Chủ đề:
Ôn thi vào 10Câu hỏi:
“Thánh chửi”, “thánh chém” … không còn là hiện tượng mới lạ trên mạng xã hội. Không chỉ đăng status trên trang cá nhân, mà nhiều người đã ứng dụng công nghệ livestream “truyền hình trực tiếp” để “chém gió phần phật” trước quý vị khán giả. Càng nhiều người thả tim, like, theo dõi, “các thánh” càng phấn khích và không ít người đã có những lời lẽ gây sốc, lệch chuẩn, xúc phạm cá nhân, tổ chức, ... bất chấp mọi quy tắc xã hội, pháp luật. Là một quốc gia có tỷ lệ người dùng mạng internet, tài khoản mạng xã hội cao, chúng ta càng không thể để tồn tại kiểu phát ngôn “văng mạng” trên mạng xã hội.
Mỗi ngày, có rất, rất nhiều những lời nói đẹp, những câu chuyện hay, kết nối những thông điệp nhân văn được các cá nhân dùng mạng xã hội chia sẻ, truyền tải. Nó khiến giữa người với người nhanh hơn, gần gũi hơn. Thế nhưng, cũng trên mạng xã hội, lại có những người dùng trang cá nhân của mình để viết ra những lời lẽ khiến dư luận bất bình.
[..] Điều 8, Luật An ninh mạng quy định những hành vi bị cấm, trong đó nêu rõ: “Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác” ...
Quyền tự do ngôn luận được pháp luật bảo hộ, kể cả trên không gian mạng. Thế nhưng, việc thể hiện quyền này như thế nào cho đúng trên mạng xã hội đòi hỏi mỗi người dùng phải biết và có trách nhiệm tuân thủ. Không ai có quyền xúc phạm người khác trên mạng xã hội và càng không được phép phát ngôn “bạt mạng” trên mạng xã hội.
(Theo Cao Hồng - Không để tồn tại kiểu phát ngôn “văng mạng” trên mạng xã hội - Báo CAND, ngày 15/6/2021)
câu hỏi: chỉ ra thái độ, tình cảm, cảm xúc của người viết với những hiện tượng xấu xí trên các trang mạng xã hội được thể hiện trong đoạn trích