiến ông không thể nào quên. Nó là nguồn sức mạnh tinh thần và nguồn động viên to lớn khiến các ông có thể luôn vững vàng tay lái, tiến lên phía trước. Những đoàn xe ngược xuôi nối đuôi nhau ra chiến trường, tình cờ gặp gỡ các chú sẽ bắt tay nhau qua những ô cửa kính vỡ. Cái bắt tay vội vã mà ấm áp, đã truyền lửa, truyền thêm sức mạnh cho các chú. Trong những giờ phút nghỉ ngơi hiếm hoi, các chú quần tụ lại với nhau ở bếp Hoàng Cầm, nấu một bữa cơm giữa rừng, chỉ có cơm trắng, rau rừng đạm bạc nhưng thật ngon biết bao, bởi nó ấm áp tình người, tình đồng chí, đồng đội. Ôi, những ngày ấy, giờ phút giải lao luôn là những giờ phút hiếm hoi nhất. Võng mắc chông cha chông chênh trên những chặng đường rừng, chỉ để tranh thủ chợp mắt một chút. Sau những bữa cơm, những giờ nghỉ vội vã, mọi người lại nhanh chóng lên đường cho kịp thời gian. Những năm tháng đó tuy gian khổ, luôn phải đối mặt với nguy hiểm và cái chết sẵn sàng ập xuống bất cứ lúc nào nhưng đó cũng là những năm tháng đẹp đẽ nhất trong cuộc đời. Ông được sống trong tình đồng đội, luôn được quan tâm sẻ chia, hơn hết được phấn đấu vì mục đích, lí tưởng cao đẹp vì miền Nam độc lập, thống nhất đất nước. - Chiến tranh qua lâu thế rồi mà ông vẫn không quên ạ? – Quên làm sao được hở cháu? – Ông cười, nụ cười hiền hậu trìu mến. Ngày ấy lính lái xe cứ có khẩu hiệu với nhau “Yêu xe như con, quý xăng như máu”. Qủa thực ông đã coi chiếc xe của mình như máu mủ, làm sao mà quên dễ thế được… Đúng lúc đó xe đã dừng tôi và gia đình cùng chia tay tạm biệt ông . Tôi ngước lên nhìn ông, bỗng thấy ông thật vĩ đại, to lớn. Trong lòng tôi bỗng trào dâng thứ cảm giác kì lạ. Câu chuyện ông kể đã kết thúc nhưng còn mãi trong tôi cái dư vị ngọt ngào ấy. Chiến tranh đi qua, hoà bình được lập lại nhưng tôi tin lòng yêu nước sẽ sống mãi. Và thế hệ trẻ như tôi, thế hệ được sinh ra và lớn lên trong thời bình sẽ mãi nhớ ơn những chiến công hào hùng của một thế hệ “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” năm xưa. Cảm ơn ông, cảm ơn câu chuyện ông kể, đã giúp tôi trưởng thành hơn và nhận ra nhiều điều. Tôi thấy biết ơn ông, và cả những người lính Trường Sơn năm ấy. Tôi tự nhủ với lòng mình, sẽ trân trọng cuộc sống hoà bình, cố gắng trau dồi, góp phần xây dựng nước nhà trong thời đại mới.