Câu 4: Trong văn nghị luận, để chứng tỏ một ý kiến nào đó là đúng đắn, đáng tin cậy, người viết (nói) cần phải làm gì?
A. Dùng tình cảm, cảm xúc.
B. Dùng nhân chứng, vật chứng.
C. Dùng dẫn chứng và lí lẽ cụ thể, hợp lí.
D. Dùng ngôn ngữ giàu hình ảnh và sinh động, hấp dẫn.
Câu 3: Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” khuyên chúng ta điều gì?
A. Khi đói cần giữ cho quần áo sạch sẽ, thơm tho.
B. Dù hoàn cảnh nào cũng phải giữ phẩm giá cho trong sạch.
C. Khi đói khi no, lúc nào cũng phải giữ gìn quần áo cho sạch sẽ.
D. Khi đói có thể không cần giữ sạch sẽ nữa.
Câu 2: Trong các câu có từ “được” hoặc “bị” sau đây, câu nào là câu bị động ?
A. Tôi thích được đi du lịch cùng gia đình.
B. Thiên nhiên đang bị con người tàn phá nặng nề.
C. Bài kiểm tra Toán vừa rồi Lan được mười điểm.
D. Ông tôi hay bị đau nhức mỗi khi trời trở lạnh.
Em hãy phát biểu cảm nghĩ của em về hai khổ thơ cuối bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.
“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì tình yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ”.
Em hãy phát biểu cảm nghĩ của em về hai khổ thơ cuối bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.
“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì tình yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ”.