Chủ đề:
Ôn thi vào 10Câu hỏi:
Giải phương trình:
\(x^2+\left(14-x^2\right)=100\)
Bài 2.
Trong bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt đã viết:
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”.
Câu 1: Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ.
Câu 2: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Xét theo từ loại, nhan đề bài thơ thuộc loại từ gì?
Câu 3: Từ “nhóm” trong đoạn thơ vừa chép có ý nghĩa như thế nào? Biện pháp tu từ sử dụng?
Câu 4: Bài thơ đã gợi nhắc rất nhiều kỉ niệm tuổi thơ, đó là những kỉ niệm nào?
Câu 5: Trong dòng kỉ niệm của tuổi thơ, người cháu rất nhớ câu nói của bà: “Bố ở chiến khu bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kề này, kể nọ Cứ bảo ở nhà vẫn được bình yên!...” Câu nói đó của bà đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao? Câu nói đó giúp em hiểu thêm nét đẹp nào của người bà?
Câu 6: Mở đầu đoạn văn phân tích 8 câu thơ trên, một học sinh đã viết: “Từ những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà, người cháu đã bộc lộ những suy ngẫm về bà và bếp lửa”. Lấy câu văn trên làm câu mở đoạn, hãy hoàn thành một đoạn văn theo kiểu tổng - phân - hợp khoảng 12 câu. Trong đoạn văn có sử dụng một lời dẫn trực tiếp, một câu cảm thán và một phép thế (gạch chân và ghi rõ chú thích)
*Bài 2. Trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận có câu thơ sau:
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng”
Câu 1: Chép chính xác ba câu thơ tiếp theo? Dựa vào trình tự ra khơi của đoàn thuyền thì đoạn trích em vừa chép mang nội dung gì? (Diễn đạt ngắn gọn bằng một câu văn).
Câu 2: Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong câu thơ “Thuyền ta lái gió với buồm trăng”? Các biện pháp nghệ thuật đó đã góp phần khắc họa vẻ đẹp nào của những người ngư dân?
Câu 3: Phân tích nét đặc sắc của hình ảnh “buồm trăng”. Em hiểu cách nói “thuyền ta” nghĩa là gì? Theo em, có thể thay thế “thuyền ta” bằng “đoàn thuyền” được không? Vì sao?
Câu 4: Câu thơ “Lướt giữa mây cao với biển bằng", tác giả đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Điều đó có phải chủ ý của nhà văn không, vì sao?
Câu 5: Trong chương trình Ngữ văn THCS, em cũng đã học một bài thơ rất hay có hình ảnh con thuyền, cánh buồm. Đó là bài thơ nào? Của ai?
Câu 6: Bằng sự hiểu biết của bản thân, em hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo kiểu lập luận diễn dịch, trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của người dân chài khi đánh cá trên biển đêm, trong đoạn có sử dụng một câu phủ định và một phép lặp để liên kết (chỉ rõ).
*Bài 1.
Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
Câu 1: Khổ thơ được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? Giới thiệu đôi nét về tác giả. Nội dung của khổ thơ trên là gì?
Câu 2: Xác định các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ. Các biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng như thế nào?
Câu 3: Bài thơ chứa khổ thơ trên được cho là “một khúc ca’’ . Em hiểu nội dung khúc ca ấy như thế nào?
Câu 4: Từ “lại” ở câu thơ “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi” diễn tả điều gì?