Bài 2. Trong hướng dẫn pha chế một loại cà phê hòa tan có ghi:
Uống nóng: Cho một gói cà phê vào tách, rót 75ml nước sôi vào và khuấy đều rồi thưởng thức
Uống đá: Cho hai gói cà phê vào cốc, rót 75ml nước sôi vào và khuấy đều rồi cho thêm đá và thưởng thức
Để cà phê đá được ngon thì sau khi pha được cốc cà phê đá ở 00C thì cà phê không được nhạt hơn cà phê uống nóng. Hỏi phải cho bao nhiêu gam nước đá lấy từ tủ lạnh có nhiệt độ -180C vào cốc? Biết rằng cốc để uống cà phê đá và tách uống cà phê nóng cùng làm bằng một loại thủy tinh và khối lượng cốc gấp 2 lần khối lượng tách. Sau khi pha cà phê để uống nóng, nhiệt độ của tách cà phê là 700C. Bỏ qua nhiệt dung của thìa khuấy, của bột cà phê và nhiệt lượng mất mát ra bên ngoài. Nhiệt độ phòng khi pha cà phê là 300C. Cốc và tách không được tráng nước nóng trước khi pha. Nhiệt dung riêng của nước và nước đá lần lượt là 4200J/kg.K và 2100J/kg.K và nhiệt nóng chảy của nước đá là λ=3,4.105 J/kg
Một thấu kính hội tụ mỏng đặt cố định. Người ta đặt một vật sáng AB phẳng và mỏng sao cho AB vuông góc với trục chính tại A. Ảnh của AB là ảnh thật A1B1. Sau đó di chuyển AB ra xa thấu kính thêm một đoạn 10 cm, sao cho A vẫn ở trên trục chính và AB vuông góc với trục chính thì thấy ảnh của AB di chuyển một đoạn 5 cm, và ảnh trước có chiều cao gấp 2 lần ảnh sau. Tìm khoảng cách từ quang tâm đến tiêu điểm chính của thấu kính. Giải bài toán bằng phương pháp hình học và bằng phương pháp sử dụng công thức thấu kính
Bài 9: Một nguồn sáng điểm S đặt tại tiêu điểm của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 10 cm. Trên một màn đặt sau thấu kính một khoảng l = 20 cm, người ta thu được một vòng tròn sáng bán kính 3r. Hỏi phải dịch chuyển nguồn sáng S bao nhiêu và theo chiều nào để vòng tròn sáng trên màn có bán kính r ? (Cho phép sử dụng trực tiếp công thức thấu kính, nhưng phải chứng minh).