Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 5
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

I. Thế nào là câu đặc biệt?

Cho ba câu sau:

Ôi, em Thủy! - Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp.”

(Khánh Hoài)

Câu được in đậm có cấu tạo như thế nào? Hãy thảo luận với các bạn và lựa chọn một câu trả lời đúng:

A. Đó là một câu bình thường, có đủ chủ ngữ và vị ngữ.

B. Đó là một câu rút gọn, lược bỏ cả chủ ngữ lẫn vị ngữ.

C. Đó là một câu không thể có chủ ngữ và vị ngữ.

Gợi ý:

C. Đó là một câu không thể có chủ ngữ và vị ngữ.

Tổng kết: Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.

II. Tác dụng của câu đặc biệt

Đoạn 1: Xác định thời gian nơi chốn.

Đoạn 2: Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

Đoạn 3: Bộc lộ cảm xúc.

Đoạn 4: Gọi đáp.

Tổng kết: Câu đặc biệt thường được dùng để:

- Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn.

- Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

- Bộc lộ cảm xúc

- Gọi đáp

 III. Luyện tập

Câu 1.

a.

- Không có câu đặc biệt.

- Các câu rút gọn:

Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.Nghĩa là phải ra sức trưng bày… kháng chiến.

b.

- Không có câu rút gọn

- Câu đặc biệt: “Ba giây… Bốn giây… Năm giây… Lâu quá!”

c.

- Không có câu rút gọn.

- Câu đặc biệt: “Một hồi còi.”

d.

- Câu rút gọn:

Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

Câu đặc biệt: “Lá ơi!”

Câu 2.

a. Câu rút gọn: Làm cho lời văn ngắn gọn, tránh lặp thừa.

b. Câu đặc biệt:

“Ba giây… Bốn giây… Năm giây…”: Xác định, gợi tả thời gian.“Lâu quá!”: Bộc lộ trạng thái cảm xúc.

c. Câu đặc biệt: Thông báo về sự có mặt của sự vật, hiện tượng.

d.

Câu đặc biệt: Gọi đápCâu rút gọn: Làm cho lời văn ngắn gọn, tránh lặp thừa.

Câu 3. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 câu) tả cảnh quê hương, trong đó có một vài câu đặc biệt.

Gợi ý:

Em sinh ra và lớn lên ở vùng đồng bằng Bắc Bộ - một trong những vựa lúa lớn trên dải đất hình chữ S thân yêu. Từ khi còn rất nhỏ, hình ảnh cánh đồng lúa đã vô cùng thân thuộc với em. Cánh đồng lúa quê hương em đẹp như một tấm thảm khổng lồ. Mỗi vụ mùa đi qua, tấm thảm ấy lại thay màu mới. Sáng sớm tinh mơ, tiếng gà trống vang vọng khắp cả miền quê, đánh thức vạn vật bừng tỉnh giấc. Làn khói bếp màu lam bay lên, quyện vào nhau trên không trung. Cánh đồng cũng tỉnh dậy sau một giấc ngủ dài. Ánh mặt trời chan hòa khắp muôn nơi. Những giọt sương long lanh còn đọng lại trên lá lúa, long lanh như những viên pha lê trong suốt. Quê hương. Hai tiếng gọi thân thương. Em yêu biết bao quê hương yêu dấu của mình.