Chắc hẳn ai đã từng đi qua tuổi học trò đều thấy nhớ, thấy thương một thời áo trắng mộng mơ, ngây thơ mà trong sáng. Tuổi học trò gắn liền với biết bao nhiêu kỉ niệm, nhưng có lẽ kỉ niệm bên những gốc phượng có thể sẽ không bao giờ quên. Mỗi khi tiếng ve râm ran trong các vòm lá, khi ánh nắng như rót vàng rót mật xuống trần gian thì cũng là lúc hè về, phượng nở. Phượng nở mang theo hoài niệm, nỗi nhớ thương vơi đầy, là người bạn đồng hành trong suốt quãng đời học sinh. Có lẽ vì thế mà người ta gọi phượng với một cái tên âu yếm “cây học trò”Phượng là loài cây thân gỗ. Rễ phượng thuộc loại rễ cọc, cắm sâu xuống lòng đất để hút chất dinh dưỡng, một vài rễ to trồi cả lên mặt đất, trông như những con rắn bò ngoằn ngoèo. Thân phượng rất cao, từ 6 – 12 mét. Cây bé thì chiều ngang bằng một vòng tay người lớn, còn cây to thì hai người ôm mới xuể. Thân cây màu nâu sẫm đầy những vết sần, cục u nhuốm màu thời gian. Từ thân mọc ra nhiều cành to và nhỏ như những cánh tay vươn ra tứ phía để đón ánh nắng mặt trời. Lá cây là loại lá kép, màu xanh cốm, mỏng và nhỏ như lá me, mọc đối xứng nhau. Tán cây cao và rộng, trông ra như những chiếc ô khổng lồ. Vì thế phượng được trồng nhiều ở trên đường, trong công viên sân trường vừa để làm đẹp, vừa cho bóng mát. Hoa phượng có năm cánh to, mỏng, mịn như nhung, màu đỏ thắm hoặc đỏ cam. Cánh hoa thứ năm mọc thẳng, cánh hoa này lớn hơn một chút so với bốn cánh kia và lốm đốm màu trắng/vàng hoặc cam/vàng (cũng có khi trắng/đỏ). Phượng nở rực rỡ nhất vào tháng Sáu. Hoa phượng mọc thành từng chùm to, mỗi cành lại có nhiều chùm như thế, trông xa như những đốm lửa khổng lồ. Ở giữa hoa là nhụy hoa có hình bầu dục, dài và cong. Tụi học trò thường lấy nhụy hoa để chơi chọi gà vào những giờ ra chơi. Những cô bạn gái dịu dàng còn lấy cánh hoa phượng ép trong cuốn nhật ký để lưu giữ những kỷ niệm, hoặc là:
“Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng
Em chở mùa hè của tôi đi đâu”
(Phượng hồng) Hết mùa phượng nở, quả phượng bắt đầu phát triển. Quả là loại quả đậu có màu nâu sẫm khi chín, dài tới 60 cm và rộng khoảng 5cm. Bên trong là hạt phượng có thể rang lên để ăn hoặc làm củi đốt.
Ở Việt Nam, phượng được trồng ở những thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn, Đà Nẵng. Ở Hà Nội, ven Hồ Tây có “con đường hoa phượng” vì có mấy trăm cây phượng được trồng hai bên đường, đem đến vẻ đẹp rực rỡ cho thủ đô mỗi khi hè về. Còn Hải Phòng được mệnh danh là “thành phố hoa phượng đỏ”.
Cây phượng từ xưa đến nay đã trở thành nguồn cảm hứng cho biết bao nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ sáng tác:
“Cánh phượng hồng.. còn ép hoài trang vở
Mỗi hè về.. nỗi nhớ lại miên man
Tuổi thanh xuân.. lời thương ấy nồng nàn
Những kỉ niệm.. vẫn ngập tràn rung động”
(Phượng hồng – Quốc Phương)
Hay
“Xin em giữ mãi khung trời hạ
Để phượng đừng phai nhạt sắc hồng
Mai mốt anh về ươm giọt nắng
Cho cành phượng thắm trổ thêm bông”
(Giữ hạ - Quốc Phương) Nhà thơ Thanh Tùng có bài thơ “Thời hoa đỏ” đã được nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc thành bài hát cùng tên, viết về những kỷ niệm của tuổi trẻ với mùa hoa phượng vĩ, tản văn “Hoa học trò” của Xuân Diệu. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã lấy sắc đỏ của hoa phượng để đặt tên cho tập truyện ngắn “Hạ đỏ” của mình. Không phải nghiễm nhiên mà hoa phượng được mệnh danh là “hoa học trò”. Không phải là sắc tím biếc thủy chung và nhanh tàn như hoa bằng lăng, hoa phượng rực rỡ suốt mùa hè, suốt một mùa thi, chở cả bao hoài niệm, ước mơ của tuổi học trò. Mỗi khi nhìn thấy hoa phượng đơm bông, học trò cuối cấp lại rưng rưng nỗi nhớ, trào dâng nỗi xúc động xốn xang:Mùa chia ly đỏ chói giấc mơ đầu” Ngày tổng kết, ai cũng đội trên đầu mình được vòng được kết từ hoa phượng nhưng ý nghĩa vô cùng. Cây phượng đứng ở giữa sân trường như bác bảo vệ già ngày ngày che mát cho sân trường, cho lũ học trò vui đùa thỏa thích
“Hoa học trò” cứ thế khẳng định vị trí của mình trong đời sống học trò nói riêng và con người nói chung. Sắc đỏ rực rỡ đã làm say đắm bao tâm hồn nhiều thế hệ. Nếu ai đã từng đi qua quãng đời học trò chắc hẳn đều ghi nhớ những kỉ niệm gắn với cây phượng thân yêu.
--học tốt--