Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 10
Số lượng câu trả lời 6
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (1)

bach diep nguyen

Đang theo dõi (2)


1. Đọc-hiểu

a. Trắc nghiệm

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

“Chiều đó, tôi và Phước nấp sẵn trong bụi cây ở ngã tư. Trong khi chờ đợi, tôi dặn nó đủ thứ “kỉ luật chiến trường”, nào phải giương súng… thun ra làm sao, nín thở như thế nào. Phước nghe theo răm rắp. Còn nó thì cứ luôn mồm dặn tôi nhớ xịt vũ khí hóa học ít ít một chút. Nó sợ tôi làm thằng Nghi què chân suốt đời.

Khi thấy bóng thằng Nghi xuất hiện từ xa, tôi bước ra đứng chặn giữa đường.

Thấy tôi, Nghi reo lên:

- Ủa, mày đi đâu đó? Tao đang đi tìm mày nè.

Chết cha! Vậy là nó đã chuẩn bị rồi! Chẳng biết nó đem theo vũ khí gì? Tôi thót bụng, hỏi:

- Mày tìm tao chi vậy?

Nghi thò tay vào túi quần. Thấy vậy, tôi cũng cho tay vào túi quần nắm chặt cái kềm, sẵn sàng đối phó.

Té ra “vũ khí” của Nghi là một cuốn sách nhỏ. Nó đưa sách cho tôi:

- Đây là cuốn luật bóng đá của anh tao. Cho mày mượn đọc để mai mốt đá bóng mình khỏi cãi nhau nữa! Trong đó có ghi rõ luật việt vị đó!

Tôi đang ngơ ngác thì Nghi lấy trong túi áo ra mấy tờ giấy, huơ lên:

- Đi xem phim không?

- Vé xem phim hả?

- Ừ, bạn chị tao cho ba vé, chị tao không đi nên cho tao. Phim “Trộm mắt Phật” hay lắm nghen mày!

- Đưa tao xem nào!”

( Trích “Điều không tính trước”, Nguyễn Nhật Ánh)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoan trích trên là gì?

A. Tự sự B. Biểu cảm

C. Miêu tả D. Nghị luận

Câu 2. Có bao nhiêu động từ trong câu văn sau: “Tôi đang ngơ ngác thì Nghi lấy trong túi áo ra mấy tờ giấy, huơ lên.”?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 3. Trường hợp nào dưới đây là lời của người kể chuyện?

A. Ủa, mày đi đâu đó? B. Nghi thò tay vào túi quần.

C. Đưa tao xem nào! D. Đi xem phim không?

Câu 4. Từ nào dưới đây là tính từ?

A. cuốn sách B. hóa học C. đối phó D. răm rắp

Câu 5. Có mấy nhân vật trong đoạn trích trên?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 6. “Điều không tính trước” trong đoạn trích trên là điều gì?

A. Không xảy ra vụ đánh nhau nảy lửa mà Nghi còn cho nhân vật “tôi” mượn cuốn luật bóng đá và rủ nhân vật “tôi” cùng Phước xem phim.

B. Vụ đánh nhau diễn ra căng thẳng, bất phân thắng bại.

C. Nghi chiến thắng trong trận đánh nhau.

D. Nghi bị què chân trong trận đánh nhau.

Câu 7. Cụm từ nào dưới đây không phải là cụm danh từ?

A. vé xem phim B. đưa sách cho tôi

C. cuốn luật bóng đá D. mấy tờ giấy

Câu 8. Qua hành động đưa cuốn luật bóng đá và vé xem phim cho nhân vật “tôi”, em thấy nhân vật Nghi là người thế nào?

A. Là người dễ xúc động, cáu giận, nông nổi.

B. Là người rất tốt bụng, và suy nghĩ thấu đáo.

C. Là người thông minh nhưng nóng tính, khá hiếu chiến.

D. Là người nóng nảy, thiếu suy nghĩ nhưng tốt bụng.

b. Tự luận

Câu 1: Trong đoạn trích “Điều không tính trước”, nhân vật “tôi” có tâm trạng như thế nào sau khi Nghi đưa cuốn luật bóng đá cho mình? Tại sao nhân vật “tôi” lại có tâm trạng như vậy?

Câu 2: Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 câu) nêu suy nghĩ của em về cách ứng xử với bạn bè khi xảy ra mâu thuẫn, trong đó có sử dụng 1 cụm động từ (gạch chân cụm động từ).

2. Phần viết

Hãy viết bài văn (khoảng 1 trang giấy) kể lại một kỉ niệm đáng nhớ với người bạn thân của em.

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

 

Cánh cò cõng nắng qua sông Chở luôn nước mắt cay nồng của cha

Cha là một dải ngân hà Con là giọt nước sinh ra từ nguồn Quê nghèo mưa nắng trào tuôn Câu thơ cha dệt từ muôn thăng trầm Thương con cha ráng sức ngâm Khổ đau, hạnh phúc nảy mầm từ hoa Lúa xanh, xanh mướt đồng xa Dáng quê hòa với dáng cha hao gầy Cánh diều con lướt trời mây Chở câu lục bát hao gầy tình cha. (Lục bát về cha, Thích Nhuận Hạnh)

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ bốn chữ B. Thơ lục bát

C. Thơ năm chữ D. Thơ tự do

Câu 2. Từ nào dưới đây không phải là danh từ ?

A. Cánh diều B. Trào tuôn

C. Giọt nước D. Nước mắt

Câu 3. Trong các dòng thơ từ 1 đến 4, những tiếng nào được gieo vần với nhau?

A. sông - nồng, cha - hà - ra B. tuôn - muôn, trầm – ngâm - mầm

C. sông - nồng, cha – ngân - ra D. hoa – xa, gầy – mây – gầy

Câu 4. Cụm từ nào dưới đây không phải là cụm động từ?

A. cõng nắng qua sông B. sinh ra từ nguồn

C. một dải ngân hà D. nảy mầm từ hoa

Câu 5. Câu thơ: “Lúa xanh, xanh mướt đồng xa” sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. Điệp ngữ B. So sánh C. Ẩn dụ D. Nhân hóa

Câu 6. Dòng nào sau đây nêu đúng nghĩa của từ “thăng trầm” trong bài thơ?

A. Nhịp điệu trầm – bổng (cao – thấp) trong câu thơ.

B. Ổn định, hạnh phúc trong cuộc sống.

C. Đáng thương, khổ sở, nhiều niềm đau.

D. Không ổn định, lúc thịnh lúc suy trong cuộc đời.

Câu 7. Trong bài thơ trên, người cha được khắc họa qua những hình ảnh nào?

A. Nước mắt cay nồng, dáng hao gầy.

B. Nước mắt cay nồng, dáng hao gầy, quê nghèo.

C. Dáng hao gầy, quê nghèo, cánh diều.

D. Cánh diều, nước mắt cay nồng, cánh cò.

Câu 8. Dòng nào sau đây nêu chính xác nội dung chính của bài thơ?

A. Tô đậm tình yêu thương của mẹ dành cho con.

B. Thể hiện sự nỗ lực và vươn lên từ cuộc sống nghèo khổ.

C. Nhấn mạnh vào sự bảo vệ, che chở của cha mẹ dành cho con.

D. Ca ngợi tình yêu thương và đức hi sinh của người cha dành cho con.

b. Tự luận

Câu 1. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:

“Cha là một dải ngân hà

Con là giọt nước sinh ra từ nguồn”