NGÀY ĐẸP TRỜI
Một ngày mùa hè đẹp trời. Trời nắng và ấm áp. Đối với chúng ta, mỗi ngày đều phải là một ngày tươi đẹp. Thực tế cần phải như vậy. Nhưng chúng ta làm thế nào để ngày của chúng ta là một ngày tươi đẹp? Đó là một câu hỏi thú vụ và cũng có câu trả lời hay cho câu hỏi đó. Nếu chúng ta có thái độ tích cực khi chúng ta bắt đầu một ngày thì này đó sẽ là ngày tươi đẹp đối với chúng ta. Tôi sẽ lấy một ví dụ và câu chuyện hôm nay là “Hôm này là một ngày tươi đẹp”.
Có một người đàn ông mù ngồi bên bậu cửa của một tòa nhà với một chiếc mũ đặt bên cạnh. Ông ta để một tấm biển trên đó viết:”Tôi là một người mù, xin hãy giúp đỡ tôi!” . Tuy nhiên, chỉ có vài đồng xu trên chiếc mũ của ông ta. Một người đàn ông đi qua, ông lấy từ trong túi của mình ra mấy đồng xu và bỏ vào chiếc mũ. Rồi ông bảo người mù thay đổi biển đó đi. Người mù rất ngạc nhiên và hỏi: “Thưa ngài, vậy ngày có thể cho tôi biết ngài muốn viết gì lên tấm biển này không?”. Người đàn ông trả lời: “Hôm nay là một ngày đẹp trời nhưng thật tiếc tôi không nhìn thấy điều đó!” Và ông ấy nói thêm: “Tôi cũng chỉ nói sự thật thôi. Tôi nói điều ông đã nói nhưng bằng cách khác”. Người mù đồng ý. Người đàn ông xóa dòng chữ và viết lại vào tấm biển. Sau khi viết xong, ông đặt tấm biển xuống để ai đi qua cũng có thể nhìn thấy.
Chỉ một lát sau, chiếc mũ của ông ta đã đầy tiền. Rất nhiều người đã dừng lại cho người mù tiền. Buổi chiều, người đàn ông đã đề nghị thay đổi biển quay trở lại xem mọi việc thế nào. Người mù nhận ra tiếng bước chân của ông ta và nói lời cám ơn rất chân thành: “Tôi vô cùng cảm ơn ông vì ông đã làm cho ngày hôm nay của tôi trở thành một ngày tươi đẹp”.
1. Đầu tiên, người đàn ông mù viết gì trên tấm biển?
a. Tôi gặp khó khăn, hãy giúp đỡ tôi!
b. Hãy cho tôi ít đồng tiền lẻ.
c. Tôi là một người mù, xin hãy giúp đỡ tôi.
2. Người đàn ông đề nghị viét lại trên tấm biển như thế nào?
a. Hôm nay là một ngày đẹp trời nhưng thật tiếc tôi không nhìn thấy điều đó!
b. Hôm nay là một ngày đẹp trời, các bạn thật là may mắn!
c. Hãy giúp tôi để ngày hôm nay của các bạn trở nên đẹp hơn!
3. Kết quả của việc viết lại trên tấm biển ra sao?
a. Mũ của người đàn ông mù chr có rất ít tiền.
b. Người đàn ông mù chỉ nhận được rất ít tiền nhưng cảm thấy vui vì có người quan tâm.
c. Mũ của người đàn ông mù đầy tiền và ông ta cảm thấy ngày hôm ấy thật là tươi đẹp.
4. Theo em, ý nghĩa câu chuyện là gì?
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
5. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống. (trẻ con, trẻ em, trẻ măng, trẻ trung)
a. Chăm sóc bà mẹ và ............................... là nhiệm vụ của toàn xã hội.
b. Toàn là một kĩ sư ................................... vừa mới ra trường.
c. Tính tình nó còn ....................................quá.
d. Bác ấy đã năm mươi tuổi rồi, chứ còn ............................... gì nữa mà kén chọn
6. Mỗi từ ngữ in đậm dưới đây thay thế cho từ ngữ nào? Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để có câu trả lời.
Cả nhà em ai cũng yêu thích hoa hồng. Mỗi khi hoa nở, mọi người thấy vui hơn. Thật sung sướng khi ngắm sự rụt rè, e lệ rất đáng yêu của nó. Ban đầu, hoa chỉ hơi he hé để mọi người cúi xuống ngắm nhìn rồi sau đó, từng cánh từng cánh bung nở. Thế là thể nào cũng có một vài chú ong sà ngay xuống. Chúng lượn qua lượn lại, bay vè ve trên nụ hoa vừa nở rồi bất thần đậu luôn vào trong đó. Cả lũ thi nhau thưởng thức phấn hóa và không quên dính đầy chân đem về tổ. Ngắn hoa nở, ngắm ong bay, ai cũng thấy lòng bình yên lạ lùng.
a. Các từ ............................,............................,......................... thay thế cho từ ........................
b. Các từ ..........................,................................................ thay thế cho từ ................................
7. Điền dấu gạch ngang vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau:
a. Sài Gòn hòn ngọc của Viễn Đông vẫn đang hàng ngày thay da đổi thịt.
b. Bé Na cô con gái út của chú tôi có đôi má giống như hai quả cà chua.
c. “Đừng la cà con nhé, nhớ về đúng hẹn” bố dặn với theo tôi khi tôi ra khỏi nhà.
d. Bé hỏi:
Chích bông ơi, chích bông làm gì thế?
Chim trả lời:
Chúng em đi bắt sâu.
8. Tìm đại từ xưng hô trong đoạn thơ sau:
Chiều biên giới em ơi
Có nơi nào cao hơn
Như đầu sông đầu suối
Như quê ta- ngọn núi
Như đất trời biên cương.
9. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi vế câu ghép sau:
Bấy giờ, sen trên hồ đã gần tàn nhưng vẫn lơ thơ mấy đóa hoa nở muộn
10. Tìm từ trái nghĩa thích hợp điền vào chỗ trống:
a) Chân cứng đá ....... b) Bước thấp bước .......
c) Gần nhà ...... ngõ. d) Mắt nhắm mắt .......
11. Xác định từ loại của các từ được gạch chân dưới đây:
a. Con chim sơn ca cất tiếng hát tự do, tha thiết đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mà mình có một đôi cánh.
b. Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.
12. Xác định chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ của câu sau:
a. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm.
b. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì chất quý trong sạch của trời.
c. Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.
d. Nắng trời vừa bắt đầu gay gắt thì sắc hoa như muốn giảm đi độ chói chang của mình
Trái tim mang nhiều thương tích
Một buổi chiều trong công viên, có một chàng trai đang chăm chú vẽ một trái tim. Trên khung giấy trắng dần dần hiện ra một trái tim thật hoàn hảo khiến mọi người đứng xem đều trầm trồ khen ngợi.
Bỗng một ông lão đi đến. Ông trầm tư ngắm nghía bức tranh của chàng trai một hồi lâu, rồi lặng lẽ mượn bút vẽ một hình thoạt nhìn rất lạ, nhìn thật kĩ thì đó là một trái tim.
Chàng trai ngạc nhiên nhìn trái tim ông lão vừa vẽ và thắc mắc bởi nó bị chắp vá chằng chịt, nhưng rõ ràng vẫn là một trái tim. Trên trái tim ấy, có chỗ như bị khuyết lõm, có chỗ như bị cắt đi và được ghép nối bởi những mảnh khác nhau.
Ông cụ mỉm cười rồi nói:
- Đúng! Trái tim của tôi có thể không hoàn hảo bởi đó là trái tim đã có thời gian sống và trải nghiệm nhiều hơn trái tim của cậu. Cậu biết không, khi tôi trao một mảnh tim của tôi cho một người thân, cha mẹ, anh chị, bạn bè và cả những người tình cờ mà tôi gặp được thì họ cũng trao cho tôi một mảnh tim của họ để đắp vào chỗ trống ấy.
Ông lão nói tiếp:
- Còn những vết lõm này là phần trái tim tôi trao đi mà chưa được nhận lại. Cậu biết đấy, tình yêu trao đi mà chẳng cần đến sự đền đáp. Dù những khoảng trống này nhiều lúc làm tôi đau đớn, những cũng chính nhờ chúng mà tôi có động lực để khát khao được sống và có nhiềm tin vào một ngày mai tốt đẹp hơn.
Đám đông im lặng, còn chàng trai không giấu được nỗi xúc động của mình.
1. Vì sao chàng trai ngạc nhiên trước trái tim ông lão vẽ?
a. Vì trái tim ông lão vẽ rất đẹp.
b. Vì trái tim ông lão vẽ có nhiều vét vá chằng chịt và những vết lõm.
c. Vì trái tim ông lão vẽ khiến nhiều người xúc động.
2. Những mảnh chắp vá trên trái tim ông lão vẽ có ý nghĩa gì?
a. Đó là tình yêu thương của ông lão trao cho và nhận được từ mọi người.
b. Đó là những nỗi đau mà ông lão đã trải qua trong cuộc sống.
c. Đó là những đường nét sáng tạo của ông lão trên bức tranh.
3. Những vết lõm trên trái tim ông lão vẽ có ý nghĩa gì?
a. Đó là những tổn thương mà ông lão đã chịu đựng trong cuộc sống.
b. Đó là những khó khăn, chông gai mà ông lão đã phải trả qua.
c. Đó là một phần trái tim của ông lão trao đi mà chưa được nhận lại.
4. Đặt mình vào vai chàng trai, sau khi nghe ông lão giải thích về trái tim mình vẽ, em cảm thấy như thế nào và sẽ làm gì?
..................................................................................................................
5. Gạch dưới từ không cùng loại trong mỗi nhóm từ sau:
a. Nhóm từ có tiếng công có nghĩa là “thuộc về nhà nước, chung cho mọi người”: công dân, công cộng, công chúng, công viên, tiến công, công sở.
b. Nhóm từ có tiếng công có nghĩa là “không thiên vị”: công bằng, công tâm, công lí, công minh, công an.
c. Nhóm từ có tiếng công có nghĩa là “đánh”: công đồn, công đức, công phá, công phạt, tiến công.
6. Nối từng vế câu ở cột A với vế câu thích hợp ở cột B để tạo thành câu ghép:
A | B |
1. Mặt trời chiếu những tia nắng rực rỡ | a. lông mượt, màu vàng nghệ. |
2. Hồ Đà lạt như một tấm gương phẳng lặng | b. cả cánh đồng lúa vàng càng rực lên. |
3. Tôi đang mơ màng tưởng tượng | c. thì tiếng chim hoàng anh chợt vang lên |
4. Mình hoàng anh thon thon | d. mặt nước trong phản chiếu đồi núi và rừng thông xanh. |
7. Chuyển các câu có từ ngữ bị lặp sau đây thành các câu liên kết với nhau bằng cách thay thế từ ngữ:
a. Bác Vinh, bác Bình, bác Chính đều là những người họ hàng của Bắc. Bác Vinh, bác Bình, bác Chính đều rất yêu quý Bắc. Bắc thường sang nhà bác Vinh, bác Bình, bác Chính chơi.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
c. Bác Hồ là vị lãnh tụ vô cùng kính yêu của dân tộc. Từ em nhỏ đến cụ già đều coi Bác Hồ là người Bác, người Cha của mình. Tuy Bác Hồ đã đi xa nhưng nhân dân luôn nhớ về Bác Hồ với những tình cảm không bao giờ phai mờ.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
8. Dấu phẩy trong câu: “Cây cối trơ trụi, rụng lá” có tác dụng gì?
a. Ngăn cách các bộ phận cùng làm chủ ngữ trong câu
b. Ngăn cách các bộ phận cùng làm vị ngữ trong câu
c. Ngăn cách chủ ngữ và vị ngữ
d. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép
9. Các câu văn sau đều dùng sai dấu câu, em hãy chữa lại cho đúng:
a.Cảnh vật hai bên đường đẹp quá.(1) …………………………………………………………..
b.“Trời ơi, em làm rơi nhiều quá?” (2) – Chị tôi vừa nhặt những mẩu thức ăn rơi ra vừa cằn nhằn! (3)
.........................................................................................................
c. Tôi băn khoăn không biết câu đã được nhuộm lá từ bao giờ mà lá đã chuyển hết sang màu đỏ?(4) Không phải đâu, tất cả là do nàng tiên mùa thu mang đến đó? (5)
……………………………………………………………………………….
Câu 4: Tìm từ thay thế,từ nối, từ lặp lại có tác dụng liên kết câu sau:
Đi dưới rặng sấu, ta sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngợm. Nó quay tròn trước mặt, đậu lên đầu, lên vai ta rồi mới bay đi. Nhưng ít ai nắm được chiếc lá đang rơi.
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Câu 5: Tìm từ láy: Thân nó xù xì, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mơn mởn, non tươi, dập dờn đùa với gió.
Câu 6:Trong câu thơ sau, tác giả đã sử dụng phép tư từ nào? Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Hai biển hồ
Ở bên Pa-lét-xtin có hai biển hồ.
Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị bệnh. Ai ai cũng đều không muốn sống gần dó.
Biển hồ thứ hai là Ga – li –lê. Biển hồ này thu hút rất nhiều khách du lịch. Nước ở hồ luôn trong xanh, mát dịu. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở đây. Xung quanh, vườn cây tốt tươi nhờ nguồn nước này. Nhưng điều kì lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Gioóc – đan. Nước sông Gioóc – đan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Ga- li – lê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Gioóc – đan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người.
Một định lí trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: Một ánh lửa chia sẻ là một ánh lửa lan tỏa. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng. Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ riêng cho mình. “Sự sống” trong họ rồi cũng sẽ chất dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết.
1. Tại sao biển hồ thứ nhất được gọi là biển Chết?
a. Vì không có sự sống bên trong và xung quanh nó.
b. Vì không ai muốn sống gần biển hồ đó.
C. Vì nước ở biển hồ đó rất bẩn, không tắm được.
1. Hai dòng nào sau đây nêu đúng đặc điểm của biển hồ Ga- li- lê?
a. Nước ở hồ luôn trong xanh, mát dịu, vườn tược quanh hồ tươi tốt.
b. Mặt hồ luôn lặng sóng, thuyền bè đi lại tấp nập.
c. Thu hút nhiều khách du lịch, quanh hồ có nhiều nhà cửa.
2. Vì sao biển Chết và biển hồ Ga – li – lê lại khác nhau?
a. Vì chúng nhận nguồn nước từ những dòng sông khác nhau.
b. Vì chúng nằm ở những vị trí khác nhau.
c. Vì biển Chết giữ lại nước cho riêng mình, còn biển hồ Ga – li – lê đưa nước qua các sông hồ khác.
3. Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên?
4. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp:
a. Chúng ta cần tạo điều kiện để phát triển …………(tài năng, tài hoa).
b. Anh ấy vừa giỏi lại vừa hiền lành, đức độ, đúng là người ………….. (tài nghệ, tài đức) vẹn toàn.
c. Nhóm xiếc đã thể hiện ………….. (tài tử, tài nghệ) của mình qua những màn nhào lộn ngoạn mục.
d. Những người nghệ sĩ ấy đang dùng bàn tay ……………………. (tài hoa, tài trí) của mình để tạo hình cho các tác phẩm.
5. Dòng nào nêu đúng bộ phận chủ ngữ của câu “Những chú voi về đích trước tiên đều ghìm đà, huơ vòi vẫy chào các khán giả đang nhiệt liệt cổ cũ chúng”?
a. Những chú voi
b.Những chú voi về đích
c.Những chú voi về đích trước tiên
em cảm ơn ạ
HÃY THA LỖI CHO EM
Giờ giảng văn đầu tiên. Nhìn cô giáo Vân viết trên bảng, nét chữ run run, không thẳng hàng, mấy bạn lớp tôi xì xào, đưa mắt nhìn nhau.
Bỗng dưng, Khôi đứng dậy nói to:
- Thưa cô, chữ cô viết khó đọc quá!
Cô Vân đứng lặng người. Đôi mắt cô chớp chớp, mặt cô đỏ lên rồi tái dần. Viên phấn trên tay cô rơi xuống. Phải mất vài phút, cô mới giảng tiếp được. Giờ học hôm đó kết thúc muộn.
Trước khi cho lớp nghỉ, cô Vân nói nhỏ nhẹ:
- Trước hết, cô xin lỗi các em vì giảng quá giờ. Còn chữ viết…(Giọng cô đang ngập ngừng bỗng rành rọt hẳn lên) cô sẽ cố gắng trình bày đẹp hơn để các em dễ đọc.
Hôm đó, đến phiên tôi và Khôi trực nhật, tôi đến lớp sớm hơn ngày thường. Thấy Khôi đang thập thò ngoài cửa lớp, tôi khẽ bước đến bên cậu ấy và nhìn vào. Trời ơi! Cô Vân đang mải mê nắn nót tập viết; thảo nào, những giờ giảng gần đây chữ cô viết khác hẳn ngày đầu.
Đang viết, bỗng nhiên viên phấn trên tay cô rơi xuống, cô ngồi thụp xuống đất, mặt nhăn lại đau đớn. Cô dùng tay trái nắn bóp tay phải khá lâu. Hình như đau quá, cô lấy tay lau nước mắt. Tôi hoảng hốt chạy vào ôm lấy cô, cầm bàn tay cô, tôi hỏi khẽ:
- Cô ơi, cô làm sao thế? Em đi báo với các thầy, cô ở văn phòng nhé?
- Không sao đâu các em ạ, một lát là khỏi thôi. Thỉnh thoảng, cô lại bị như thế. Chả là mảnh đạn còn trong cánh tay cô từ lúc ở chiến trường, gặp khi trở trời là vết thương lại tấy lên đấy thôi.
Tôi quay lại nhìn Khôi. Bỗng nó cúi đầu, rơm rớm nước mắt, giọng nó nghèn nghẹn:
- Cô ơi! Cô tha lỗi cho em, em có lỗi với cô.
Cô Vân từ từ đứng dậy, cô quàng tay lên vai chúng tôi, nhìn chúng tôi trìu mến:
- Không sao, cô không giận các em đâu. Thôi chúng ta cùng chuẩn bị đi, sắp đến giờ học rồi.
Phỏng theo Phan Thị Đoan Trang
(Tạp chí Vì trẻ thơ, số 119, tháng 12-2000)
Gạch chân dưới câu trả lời đúng (câu 1; 2; 7; 8)
gạch chân dưới chữ “Đúng” hoặc “Sai”(câu 4) và hoàn thành các câu (3; 5; 6; 9; 10)
Câu 1 (0,5 điểm): Giờ giảng văn đầu tiên, chữ viết trên bảng của cô Vân thế nào?
A. nét chữ nắn nót rất đẹp.
B. nét chữ run run, không thẳng hàng.
C. nét chữ run run.
D. nét chữ đẹp nhưng không thẳng hàng
Câu 2 (0,5 điểm): Thái độ lúc đầu của Khôi đối với cô giáo như thế nào?
A. Chê bai chữ viết của cô.
B. Xì xầm nói xấu cô.
C. Chăm chú theo dõi cô viết.
D. Không nghe cô giảng bài.
Câu 3 (0,5 điểm): Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng :
Mảnh đạn còn trong ……….cô từ lúc ở chiến trường, gặp khi …………là vết thương lại tấy lên rất đau.
Câu 4 (0,5 điểm): Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ “Đúng” hoặc “Sai”.
Thông tin | Trả lời | |
Cô Vân luôn đến lớp sớm để tranh thủ luyện viết chữ trên bảng. | Đúng | Sai |
Cô Vân bị thương ở tay nên không thể viết bảng được. | Đúng | Sai |
Mỗi khi trở trời là vết thương ở tay cô Vân lại tấy lên rất đau. | Đúng | Sai |
Cô Vân rất vui khi thấy các em biết quan tâm và nhận lỗi với cô. | Đúng | Sai |
Câu 5 (1 điểm): Em có nhận xét gì về việc làm của cô giáo Vân và thái độ đối với Khôi?
Câu 6 (1 điểm): Em rút ra bài học gì qua truyện đọc trên?
Câu 7 (0,5 điểm): Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì?
“Bỗng dưng, Khôi đứng dậy nói to:
- Thưa cô, chữ cô viết khó đọc quá!”
A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
B. Đánh dấu phần chú thích trong câu.
C. Đánh dấu các ý trong đoạn liệt kê.
D. Giải thích cho bộ phận đứng trước.
Câu 8 (0,5 điểm): Từ nào dưới đây có thể thay thế từ giận trong câu: "Cô Vân từ từ đứng dậy, cô quàng tay lên vai chúng tôi, nhìn chúng tôi trìu mến:
- Không sao, cô không giận các em đâu."
A. buồn
B. thương
C. trách
D. ghét
Câu 9 (1 điểm): Tìm 2 từ có thể thay thế từ hoảng hốt trong câu: “Tôi hoảng hốt chạy vào ôm lấy cô, cầm bàn tay cô, tôi hỏi khẽ:”
2 từ có thể thay thế là:
................…………...…………….................................................................................................
Câu 10 (1 điểm): Em hãy viết 1- 2 câu văn nói lên suy nghĩ của em về các anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc.
……………………………………………………………………………………………………………………
HÃY THA LỖI CHO EM
Giờ giảng văn đầu tiên. Nhìn cô giáo Vân viết trên bảng, nét chữ run run, không thẳng hàng, mấy bạn lớp tôi xì xào, đưa mắt nhìn nhau.
Bỗng dưng, Khôi đứng dậy nói to:
- Thưa cô, chữ cô viết khó đọc quá!
Cô Vân đứng lặng người. Đôi mắt cô chớp chớp, mặt cô đỏ lên rồi tái dần. Viên phấn trên tay cô rơi xuống. Phải mất vài phút, cô mới giảng tiếp được. Giờ học hôm đó kết thúc muộn.
Trước khi cho lớp nghỉ, cô Vân nói nhỏ nhẹ:
- Trước hết, cô xin lỗi các em vì giảng quá giờ. Còn chữ viết…(Giọng cô đang ngập ngừng bỗng rành rọt hẳn lên) cô sẽ cố gắng trình bày đẹp hơn để các em dễ đọc.
Hôm đó, đến phiên tôi và Khôi trực nhật, tôi đến lớp sớm hơn ngày thường. Thấy Khôi đang thập thò ngoài cửa lớp, tôi khẽ bước đến bên cậu ấy và nhìn vào. Trời ơi! Cô Vân đang mải mê nắn nót tập viết; thảo nào, những giờ giảng gần đây chữ cô viết khác hẳn ngày đầu.
Đang viết, bỗng nhiên viên phấn trên tay cô rơi xuống, cô ngồi thụp xuống đất, mặt nhăn lại đau đớn. Cô dùng tay trái nắn bóp tay phải khá lâu. Hình như đau quá, cô lấy tay lau nước mắt. Tôi hoảng hốt chạy vào ôm lấy cô, cầm bàn tay cô, tôi hỏi khẽ:
- Cô ơi, cô làm sao thế? Em đi báo với các thầy, cô ở văn phòng nhé?
- Không sao đâu các em ạ, một lát là khỏi thôi. Thỉnh thoảng, cô lại bị như thế. Chả là mảnh đạn còn trong cánh tay cô từ lúc ở chiến trường, gặp khi trở trời là vết thương lại tấy lên đấy thôi.
Tôi quay lại nhìn Khôi. Bỗng nó cúi đầu, rơm rớm nước mắt, giọng nó nghèn nghẹn:
- Cô ơi! Cô tha lỗi cho em, em có lỗi với cô.
Cô Vân từ từ đứng dậy, cô quàng tay lên vai chúng tôi, nhìn chúng tôi trìu mến:
- Không sao, cô không giận các em đâu. Thôi chúng ta cùng chuẩn bị đi, sắp đến giờ học rồi.
Phỏng theo Phan Thị Đoan Trang
(Tạp chí Vì trẻ thơ, số 119, tháng 12-2000)
Gạch chân dưới câu trả lời đúng (câu 1; 2; 7; 8)
gạch chân dưới chữ “Đúng” hoặc “Sai”(câu 4) và hoàn thành các câu (3; 5; 6; 9; 10)
Câu 1 (0,5 điểm): Giờ giảng văn đầu tiên, chữ viết trên bảng của cô Vân thế nào?
A. nét chữ nắn nót rất đẹp.
B. nét chữ run run, không thẳng hàng.
C. nét chữ run run.
D. nét chữ đẹp nhưng không thẳng hàng
Câu 2 (0,5 điểm): Thái độ lúc đầu của Khôi đối với cô giáo như thế nào?
A. Chê bai chữ viết của cô.
B. Xì xầm nói xấu cô.
C. Chăm chú theo dõi cô viết.
D. Không nghe cô giảng bài.
Câu 3 (0,5 điểm): Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng :
Mảnh đạn còn trong ……….cô từ lúc ở chiến trường, gặp khi …………là vết thương lại tấy lên rất đau.
Câu 4 (0,5 điểm): Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ “Đúng” hoặc “Sai”.
Thông tin | Trả lời | |
Cô Vân luôn đến lớp sớm để tranh thủ luyện viết chữ trên bảng. | Đúng | Sai |
Cô Vân bị thương ở tay nên không thể viết bảng được. | Đúng | Sai |
Mỗi khi trở trời là vết thương ở tay cô Vân lại tấy lên rất đau. | Đúng | Sai |
Cô Vân rất vui khi thấy các em biết quan tâm và nhận lỗi với cô. | Đúng | Sai |
Câu 5 (1 điểm): Em có nhận xét gì về việc làm của cô giáo Vân và thái độ đối với Khôi?
Câu 6 (1 điểm): Em rút ra bài học gì qua truyện đọc trên?
Câu 7 (0,5 điểm): Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì?
“Bỗng dưng, Khôi đứng dậy nói to:
- Thưa cô, chữ cô viết khó đọc quá!”
A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
B. Đánh dấu phần chú thích trong câu.
C. Đánh dấu các ý trong đoạn liệt kê.
D. Giải thích cho bộ phận đứng trước.
Câu 8 (0,5 điểm): Từ nào dưới đây có thể thay thế từ giận trong câu: "Cô Vân từ từ đứng dậy, cô quàng tay lên vai chúng tôi, nhìn chúng tôi trìu mến:
- Không sao, cô không giận các em đâu."
A. buồn
B. thương
C. trách
D. ghét
Câu 9 (1 điểm): Tìm 2 từ có thể thay thế từ hoảng hốt trong câu: “Tôi hoảng hốt chạy vào ôm lấy cô, cầm bàn tay cô, tôi hỏi khẽ:”
2 từ có thể thay thế là:
................…………...…………….................................................................................................
Câu 10 (1 điểm): Em hãy viết 1- 2 câu văn nói lên suy nghĩ của em về các anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc.
……………………………………………………………………………………………………………………