Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Lâm Đồng , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 6
Số lượng câu trả lời 67
Điểm GP 4
Điểm SP 24

Người theo dõi (2)

Chi Nguyenphanbao
ngọc hân

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Câu 4:

 Lời dẫn trực tiếp là:"Quân Thanh sang đánh, tôi sắp đem binh ra chống cự. Mưu đánh và giữ, cơ được hay thua, tiên sinh nghĩ như thế nào?"

Chuyển sang lời gián tiếp là :" Quân Thanh sang đánh, vua Quang Trung sắp đem binh ra chống cự.Vua xin ý kiến của Nguyễn Thiếp rằng mưa đánh và giữ, cơ được hay thua"

Câu 5:

-Qua đoạn trích trên , hình ảnh vua Quang Trung hiện lên là một vị vua yêu nước , dũng mãnh, có tài cầm quân

-Tham khảo:

Các tác giả trong nhóm Ngô Gia Văn phái vốn là bề tôi trung thành của nhà Lê nhưng lại xây dựng hình tượng đẹp về người anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ. Trước hết các tác giả có ý thức tôn trọng sự thật lịch sử. Sống giữa những biến động của thời đại các tác giả thấy rõ sự thối nát hèn kém của vua Lê chúa Trịnh , đồng thời cũng không thể phủ nhận được công lao cũng như tài năng của người anh hùng Quang Trung -Nguyễn Huệ. Bên cạnh đó các tác giả là những người tiến bộ, họ đã vượt lên khỏi định kiến giai cấp, vượt ra khỏi chỗ đứng giai cấp để phản ánh về Quang Trung - Nguyễn Huệ. Cuối cùng các tác giả là những người yêu nước, họ tự hào về những chiến công vĩ đại của dân tộc, không thể không nhắc tới Quang Trung, là linh hồn và tổng chỉ huy của cuộc chiến đấu.

Câu 6:

-Truyền thống yêu nước của dân tộc ta là một truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng, là cội nguồn của hàng loạt các giá trị truyền thống khác của dân tộc. Chính truyền thống yêu nước là sức mạnh nội sinh giúp đất nước ta, dân tộc ta vượt qua bao khó khăn, thử thách, chiến thắng thiên tai khắc nghiệt và giặc ngoại xâm, tồn tại và phát triển với đầy đủ bản sắc dân tộc mình.

Câu trả lời:

Quan hệ giữa Việt Nam và các nước ASEAN từ năm 1967 đến nay có những lúc diễn ra phức tạp, có lúc hòa dịu, có lúc căng thẳng tùy theo sự biến động tình hình quốc tế và khu vực:

 

Giai đoạn 1967-1973 Việt Nam hạn chế quan hệ với ASEAN vì đang tiến hành kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Có thời gian Việt Nam đối lập với các nước ASEAN vì Thái Lan, Philippin tham gia khối quân sự SEATO và trở thành đồng minh của Mĩ.

Giai đoạn 1973-1978: Sau hiệp định Pari, nước ta bắt đầu triển khai, đẩy mạnh quan hệ song phương với các nước ASEAN. Đặc biệt sau đại thắng mùa xuân năm 1975 vị trí của Việt Nam trong khu vực và thế giới ngày càng tăng. Tháng 2/1976 Việt Nam tham gia kí kết hiệp ước Bali, quan hệ với ASEAN đã được cải thiện bằng việc thiết lập quan hệ ngoại giao và có những chuyến viếng thăm lẫn nhau.

Giai đoạn 1978-1989: Tháng 12/1978, Việt Nam đưa quân tình nguyện vào Campuchia giúp nhân dân nước này lật đổ chế độ diệt chủng Pônpốt. Một số nước lớn đã can thiệp, kích động làm cho quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN trở lên căng thẳng.

iai đoạn 1989 đến nay: ASEAN đã chuyển từ chính sách đối đầu sang đối thoại, hợp tác với ba nước Đông Dương. Từ khi vấn đề Campuchia được giải quyết, Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại “Muốn làm bạn với tất cả các nước” quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN được cải thiện.

Tháng 7/ 1992 Việt Nam tham gia vào hiệp ước Bali đánh dấu bước phát triển quan trọng trong sự tăng cường hợp tác khu vực vì một “Đông Nam Á hòa bình, ổn định và phát triển”. Sau khi ra nhập ASEAN (28/7/1995) mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật ngày càng được đẩy mạnh.